Lý thuyết Xã hội hóa

Một phần của tài liệu Vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay ( nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 46 - 48)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2. Các lý thuyết sử dụng

1.2.2. Lý thuyết Xã hội hóa

Theo Neil Smelser- nhà xã hội học ngƣời Mỹ: Xã hội hóa là quá trình, mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tƣơng ứng với vai trò của mình để phục

vụ tốt cho việc thực hiện các mô hình hành vi tƣơng ứng với hệ thống vai trò mà cá nhân phải đóng trong cuộc đời mình [29; tr.132].

Theo Fichter- nhà xã hội học ngƣời Mỹ: Xã hội hóa là quá trình tƣơng tác giữa ngƣời này với ngƣời khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và sự thích nghi với các khuôn mẫu [29; tr.132].

Nhà xã hội học ngƣời Nga, G.Andreeva, đã nêu đƣợc cả hai mặt của quá trình xã hội hóa. Một mặt- cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào xã hội; mặt khác cá nhân tái sản xuất một cách chủ động bằng các mối quan hệ thông qua việc học tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các quan hệ xã hội.

Một cách chung nhất, xã hội hoá là quá trình cá nhân học cách để trở thành thành viên của xã hội - một quá trình bắt đầu từ khi con ngƣời sinh ra và kéo dài trong suốt cuộc đời họ. Mỗi cá nhân, mỗi nhóm, mỗi thế hệ hấp thụ và áp dụng các giá trị văn hoá xã hội theo những cách thức riêng và vì vậy xã hội hóa không chỉ làm thay đổi cá nhân mà cũng là quá trình mà qua đó diễn ra những biến đổi xã hội.

Các quan điểm theo các trƣờng phái:

Quan điểm của lý thuyết hành vi:

Lý thuyết hành vi nhấn mạnh vai trò của phần thƣởng và sự trừng phạt trực tiếp trong quá trình xã hội hoá, khi nhận đƣợc những phần thƣởng từ việc thực hiện hành vi nhất định, con ngƣời sẽ có xu hƣớng lặp lại những hành vi đó, ngƣợc lại nếu hành vi nào mang lại cho con ngƣời sự trừng phạt thì họ sẽ không tiếp tục thực hiện chúng.

Quan điểm của lý thuyết khuôn mẫu:

Các tác giả theo lý thuyết này cho rằng hầu hết các kết quả của quá trình xã hội hoá đạt đƣợc là do sự bắt chƣớc của trẻ em đối với hành vi của ngƣời lớn và do đó để có đƣợc quá trình xã hội hoá hoàn chỉnh lý thuyết này nhấn mạnh tầm quan trọng của cái gọi là khuôn mẫu vai trò làm hình mẫu cho sự bắt chƣớc.

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng cách tiếp cận lý thuyết xã hội hóa của ANDREEVA, nghĩa là nhấn mạnh xã hội hóa là quá trình hai mặt. Ở đây vai trò xã hội hóa chính là vai trò của Đoàn Thanh niên trong tổ chức hoạt động giáo dục

văn hóa giao thông cho thanh niên. Xã hội hóa đó là làm cho thanh niên hiểu đƣợc các chuẩn mực ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông để họ có thể học đƣợc các cách ứng xử đó và từ đó tái sản xuất thông qua việc thực hành những kiến thức và hiểu biết của mình trong thực tiễn khi tham gia giao thông, hình thành nên văn hóa giao thông.

Một phần của tài liệu Vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay ( nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)