Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng lối sống văn hóa

Một phần của tài liệu Vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay ( nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 49 - 52)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng lối sống văn hóa

giáo dục văn hóa giao thông thể hiện ở sự chuyển biến về nhận thức của thanh niên, hình thành nên tâm thế hành vi ứng xử của thanh niên trong các tình huống tham gia giao thông và biểu hiện khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, lý thuyết này cũng sẽ góp phần giải thích trong trƣờng hợp có sự khác biệt giữa nhận thức về văn hóa giao thông, thái độ và hành vi tham gia giao thông của thanh niên.

1.3. Các quan điểm của Đảng, Đoàn về giáo dục thanh niên

1.3.1. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên thanh niên

Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm đến việc giáo dục, đào tạo, rèn luyện thế hệ thanh niên nƣớc ta nói chung và quan tâm đến việc xây dựng lối sống cho thanh niên nói riêng. Đảng đánh giá cao vai trò của lực lƣợng thanh niên và công tác thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ BCH Trung ƣơng khoá VII đã xác định: “Thanh niên là lực lƣợng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nƣớc bƣớc vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bƣớc theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa hay khong phần lớn tuỳ thuộc vào lực lƣợng thanh niên, vào việc bồi dƣỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng” [Văn kiện Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng khoá VII, 1993, tr.82.]. Vấn đề đào tạo, giáo dục, bồi dƣỡng thanh niên và vấn đề phát huy lực lƣợng và tiềm năng của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nội dung quan trọng trong công tác thanh niên của Đảng, luôn gắn bó và không tách rời nhau. Đào tạo, giáo dục, bồi dƣỡng thanh niên là để thanh niên đƣợc phát triển toàn diện, trở thành thế hệ con ngƣời mới, có phẩm chất và năng lực thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Những vấn đề về xây dựng lối sống mới, lối sống văn hoá đƣợc đề cập đến trong nhiều văn kiện của Đảng về công tác tƣ tƣởng, văn hoá, về công tác xây dựng Đảng và một số vấn đề khác. Đảng ta cũng đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về thanh niên và công tác thanh niên. Trong các văn kiện này cũng đã đề cập khá nhiều đến các vấn đề về giáo dục lý tƣởng, lẽ sống, giáo dục đạo đức, xây dựng nếp sống văn hoá cho thanh niên. Từ năm 1965, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc nƣớc ta, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã ra Chỉ thị về tăng cƣờng công tác thanh niên, trong đó đã nêu rõ phải xây dựng nếp sống thời chiến cho thanh niên để đáp ứng yêu cầu của sản xuất, chiến đấu bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam. Đặc biệt trong giai đoan hiện nay vấn đề xây dựng lối sống cho thanh niên đƣợc đề cập khá nhiều trong Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 4 (khoá VII) về công tác thanh niên, Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ƣơng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc đã nhấn mạnh quan điểm đƣa lên hàng đầu đó là: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nƣớc. Văn hóa phải đƣợc đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”; một trong những mục tiêu cụ thể hƣớng tới đó là: “Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con ngƣời Việt Nam, tạo môi trƣờng và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nƣớc, tự hào dân tộc, lƣơng tâm, trách nhiệm của mỗi ngƣời với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nƣớc.”

Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng khoá VII đã chỉ rõ: “Đào tạo, giáo dục, bồi dƣỡng và tạo mọi điều kiện cho thanh niên phấn đấu để hình thành một thế hệ con ngƣời mới có lý tƣởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, có sức khoẻ và lao động giỏi, sống có văn hoá và tình nghĩa, giàu lòng yêu nƣớc và tinh thần quốc tế chân chính. Cổ vũ thanh niên Việt Nam nuôi dƣỡng hoài bão lớn, tự cƣờng dân tộc, năng động, sáng tạo, làm chủ đƣợc khoa học và công

nghệ mới, vƣơn lên ngang tầm thời đại, sánh vai cùng thanh niên các nƣớc trên thế giới” [Văn kiện Hội nghị lần thứ tƣ, Ban Chấp hành trung ƣơng khóa VII, tr.83].

Đại hội Đảng IX đã xác định: “Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dƣỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, tr.126].

Nghị quyết số 25 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, khóa X đã xác định mục tiêu chung về phát triển thanh niên: “Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước…”

Xuất phát tính cấp thiết từ thực tiễn về công tác giáo dục thanh niên, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã ban hành Chỉ thị 42 “Về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tƣởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030”. Nội dung của Chỉ thị đã nhấn mạnh cần phải: Nhận thức đúng, đầy đủ tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác giáo dục lý tƣởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ, từ đó xác định trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và toàn xã hội đối với công tác này; Xây dựng môi trƣờng lành mạnh, tạo điều kiện để thế hệ trẻ học tập, rèn luyện, phấn đấu, trƣởng thành; Đổi mới nội dung, phƣơng thức, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức của thanh thiếu nhi.

Qua các văn kiện nêu trên, có thể thấy Đảng ta luôn chú trọng chăm lo đào tạo, giáo dục, bồi dƣỡng thế hệ thanh niên trở thành những con ngƣời mới và có thể rút ra các vấn đề cần quan tâm trong việc xây dựng lối sống văn hoá cho thanh niên nhƣ sau:

Giáo dục, bồi dƣỡng cho thanh niên có lý tƣởng sống cao đẹp, có lẽ sống mình vì mọi ngƣời, mọi ngƣời vì mình, phấn đấu vì dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Có hoài bão lớn, ý chí tự lực, tự cƣờng, vƣơn lên lập thân, lập nghiệp, góp phần xứng đáng thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Có tinh thần cảnh giác cách mạng, xung kích bảo vệ Tổ quốc.

Giáo dục để thanh niên thấm nhuần các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, các truyền thống cách mạng, tôn trọng và giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc. Hình thành hệ thống giá trị đúng đắn cho thanh niên; rèn luyện đạo đức cách mạng.

Xây dựng lối sống văn hoá cho thanh niên trong các lĩnh vực học tập, lao động, bảo vệ Tổ quốc, trong đời sống hàng ngày. Tuyên truyền, giáo dục, đấu tranh chống các hiện tƣợng lệch lạc trong lối sống, chống tệ nạn xã hội trong thanh niên.

Xây dựng lối sống văn hoá cho thanh niên gắn chặt chẽ với xây dựng môi trƣờng văn hoá và con ngƣời Việt Nam mới.

Xây dựng lối sống cho thanh niên là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, gia đình và mỗi thanh niên phải thƣờng xuyên rèn luyện, hình thành lối sống, nếp sống văn hoá cho bản thân.

Một phần của tài liệu Vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay ( nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)