Văn hóa giao thông

Một phần của tài liệu Vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay ( nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 36 - 40)

9. Cấu trúc của luận văn

1.1. Khái niệm công cụ

1.1.3. Văn hóa giao thông

Từ "văn hóa" có nhiều nghĩa, nó đƣợc dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm khác nhau. Tuy đƣợc dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhƣng suy cho cùng, khái niệm văn hóa bao giờ cũng có thể quy về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp, văn hóa đƣợc giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian; theo nghĩa rộng, văn hóa thƣờng đƣợc xem là bao gồm tất cả những gì do con ngƣời sáng tạo ra.

Theo định nghĩa của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm, tính cách của một xã hội hay một ngƣời trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chƣơng, những lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ thống giá trị, tập tục và tín ngƣỡng. Văn hóa đem lại cho ngƣời khả năng suy xét về bản thân. Chính nhờ văn hóa mà con ngƣời tự thể hiện, tự ý thức đƣợc bản thân, tự biết mình là một phƣơng án chƣa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới mẻ, những công trình vƣợt trội bản thân”.

Văn hóa là một khái niệm đƣợc chỉ ra bởi một loại mô hình, hình ảnh, biểu trƣng mà các thành viên của xã hội thể hiện thông qua nhận thức, hành động và các mối quan hệ xã hội trong hoạt động sống của mình. Những mô hình, hình ảnh, biểu trƣng này đƣợc nảy sinh từ những ƣớc vọng, hệ giá trị, chuẩn mực xã hội hay nói

cách khác là từ mối liên hệ mật thiết và qua lại giữa những biểu hiện vật chất và những khía cạnh phi vật chất của xã hội.

Văn hoá giao thông là một biểu hiện cụ thể của khái niệm văn hoá nói chung. Do vậy nó cũng phải đƣợc nhìn nhận ở khía cạnh vật thể và phi vật thể, ở việc thể hiện trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc... Văn hoá giao thông là một khái niệm mới với nhiều cách hiểu khác nhau.

Theo Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia: “Văn hoá giao thông đƣợc biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của ngƣời tham gia giao thông. Xây dựng văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cƣ xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông nhƣ một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con ngƣời khi tham gia giao thông”.

Theo Đặng Cảnh Khanh: Văn hoá giao thông cần đƣợc hiểu là: sự ứng xử một cách có ý thức và có trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội khi tham gia giao thông hoặc tham gia vào những hoạt động có liên quan đến giao thông để tạo lập nên một môi trƣờng giao thông an toàn, văn minh, thân thiện và hiệu quả”.

Khái niệm của Đặng Cảnh Khanh nhấn mạnh đến sự ứng xử một cách có ý thức và có trách nhiệm của mọi ngƣời trên bình diện xã hội chứ không phải chỉ nói đến ý thức tự giác của ngƣời trực tiếp tham gia giao thông. Khái niệm này phản ánh đƣợc tính tự giác mang tính cá nhân và tính xã hội mang tính cộng đồng, đó là hai yêu cầu cơ bản tạo nên hành vi ứng xử có văn hoá của ngƣời tham gia giao thông.

Văn hoá giao thông là văn hoá của ngƣời trực tiếp tham gia giao thông và văn hoá của các thành viên khác trong xã hội có tác động, ảnh hƣởng đến quá trình hình thành văn hoá giao thông nhƣ: Nhà làm luật giao thông; cơ quan quy hoạch giao thông; cảnh sát giao thông; thanh tra giao thông; ban quản lý các khu công nghiệp, khu đô thị, khu chế xuất; ban quản lý chợ, công trình xây dựng; trung tâm đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe, trung tâm đăng kiểm phƣơng tiện... Đây là khía cạnh phi vật thể của văn hoá giao thông. Khía cạnh vật thể của văn hoá giao thông là hệ thống cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng sá, cầu cống, hệ thống đèn chiếu sáng, biển báo... [15].

Nhƣ vậy có thể nói, thứ nhất là văn hóa giao thông bao gồm tổng hợp một hệ thống các văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh toàn bộ các mối quan hệ trong hoạt động giao thông vận tải góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông; thứ hai, văn hóa giao thông là sự nhận thức và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về TTATGT của tất cả các thành viên trong cộng đồng; thứ ba, văn hóa giao thông là thái độ ứng xử của các thành viên trong cộng đồng khi tham gia giao thông. Thái độ ứng xử của các thành viên bao gồm: các cá nhân tham gia giao thông trên đƣờng, chủ phƣơng tiện, chủ doanh nghiệp, ngƣời điều khiển phƣơng tiện (lái xe), các công chức thuộc các cơ quan công quyền của nhà nƣớc đối với các hành vi của các tổ chức, cá nhân khi tham gia giao thông đặc biệt là các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về TTATGT.

Văn hóa giao thông bao gồm văn hóa của ngƣời tham gia giao thông, văn hóa của những ngƣời quản lý, hoạch định giao thông. Trong những yếu tố trên đây thì ngƣời trực tiếp tham gia giao thông đóng một vai trò quan trọng tạo nên văn hoá giao thông. Văn hoá của ngƣời trực tiếp tham gia giao thông biểu hiện cụ thể nhƣ: trƣớc tiênlà phải hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật giao thông; hai làphải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông, khi lƣu thông trên đƣờng phải biết không chỉ vì lợi ích bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những ngƣời khác, gặp trƣờng hợp ngƣời bị nạn cần giúp đỡ kịp thời;ba làcƣ xử có văn hoá khi lƣu thông trên đƣờng nhƣ tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ƣu tiên cho ngƣời già, trẻ nhỏ, ngƣời tàn tật, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va chạm giao thông.

Theo Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia, Văn hóa giao thông đƣợc cụ thể hóa với nhiều tiêu chí nhƣng cốt lõi vẫn là sự hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành pháp luật về giao thông ở mức độ cao hơn. Theo Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia, trong văn hoá giao thông có ba tiêu chí:

(1) Hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông;

(2) Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhƣờng nhịn và giúp đỡ ngƣời khác;

(3) Có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thƣợng tôn pháp luật.

Theo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nội dung văn hóa giao thông gồm 9 tiêu chí chung và 5 tiêu chí riêng cho một số đối tƣợng cụ thể. Các tiêu chí này đã đƣợc cụ thể hóa dựa trên cơ sở tiêu chí của Ủy ban ATGT Quốc gia đề ra, đƣợc nhìn nhận ở nhiều phía từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc đến ngƣời tham gia giao thông, cƣ dân sinh sống ven đƣờng giao thông, quy định những ứng xử cụ thể đối với lực lƣợng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự giao thông, cụ thể là:

Tiêu chí chung: Tự giác chấp hành pháp luật về giao thông; Thực hiện nghiêm nhiệm vụ, tác phong chuẩn mực, văn minh; Tôn trọng, nhƣờng nhịn, giúp đỡ mọi ngƣời khi tham gia giao thông; Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông; Đi đúng làn đƣờng, phần đƣờng quy định; Không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép; Tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm TTATGT; Tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực, an toàn; Có ý thức văn hoá xây dựng môi trƣờng giao thông thân thiện, an toàn.

Đối với ngƣời tham gia giao thông: Không vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an toàn giao thông. Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu đƣờng bộ, đi đúng phần đƣờng, làn đƣờng quy định; không sử dụng rƣợu, bia trƣớc khi điều khiển phƣơng tiện tham gia giao thông, không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định. Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao thông. Duy trì phƣơng tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp. Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn giao thông. Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông. Tận tình giúp đỡ ngƣời bị nạn, ngƣời già, ngƣời khuyết tật, trẻ em, ngƣời có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông. Tuyên truyền, vận động ngƣời tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, văn hóa giao thông đƣợc đo thông qua các chỉ báo về: mức độ hiểu biết Luật Giao thông đƣờng bộ, các chuẩn mực ứng xử khi tham gia giao thông; tâm thế hành vi ứng xử của thanh niên khi tham gia giao

thông. Cách tiếp cận về các tiêu chí thực hiện văn hóa giao thông của đề tài căn cứ vào các tiêu chí do Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đề xuất.

Một phần của tài liệu Vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay ( nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)