Nhận thức, thái độ, hành vi

Một phần của tài liệu Vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay ( nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 42 - 43)

9. Cấu trúc của luận văn

1.1. Khái niệm công cụ

1.1.6. Nhận thức, thái độ, hành vi

* Nhận thức: Theo Từ điển Tiếng Việt: “Nhận thức là quá trình hay kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào tư duy, quá trình con người nhận biết thế giới khách quan trên kết quả nghiên cứu đó. Tức là nhận thức là nhận ra, biết được và hiểu được”.

* Thái độ: Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, "thái độ" đƣợc định nghĩa theo 2 cách:

Thứ nhất, thái độ là tổng thể nói chung của những biểu hiện ra bên ngoài (nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc đối với sự việc nào đó. Thứ hai, thái độ là cách nhìn, cách nghĩ và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình”.

Trong mọi quan hệ xã hội, con người bao giờ cũng biểu hiện thái độ của mình, hiển thức hay vô thức, ngấm ngầm hay công khai. Là nền tảng ứng xử cá nhân của các cá nhân, một hoạt động tâm lý của cá nhân bao hàm sự lý giải và biển đổi khuôn mẫu xã hội qua kinh nghiệm cá nhân”.

Theo Từ điển Xã hội học của Nguyễn Khắc Viện (1994) [64]: Trong mọi quan hệ xã hội, con ngƣời bao giờ cũng biểu hiện thái độ của mình, hữu thức hoặc vô thức. Thái độ là nền tảng ứng xử xã hội của cá nhân, là một hoạt động tâm lý của cá nhân bao hàm sự lý giải và biến đổi các khuôn mẫu xã hội qua kinh nghiệm của cá nhân. Có các yếu tố hợp thành xã hội:

-Một biến số nằm ở chiều sâu, không thể quan sát đƣợc

-Một sự chuẩn bị hành vi, bền vững hơn và có tính chất chung -Một sự lƣỡng phân về cảm xúc

* Hành vi: Theo Từ điển tiếng Việt, "Hành vi là toàn bộ nói chung những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một người trong hoàn cảnh cụ thể nhất định".

Theo quan điểm của các nhà Xã hội học, “hành vi” của các cá nhân tuyệt nhiên không phải là một sản phẩm của sự “tuỳ tiện” hay một sự tự do tuyệt đối. Nó

bao giờ cũng phát triển trong một hệ thống cƣỡng chế ít nhiều ảnh hƣởng tới hành vi của mỗi cá nhân. Nó không phải hoàn toàn do các cơ cấu xã hội khách quan quy định. Nó là hành vi cá nhân diễn ra trong quá trình xã hội hoá nhƣng không phải là hệ quả máy móc của quá trình xã hội hoá. Nó còn dựa vào những ý định và động cơ của chủ thể hành vi, cũng nhƣ vào phƣơng tiện hành vi của chủ thể. Hay nói cách khác, hành vi vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Muốn tìm hiểu hành vi cần đặt nó trong mối quan hệ chặt chẽ giữa cá nhân và xã hội.

Trong phạm vi đề tài, nhận thức của thanh niên đƣợc đo thông qua mức độ hiểu biết về văn hóa giao thông của thanh niên, về ý nghĩa của hoạt động giáo dục văn hóa giao thông đối với thanh niên, về các chuẩn mực thực hiện ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Chiều cạnh thái độ đƣợc đo thông qua phản ứng của thanh niên trong các tình huống giả định khi tham gia giao thông, ý thức tham gia của thanh niên vào các hoạt động giáo dục văn hóa giao thông. Hành vi tham gia giao thông đƣợc đo qua đánh giá về các biểu hiện khi khi tham gia giao thông của thanh niên và mức độ thực hiện các tiêu chí văn hóa khi tham gia giao thông.

Một phần của tài liệu Vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay ( nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)