Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay ( nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 25 - 30)

7.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Nghiên cứu này kết hợp phƣơng pháp thu thập thông tin định tính và định lƣợng. Các dữ liệu định tính góp phần củng cố kết quả nghiên cứu từ dữ liệu định lƣợng [Creswell & Plano Clark, 2007] [73; p.14]. Việc kết hợp phƣơng pháp phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc hiểu đó là tiến hành các bƣớc thu thập dữ liệu định tính và dữ liệu định lƣợng [Creswell, 2009] [73; p.18], đồng thời tích hợp cả hai kiểu dữ liệu này để phân tích. Ngoài ra, việc kết hợp thu thập dữ liệu định tính và

định lƣợng đƣợc thiết kế trong các câu hỏi đóng, câu hỏi mở và loại câu hỏi kết hợp trong bảng hỏi khảo sát [Creswell, 2009] [73; p.17].

Với phƣơng pháp thu thập thông tin định tính, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu để tìm hiểu các quan điểm của Đảng về vai trò của Đoàn trong công tác giáo dục thanh niên, các quan điểm, định hƣớng, chƣơng trình của Đoàn trong giáo dục thanh niên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng dùng phƣơng pháp phỏng vấn sâu với một số thanh niên đã tham gia hoạt động giáo dục văn hóa giao thông và chƣa tham gia hoạt động này để bƣớc đầu tìm hiểu xem có sự khác biệt hay không về nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử khi tham gia giao thông giữa hai nhóm thanh niên này.

Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc bằng phƣơng pháp định tính, chúng tôi tiến hành xây dựng bộ công cụ đo. Các câu hỏi đƣợc thiết kế dƣới dạng câu hỏi hỏi đóng và câu hỏi kết hợp, trong đó có những câu chung dành cho hai nhóm đối tƣợng thanh niên, có nhóm câu chỉ dành cho nhóm thanh niên đã tham gia hoạt động giáo dục VHGT đánh giá. Sau khi tiến hành khảo sát, chúng tôi phân tích thông tin thu thập để viết báo cáo.

7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

7.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiếp cận và phân tích các tài liệu trong đó bao gồm các văn bản chỉ đạo, nghị quyết của Đảng, Đoàn về nội dung giáo dục lối sống cho thanh niên, trong đó có những nội dung trực tiếp liên quan đến giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên; các công trình nghiên cứu về vai trò của Đoàn trong giáo dục thanh niên, nghiên cứu về hoạt động giáo dục thanh niên của Đoàn; các báo cáo về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hàng năm của Trung ƣơng Đoàn, Thành đoàn Hà Nội, Quận đoàn Hai Bà Trƣng và Đoàn phƣờng Cầu Dền; báo cáo liên quan đến đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân phƣờng Cầu Dền; tài liệu của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia về thực hiện văn hóa giao thông… Các tài liệu thu thập đƣợc sử dụng để tổng quan vấn đề nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận của nghiên cứu, đƣợc trình bày chủ yếu ở Chƣơng 1 và các mục 2.1, 2.2, 2.3 trong Chƣơng 2 của đề tài.

7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

Phƣơng pháp phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện trên 03 nhóm đối tƣợng: cán bộ Đoàn trực tiếp tham gia tổ chức hoạt động giáo dục VHGT cho thanh niên; thanh niên tham gia hoạt động giáo dục VHGT tại phƣờng và thanh niên không tham gia hoạt động này. Chúng tôi đã phỏng vấn 06 trƣờng hợp trong đó bao gồm: 02 cán bộ Đoàn trực tiếp tham gia vào việc triển khai, tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa giao thông tại Đoàn phƣờng; 02 thanh niên sinh hoạt Đoàn tại phƣờng và 02 thanh niên cƣ trú tại phƣờng nhƣng không thuộc diện Đoàn phƣờng quản lý. Nội dung chủ yếu phỏng vấn sâu các đối tƣợng nhƣ sau:

Đối với cán bộ Đoàn: Tìm hiểu về thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục VHGT; đánh giá về những kết quả đạt đƣợc và những khó khăn trong việc triển khai hoạt động.

Đối với thanh niên đã tham gia hoạt động: Tìm hiểu về sự tham gia của thanh niên; nhận thức của thanh niên về VHGT; thái độ và hành vi tham gia giao thông của thanh niên; thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục VHGT tại phƣờng; đánh giá vai trò của Đoàn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục VHGT cho thanh niên, mong muốn, kỳ vọng đối với việc tổ chức hoạt động giáo dục VHGT.

Đối với thanh niên chƣa tham gia hoạt động: Tìm hiểu lý do không tham gia; nhận thức về VHGT; thái độ và hành vi tham gia giao thông; mong muốn, kỳ vọng đối với việc tổ chức hoạt động giáo dục VHGT.

7.2.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến

Trƣng cầu ý kiến bằng bảng hỏi với 200 thanh niên cƣ trú tại phƣờng trong khoảng thời gian từ cuối tháng 8/2015 đến tháng 10/2015. Do không thể tập trung số lƣợng lớn thanh niên vào cùng một thời điểm nên việc phát bảng hỏi đƣợc tiến hành ở nhiều thời điểm khác nhau trên hai nhóm đối tƣợng thanh niên dƣới hình thức tập hợp thanh niên và phát bảng hỏi đến từng ngƣời, trả lời trực tiếp thông tin vào bảng hỏi rồi thu lại. Việc tập hợp thanh niên đƣợc thực hiện dƣới sự giúp đỡ của cán bộ đoàn phƣờng. Kết thúc mỗi buổi khảo sát, bảng hỏi đều đƣợc thống kê lại về số lƣợng và nhóm đối tƣợng thanh niên, sau đó tiếp tục bổ sung thêm các đối tƣợng cho đủ với số lƣợng mẫu lựa chọn là 200 ngƣời. Do phần lớn đối tƣợng thanh

niên do Đoàn phƣờng quản lý đều tham gia các hoạt động giáo dục VHGT của phƣờng nên số lƣợng thanh niên không tham gia hoạt động này, ngoài đối tƣợng trực tiếp do Đoàn phƣờng quản lý, có thể tập hợp đƣợc, việc tiếp cận các đối tƣợng không tham gia hoạt động tại phƣờng đƣợc thực hiện thông qua các bí thƣ chi đoàn khu dân cƣ, nhờ họ phối hợp phát bảng hỏi đến các đối tƣợng này.

Bảng hỏi đƣợc thiết kế bao gồm các nội dung chính gồm:

(1)Mô tả thực trạng công tác giáo dục VHGT của Đoàn phƣờng

(2)Nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên khi tham gia giao thông (3)Đánh giá của thanh niên về vai trò của Đoàn trong giáo dục VHGT (4)Những kỳ vọng của thanh niên về hoạt động giáo dục VHGT

Thông tin thu đƣợc từ phiếu trƣng cầu ý kiến đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.

Về cách thức phân tích thông tin: Đối với các câu hỏi xây dựng theo thang Likert 3-5 bậc mức độ, ngoài giá trị % tần suất của mỗi biểu hiện theo các bậc của thang đo, tác giả đánh giá xu hƣớng của các biểu hiện thông qua giá trị trung bình của thang đo (𝑋 ). Giá trị khoảng cách của thang đo đƣợc tính bằng công thức sau:

Giá trị khoảng cách = (Giá trị lớn nhất – Giá trị nhỏ nhất)/n

Nhƣ vậy, đối với thang đo 3 mức độ, giá trị khoảng cách bằng 0,67; đối với thang đo 5 mức độ, giá trị khoảng cách bằng 0,8. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng trong nghiên cứu này đƣợc quy ƣớc nhƣ sau:

Đối với thang đo Likert 3 bậc: 1,00 - 1,67: không bao giờ; 1,68 - 2,34: thỉnh thoảng; 2,35 – 3,00: thƣờng xuyên.

Đối với thang đo Likert 5 bậc:

Giá trị

trung bình Ý nghĩa từng khoảng

1,00 - 1,80 chƣa bao giờ/ kém/ hoàn toàn không cần thiết/ không hiệu quả/ rất không đồng ý

1,81 - 2,60 hiếm khi/ chƣa tốt/ không cần thiết/ ít hiệu quả/ không đồng ý 2,61 - 3,40 khá thƣờng xuyên/ bình thƣờng/ băn khoăn

3,41 - 4,20 thƣờng xuyên/ tốt / cần thiết/ hiệu quả/ đồng ý

Trong báo cáo cũng trình bày các phép toán kiểm định mối quan hệ giữa hai biến định tính (kiểm định Chi-bình phƣơng) và kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể độc lập (kiểm định Independent samples T-test) giữa nhóm thanh niên đã tham gia hoạt động giáo dục VHGT và nhóm thanh niên chƣa tham gia hoạt động này. Mức độ tin cậy ở các kiểm định này là 95% (α = 0,05).

7.3. Mẫu nghiên cứu

7.3.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản căn cứ trên danh sách quản lý đoàn viên chính thức của Đoàn phƣờng. Để thực hiện việc so sánh đối chứng, chúng tôi tiến hành chọn 2 nhóm thanh niên, một là nhóm thanh niên thuộc diện sinh hoạt Đoàn chính thức tại phƣờng, có tham gia hoạt động giáo dục VHGT của Đoàn; hai là nhóm thanh niên cƣ trú trên địa bàn phƣờng nhƣng chƣa tham gia sinh hoạt Đoàn hoặc chƣa tham gia hoạt động giáo dục VHGT của Đoàn. Tổng số đơn vị mẫu lựa chọn là 200 đơn vị, chia đều cho cả hai nhóm đối tƣợng thanh niên.

Căn cứ số lƣợng đoàn viên thanh niên do Đoàn phƣờng cung cấp tại thời điểm khảo sát vào tháng 9/2015 là 139 đoàn viên thanh niên, chúng tôi tiến hành lựa chọn 100 đoàn viên thanh niên để khảo sát, đảm bảo đúng đối tƣợng đã tham gia hoạt động giáo dục VHGT tại phƣờng. Để đảm bảo so sánh ngang bằng về số lƣợng, chúng tôi tiếp tục lựa chọn 100 thanh niên cƣ trú trên địa bàn phƣờng nhƣng chƣa tham gia hoạt động giáo dục VHGT tại phƣờng. Nhóm này rất đa dạng bao gồm học sinh chƣa vào Đoàn, sinh viên, ngƣời đi làm,…có thể đã từng tham gia hoặc chƣa từng tham gia các hoạt động tại Đoàn phƣờng nhƣng chƣa tham gia hoạt động giáo dục VHGT. Việc tiếp cận các đối tƣợng thanh niên đƣợc thực hiện dƣới sự giúp đỡ của cán bộ Đoàn phƣờng và các đồng chí phụ trách các chi đoàn khu dân cƣ trên địa bàn phƣờng, đảm bảo đúng đối tƣợng và đủ số lƣợng mẫu khảo sát.

7.3.2. Giới thiệu mẫu nghiên cứu

Đề tài khảo sát 200 đơn vị mẫu với đặc điểm mẫu nghiên cứu nhƣ sau:

Đặc điểm mẫu khảo sát Số lƣợng Tỉ lệ

* Về đối tƣợng tham gia hoạt động giáo dục VHGT:

 Thanh niên đã từng tham gia

 Thanh niên chƣa từng tham gia

100 100

50,0% 50,0%

* Về giới tính:  Nam  Nữ 76 124 38,0% 62,0% * Về nghề nghiệp:  Công chức, viên chức  Học sinh  Sinh viên  Công nhân  Nhân viên  Lao động tự do 22 91 36 5 25 21 11,0% 45,5% 18,0% 2,5% 12,5% 10,5%

* Về độ tuổi trung bình mẫu khảo sát 19,94

Một phần của tài liệu Vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay ( nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 25 - 30)