9. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Quan điểm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X nêu rõ một trong các phƣơng hƣớng của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2012- 2017 đó là: “Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cách mạng, truyền thống, lịch sử dân tộc, văn hoá, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu nhi. Xác định nội dung xuyên suốt trong công tác giáo dục của Đoàn là bồi đắp lý tưởng, ước mơ, hoài bão, niềm tin, khát vọng cao đẹp của thanh niên đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới; góp phần hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế thừa trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, “vừa hồng, vừa chuyên” theo tư tưởng của Bác Hồ”. Cụ thể hóa tƣ tƣởng đó, Đại hội đã xác định Đề án “Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay” là một trong mƣời chƣơng trình, đề án quan trọng đƣợc triển khai trong nhiệm kỳ cần đƣợc tập trung tổ chức thực hiện, đạt đƣợc những kết quả cụ thể.
Xuất phát từ những diễn biến phức tạp của sai lệch xã hội trong thanh niên đặc biệt từ sau thời kỳ đổi mới đến nay, Đại hội lần thứ X của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã đề ra những nội dung và giải pháp lớn trong đó tăng cƣờng công tác giáo dục lý tƣởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Theo đó, nội dung giáo dục lý tƣởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên phải đảm bảo hƣớng đến các chuẩn mực xây dựng con ngƣời Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nhấn mạnh đến các nội dung: Giáo dục lý tưởng cách mạng: Giáo dục đạo đức; Giáo dục giá trị sống; Giáo dục ý thức pháp luật; và Giáo dục kỹ năng xã hội (Trích theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VIII) và kết luận của Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ƣơng (khóa IX)).
Về hoạt động thực tiễn, trong những năm qua,Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã ký nhiều nghị quyết liên tịch với các ngành nhằm tăng cƣờng cơ chế phối hợp trong phổ biến giáo dục pháp luật nhƣ: ký kết với Bộ Tƣ pháp Nghị quyết liên tịch số 04/NQLT về việc tăng cƣờng giáo dục pháp luật trong đoàn viên, thanh niên; hai ngành đã có Kế hoạch liên tịch số 1383/KHLT về tăng cƣờng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trong thanh niên theo tinh thần Nghị quyết liên tịch số 04; Nghị quyết liên tịch số 12/2008/NQLT – BGDĐT – TWĐTN ngày 28/3/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về tăng cƣờng công tác giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong nhà trƣờng trong giai đoạn 2008 – 2012. Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Công an ký kết Nghị quyết liên tịch giữa hai ngành về “Phối hợp hành động phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên” giai đoạn 2010 – 2015. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn đƣợc chỉ đạo thông qua các chƣơng trình công tác hàng năm của BCH Trung ƣơng Đoàn lồng ghép thực hiện các nghị quyết liên tịch với bộ, ngành nhƣ: Bộ Công an, Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung ƣơng Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quân chủng Hải Quân, Bộ tƣ lệnh Biên Phòng…
nhiều chƣơng trình, đề án tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội của Chính phủ nhƣ: Đề án “Xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành luật trong cộng đồng dân cƣ” (Đề án 02 – 212) của Chính phủ do Trung ƣơng Mặt trận tổ quốc Việt Nam chủ trì; Đề án “Chỉ đạo các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay” do Bộ Tƣ pháp chủ trì. Trung ƣơng Đoàn đã triển khai nghiên cứu và hoàn thành một số đề tài cấp bộ về pháp luật: “Đánh giá thực trạng, xác định nội dung hình thức và biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho TTN”;“Tình hình vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội trong TTN”; “Tổ chức và hoạt động mô hình đội thanh niên xung kích an ninh ở cơ sở”. Phối hợp với Bộ Tƣ pháp tổ chức hội thảo “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với công tác truyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật”; tọa đàm “Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên nông thôn trong tình hình mới”; hội thảo “Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên công nhân trong tình hình mới”; thành lập và đƣa vào hoạt động Trung tâm Trợ giúp pháp lý thanh niên thuộc Trung ƣơng Đoàn. Nhằm tăng cƣờng kiến thức phổ biến giáo dục pháp luật, trong thời gian qua các cấp bộ Đoàn đã tổ chức nhiều lớp chuyên đề về pháp luật, ngoài ra thông qua các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ của Đoàn lồng ghép với các nội dung về kỹ năng, phƣơng pháp tuyên truyền giáo dục pháp luật cho cán bộ Đoàn từ cơ sở đến tỉnh, thành.
Thời gian qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp luôn coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi và tổ chức các hoạt động tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông, cấp phát tài liệu, tổ chức các cụm pa nô tuyên truyền, tổ chức đội hình thanh niên tuyên truyền về ATGT, tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, ngày hội
“Thanh niên với văn hóa giao thông”. Đặc biệt từ năm 2008, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đoàn đã phát động và triển khai trong toàn thể đoàn viên và thanh thiếu nhi cả nƣớc cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông” nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về thái độ và hành vi tham gia giao thông của thanh thiếu nhi. Trung ƣơng Đoàn đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội thi tuyên truyền; tuyên dƣơng các gƣơng điển hình tình nguyện trong công tác giữ gìn trật tự
an toàn giao thông, tuyên dƣơng các chiến sỹ Cảnh sát giao thông tiêu biểu, bình chọn những “đại sứ” tiêu biểu nói chuyện về “Văn hóa giao thông”, in ấn và phát hành tài liệu hƣớng dẫn kỹ năng tuyên truyền; trang bị kiến thức và ý thức chấp hành các quy định về đảm bảo TTATGT cho đông đảo đoàn viên, thanh thiếu niên nhƣ: Biên tập và phát hành đĩa DVD “Một ngày ở Bệnh viện Chợ Rẫy”, “Đội tuyên truyền thanh niên về an toàn giao thông”, "Cẩm nang công tác an toàn giao thông", “Kịch bản truyền thông về an toàn giao thông”, “Thanh niên gương mẫu đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy”, “Đội tuyên truyền thanh niên về an toàn giao thông”, “ATGT vì hạnh phúc của bạn” và “Hành trình khó quên”.
Các mô hình, các hoạt động của tuổi trẻ tham gia giữ gìn TTATGT đã thu hút đông đảo sự tham gia của thanh thiếu nhi, tạo ra nội dung, hình thức hoạt động mới của các cấp bộ Đoàn, thể hiện vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trƣớc vấn đề bức xúc của cộng đồng. Các đội hình thanh niên tình nguyện giữ gìn TTATGT đƣợc xây dựng và ngày càng đi vào hoạt động ổn định, có hiệu quả. Các đội hình thanh niên tình nguyện gắn với các mô hình nhƣ: “Cổng trường Xanh - Sạch - Đẹp, trật tự an toàn giao thông”, “Em yêu đường sắt quê em”, “Điểm giao cắt đường bộ, đường sắt an toàn”, “Bến đò ngang an toàn”... đã phát huy hiệu quả trong tham gia phân luồng giao thông, hƣớng dẫn giao thông, tham gia giải toả các điểm ùn tắc giao thông.
Giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên tiếp tục là một trong những nội dung đƣợc Đoàn quan tâm trong nhiệm kỳ X. Đoàn đã chủ động xây dựng đề án “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2012 – 2017” và đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 2051/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 với mục tiêu chung là: “Nâng cao hiểu biết, tạo ý thức tự giác chấp hành pháp luật, xây dựng nét văn hoá trong thanh thiếu nhi khi tham gia giao thông. Phát huy vai trò xung kích của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và thanh niên Việt Nam trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhằm góp phần giảm số vụ, số ngƣời chết và số ngƣời bị thƣơng do tai nạn giao thông.” Để thực hiện Đề án, Đoàn Thanh niên cũng đã chủ động các nội dung nhƣ: xây dựng Kế hoạch triển khai và chỉ đạo các tỉnh, thành Đoàn xây dựng kế hoạch
cụ thể hóa; tổ chức ra quân thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; chỉ đạo các cấp bộ Đoàn đƣa các hoạt động tuyên truyền và tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông vào chƣơng trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên; Phát động cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông”, hƣớng dẫn tổ chức ngày hội “Thanh niên với văn hóa giao thông”. Tăng cƣờng chỉ đạo điểm, tổ chức hoạt động tạo mẫu cho các địa phƣơng, đơn vị thực hiện; kết hợp kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, tuyên dƣơng khen thƣởng các tập thể và cá nhân điển hình; Chỉ đạo các cơ quan báo chí của Trung ƣơng Đoàn tăng cƣờng tuyên truyền về an toàn giao thông, nêu gƣơng các mô hình, cá nhân tiêu biểu trong tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông. Tổ chức in ấn áp phích, tờ rơi tuyên truyền về Nghị quyết và trật tự an toàn giao thông cho cơ sở.
Nhƣ vậy, có thể thấy giáo dục lối sống văn hóa cho thanh niên là một trong những nội dung đƣợc Đảng, Đoàn quan tâm chỉ đạo. Trong nội dung giáo dục lối sống văn hóa cho thanh niên, một trong những nội dung quan trọng đƣợc Đoàn Thanh niên tập trung triển khai trong nhiệm kỳ Đại hội X (2012-2017) đó chính là hoạt động giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên. Đây là cơ sở thực tiễn để triển khai nghiên cứu nội dung này.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA GIAO THÔNG TẠI PHƢỜNG CẦU DỀN VÀ NHẬN THỨC CỦA THANH NIÊN VỀ
VĂN HÓA GIAO THÔNG 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
* Về đặc điểm kinh tế - xã hội:
Phƣờng Cầu Dền nằm ở phía nam Quận Hai Bà Trƣng với bốn tuyến phố chính là: Bạch Mai, Đại Cồ Việt, Lê Thanh Nghị và Trần Khát Chân. Tổng diện tích của phƣờng là 0,18 km2 với hơn 3 nghìn hộ sống tại 08 địa bàn dân cƣ, 40 tổ dân phố (Tháng 2/2013). Triển khai thực hiện Đề án 06 –ĐA/TU ngày 24/9/2013 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy Hà Nội về “Kiện toàn, sắp xếp tổ chức Đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn đân cƣ, tổ dân phố, thôn, xóm ở xã, phƣờng, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội”, trên địa bàn phƣờng, sau khi triển khai thực hiện theo các quy định đã kiện toàn, sắp xếp từ 40 tổ dân phố xuống còn 34 tổ dân phố (năm 2015). Hiện tại phƣờng có 3.014 hộ gia đình, trên 12 nghìn dân và chia thành 8 địa bàn dân cƣ với 34 tổ dân phố. Đa số nhân dân trong phƣờng chủ yếu sống bằng nghề kinh doanh, buôn bán nhỏ, lao động tự do và một số cán bộ hƣu trí, cán bộ viên chức nhà nƣớc [60].
Trong năm 2014, thực hiện “Năm Trật tự văn minh đô thị”, UBND phƣờng đã xây dựng Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 19/02/2014 triển khai thực hiện năm trật tự và văn minh đô thị nhằm mục đích tạo sự chuyển biến rõ rệt trong quản lý trật tự đô thị, vệ sinh môi trƣờng, an toàn giao thông và thực hiện nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn phƣờng Cầu Dền. UBND phƣờng Cầu Dền đã làm tốt công tác quản lý đô thị, vệ sinh môi trƣờng, bộ mặt đô thị đƣợc khang trang sạch đẹp hơn, đã xóa bỏ đƣợc một số chân rác, duy trì và làm tốt công tác bóc xé quảng cáo rao vặt trên tuyến phố Bạch Mai.
Ý thức chấp hành thực hiện nếp sống văn minh đô thị của đại đa số ngƣời dân trên địa bàn phƣờng đã đƣợc nâng lên, số lƣợng đơn thƣ phản ánh kiến nghị có liên quan giảm hẳn so với những năm trƣớc, các tổ dân phố, địa bàn dân cƣ đã đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động nhân dân hƣởng ứng thực hiện “Ngƣời Hà Nội thanh lịch văn minh”, đã tạo sự chuyển biến thực sự trong giao tiếp, ứng xử, nhất là
trong văn hóa giao thông, văn hóa công sở, văn hóa thƣơng mại, giao tiếp ở nơi công cộng. Thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với phong trào “Ngƣời tốt - Việc tốt”. Tình hình trật tự giao thông đô thị trên địa bàn phƣờng đã có chuyển biến tích cực.
* Về tình hình trật tự an toàn giao thông:
Trƣớc khi xây dựng cầu vƣợt (năm 2013), nút giao Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt – Phố Huế đƣợc xác định là 01 trong 58 nút thƣờng xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội [Trích theo Phụ lục 1: Danh mục các nút, tuyến đƣờng thƣờng xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội, chƣơng trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc giao thông giai đoạn 2012 - 2015 kèm theo Quyết định số 3821/QĐ-UBND]. Hằng ngày vào giờ cao điểm nút giao thông này thƣờng xuyên ùn tắc, gây khó khăn cho ngƣời tham gia giao thông.
Thực hiện năm trật tự văn minh đô thị, duy trì và đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Trong năm 2014, phƣờng đã xử phạt hành chính về trật tự đô thị và trật tự giao thông vi phạm với tổng số tiền 97.950.000đ. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự với công tác tuần tra trực trạm thƣờng xuyên, liên tục góp phần giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn phƣờng. Đẩy mạnh thực hiện tốt Luật Giao thông đƣờng bộ; Quyết định 15 và 46 của UBND Thành phố Hà Nội về quản lý và sử dụng hè phố lòng đƣờng, quản lý hàng rong.
* Một số nét về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Cầu Dền:
Đoàn phƣờng Cầu Dền là đơn vị đoàn cơ sở trực thuộc quản lý của quận Đoàn Hai Bà Trƣng. Đây là một trong những đơn vị tiêu biểu đạt đƣợc nhiều thành tích trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hàng năm. Toàn phƣờng hiện có 12 chi đoàn, 13 chi hội, câu lạc bộ, đội, nhóm thanh niên hiện đang sinh hoạt [Báo cáo kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi phƣờng Cầu Dền năm 2014]. Số đoàn viên thanh niên do Đoàn phƣờng quản lý hiện tại là gần 140 đoàn viên thanh niên. Ngoài ra, Đoàn phƣờng cũng chủ động mở rộng kết nối, giao lƣu, phối hợp triển khai các hoạt động trên địa bàn phƣờng với các câu lạc bộ, đội, nhóm của sinh viên các trƣờng đại học lân cận.
Thống kê về số lƣợng đoàn viên, thanh niên và thành tích đạt đƣợc của Đoàn phƣờng Cầu Dền từ năm 2010 đến năm 2014 nhƣ sau:
Bảng 2.1.Thống kê số lượng đoàn viên, hội viên và thành tích đạt được của Đoàn phường Cầu Dền giai đoạn 2010-2014
Năm
Số đoàn viên, hội
viên
Số hội viên
mới kết nạp Xếp loại thi đua cấp Quận – Thành phố
2010 112 49 Tốt – UBND Quận khen
2011 90 56 Tốt – UBND Quận khen
2012 126 53 Xuất sắc – UBND Quận khen
2013 128 67 Xuất sắc – UBND Quận khen
2014 139 58 Bằng khen của Trung ƣơng Đoàn