Khái niệm giáo dục

Một phần của tài liệu Vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay ( nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 34 - 36)

9. Cấu trúc của luận văn

1.1.2.Khái niệm giáo dục

1.1. Khái niệm công cụ

1.1.2.Khái niệm giáo dục

Theo Từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển Bách Khoa, 2001), thuật ngữ giáo dục đƣợc định nghĩa là “Hoạt động hƣớng tới con ngƣời thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dƣỡng tƣ tƣởng và đạo đức cần thiết cho đối tƣợng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tƣợng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội. Đây là một hoạt động đặc trƣng và tất yếu của xã hội loài ngƣời, là điều kiện không thể thiếu đƣợc để duy trì, phát triển con ngƣời và xã hội. Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, mà con ngƣời đƣợc giáo dục là nhân tố quan trọng nhất, vừa là động cơ, vừa là mục đích phát triển của xã hội” [dẫn theo Trần Khánh Đức, 2010: tr.13-14] [23].

Theo Pierre Bourdieu, nhà xã hội học ngƣời Pháp, giáo dục với tƣ cách là một hệ thống xã hội phải thực hiện một chức năng kép gồm: chức năng gieo trồng văn hóa – truyền đạt văn hóa; chức năng tái tạo xã hội – tái sản xuất xã hội. Tức là duy trì, củng cố “vốn văn hóa” và “vốn xã hội” [dẫn theo Lê Ngọc Hùng, 2009: tr.67] [31].

Theo Phạm Viết Vƣợng (2007): "Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng tiến lên…” [63; tr.9]. Định nghĩa này coi giáo dục là một hiện

tƣợng xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài ngƣời, về bản chất, giáo dục là sự truyền đạt và tiếp thu kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ; về mục đích, giáo dục là sự định hƣớng của thế hệ trƣớc cho thế hệ sau. Ở đây giáo dục nhấn mạnh yếu tố lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn mạnh đến yếu tố dạy học. Đây là một cách tiếp cận khái niệm giáo dục ở góc độ vĩ mô. Tác giả cũng nhấn mạnh giáo dục nhằm hình thành nhân cách và chức năng trội của giáo dục đó là “bồi dƣỡng ý thức, thái độ và hành vi cuộc sống” [Phạm Viết Vƣợng, 2007: tr.125] [63]. Giáo dục nếu xét với tƣ cách là một quá trình thì nó bao giờ cũng diễn ra trong một khoảng thời gian tƣơng đối lâu dài. Nếu xét về bản chất thì nó là quá trình tác động nhằm biến đổi về mặt tâm lý và hành vi của ngƣời đƣợc giáo dục. Giáo dục diễn ra theo ba khâu: nhận thức; hình thành thái độ, tình cảm và niềm tin; hình thành thói quen hành vi [Phạm Viết Vƣợng, 2007: tr.126-128] [63].

John Dewey (2008) cũng đề cập đến việc truyền đạt, nhƣng ông nói rõ hơn mục tiêu cuối cùng của việc giáo dục để đảm bảo tồn tại xã hội. Theo J. Dewey, cá nhân con ngƣời không bao giờ vƣợt qua đƣợc qui luật của sự chết, và cùng với sự chết thì những kiến thức, kinh nghiệm mà cá nhân mang theo cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên, tồn tại xã hội lại đòi hỏi phải những kiến thức, kinh nghiệm của con ngƣời phải vƣợt qua đƣợc sự khống chế của sự chết để duy trì tính liên tục của sự sống xã hội. Giáo dục là “khả năng” của loài ngƣời để đảm bảo tồn tại xã hội. Hơn nữa, J. Dewey cũng cho rằng, xã hội không chỉ tồn tại nhờ truyền dạy, mà còn tồn tại chính trong quá trình truyền dạy ấy [18; tr.17-26].

Cả hai cách hiểu nhƣ trên về giáo dục chú trọng đến khía cạnh xã hội của giáo dục nhiều hơn.

Một cách định nghĩa khác, giáo dục đƣợc định nghĩa là: “Những cách khác nhau trong đó kiến thức – kể cả thông tin và kỹ năng thực tế, cũng nhƣ quy phạm và giá trị văn hóa đƣợc truyền đạt đến từng thành viên trong xã hội” [Hoàng Bá Thịnh; tr.125] [50].

Theo quan niệm của các nhà khoa học sƣ phạm thì giáo dục thƣờng đƣợc hiểu theo hai nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, giáo dục là quá trình ảnh hƣởng của điều kiện khách quan (chế độ xã hội, trình độ phát triển kinh tế,

môi trƣờng sống,…) và của các nhân tố chủ quan (tác động tự giác, có chủ đích và có định hƣớng của yếu tố con ngƣời) lên việc hình thành những phẩm chất, kỹ năng nhất định của đối tƣợng đƣợc giáo dục. Theo nghĩa hẹp, giáo dục là quá trình tác động định hƣớng của nhân tố chủ quan lên khách thể giáo dục nhằm đạt các mục tiêu nhất định.

Trong nghiên cứu này, hoạt động giáo dục đƣợc xem xét qua các khía cạnh của giáo dục nhƣ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, địa điểm, thời gian. Đây cũng là chỉ báo mà đề tài sử dụng để phân tích công tác tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa giao thông của Đoàn Thanh niên.

Một phần của tài liệu Vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay ( nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 34 - 36)