9. Cấu trúc của luận văn
2.4. Nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông của
2.4.3. Hành vi thực hiện văn hóa giao thông của thanh niên
Thực trạng hành vi tham gia giao thông của thanh niên đƣợc xem xét bằng cách thiết kế câu hỏi sử dụng thang đo Likert 3-5 mức độ để đánh giá mức độ phổ biến của hành vi vi phạm luật giao thông đƣờng bộ của thanh niên; sự đánh giá của
thanh niên về mức độ đạt đƣợc các tiêu chí thể hiện VHGT của thanh niên nói chung và của chính bản thân thanh niên tham gia cuộc khảo sát.
Đánh giá của thanh niên về mức độ phổ biến của những hành vi vi phạm Luật giao thông đƣờng bộ trong thanh niên, giá trị trung bình thang đo mức độ biểu hiện của hành vi vi phạm cho thấy xu hƣớng thanh niên vi phạm Luật giao thông đƣờng bộ chủ yếu dừng ở mức độ thỉnh thoảng có vi phạm, trong đó hành vi vi phạm phổ biến nhất là không đội mũ bảo hiểm (𝑋 =2,08) (Bảng 2.7).
Bảng 2.7. Mức độ phổ biến những hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ trong thanh niên hiện nay qua ý kiến của thanh niên
Các hành vi Mức độ phổ biến (%) Giá trị 𝑿c Đã tham gia Chƣa tham gia Sigt Không bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên 1. Hành vi vƣợt đèn đỏ 33,5 51,5 15,0 1,82 1,18 1,82 0,92 2. Không đội mũ bảo hiểm 19,5 53,5 27,0 2,08 2,08 2,07 0,92 3. Sử dụng rƣợu, bia trƣớc
khi điều khiển phƣơng tiện tham gia giao thông
34,0 44,0 22,0 1,88 1,78 1,98 0,56 4. Lạng lách, đánh võng 44,5 39,5 16,0 1,72 1,65 1,78 0,21 5. Đua xe trái phép 51,0 24,0 25,0 1,74 1,64 1,84 0,09 6. Chở số ngƣời vƣợt quá
quy định 30,0 42,5 27,5 1,98 1,86 2,09 0,03
7. Đi vào đƣờng một chiều 33,5 38,0 28,5 1,95 1,74 2,16 0,00
8. Lái xe khi chƣa có giấy
phép lái xe 40,5 43,5 16,0 1,76 1,70 1,81 0,27
9. Phóng nhanh, vƣợt ẩu 45,5 26,0 28,5 1,83 1,61 2,05 0,00
10. Đi xe đạp che ô 44,5 33,0 22,5 1,78 1,76 1,80 0,72
(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)
Kiểm định sự khác biệt trị trung bình giữa nhóm thanh niên đã tham gia hoạt động giáo dục VHGT và nhóm thanh niên chƣa tham gia hoạt động này khi đánh giá các hành vi vi phạm Luật giao thông đƣờng bộ, kết quả nhƣ sau:
Trong kiểm định Levene (kiểm định F), có 3 nội dung phƣơng sai của 2 tổng thể khác nhau là nội dung 1, nội dung 2 và nội dung 9 (sigF<0,05), các nội dung còn lại phƣơng sai của 2 tổng thể bằng nhau (sigF>0,05).
Trong kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể (kiểm định t) giữa nhóm thanh niên đƣợc tham gia hoạt động giáo dục VHGT và nhóm chƣa tham gia hoạt động này, kết quả cho thấy: có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình giữa hai tổng thể ở các nội dung 6, 7 và 9 (sigt<0,05). Nhƣ vậy, so với nhóm thanh niên đã tham gia hoạt động giáo dục VHGT, nhóm thanh niên chƣa tham gia hoạt động này có xu hƣớng đánh giá cao hơn về mức độ vi phạm của thanh niên đối với các hành vi nhƣ: Chở số ngƣời vƣợt quá quy định; đi vào đƣờng một chiều; phóng nhanh, vƣợt ẩu.
Kết quả nghiên cứu thông qua phƣơng pháp quan sát có tham dự tại các tuyến đƣờng chính của phƣờng Cầu Dền là Bạch Mai, Trần Khát Chân và khu vực lân cận địa bàn phƣờng đi từ phía Ô Chợ Dừa đến Ô Cầu Dền cho thấy bắt gặp nhiều nhất là hiện tƣợng thanh niên khi điều khiển xe máy, xe đạp điện, xe điện không đội mũ bảo hiểm hoặc không đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn. Cũng có hiện tƣợng thanh niên vƣợt đèn đỏ, đi sai làn đƣờng, nhƣng tần suất xuất hiện ít hơn.
“Ý thức chấp hành tham gia giao thông của thanh niên hiện nay còn nhiều vấn đề phải bàn. Ở Hà Nội, tình trạng tắc đường diễn ra phổ biến, ngoài nguyên nhân do cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ, nguyên nhân chính là do ý thức tham gia giao thông của người dân còn kém, nhất là thanh niên còn vi phạm Luật Giao thông nhiều” (Nam, 26 tuổi, đã tham gia hoạt động giáo dục VHGT, phường Cầu Dền).
Nhìn chung với các tiêu chí VHGT đƣợc đƣa ra trong cuộc khảo sát, thanh niên tự đánh giá việc thực hiện các tiêu chí này đều đạt mức độ trung bình trở lên (Bảng 2.8). Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy có 04 nội dung thanh niên tự đánh giá có xu hƣớng thực hiện tốt đó là: Không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép (𝑋 =3,78); Có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thƣợng tôn pháp luật (𝑋 =3,67); Đi đúng làn đƣờng, phần đƣờng quy định (𝑋 =3,63); Tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm TTATGT (𝑋 =3,6). Tuy nhiên, thanh niên cũng đánh giá thực hiện tiêu chí kém nhất đó là hiểu biết đầy đủ các quy định của pháp luật về đảm bảo TTATGT (𝑋 =2,81).
Bảng 2.8. Thanh niên đánh giá mức độ thực hiện một số tiêu chí VHGT
Tiêu chí
Mức độ thực hiện của thanh niên
Giá trị 𝑿 Kém Chƣa tốt Bình thƣờng Tốt Rất tốt
1. Hiểu biết đầy đủ các quy định của
pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT 22,5 17,5 27,5 21,5 11,0 2,81 2. Tự giác chấp hành đúng các quy
định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông
6,0 19,0 30,0 20,5 24,5 3,39 3.Có trách nhiệm với bản thân và cộng
đồng, tôn trọng, nhƣờng nhịn và giúp đỡ ngƣời khác khi tham gia giao thông
2,0 19,0 39,5 14,0 25,5 3,42 4. Đi đúng làn đƣờng, phần đƣờng
quy định 4,5 14,0 27,0 23,5 31,0 3,63
5. Không tham gia đua xe và cổ vũ
đua xe trái phép 6,0 10,0 26,0 16,0 42,0 3,78
6. Có thái độ ứng xử văn minh lịch
sự khi xảy ra va chạm giao thông 6,0 9,0 25,5 31,0 28,5 3,67 7. Tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị
xử lý các hành vi vi phạm TTATGT 3,0 15,5 30,0 21,5 30,0 3,60
(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)
Đánh giá của thanh niên về việc thực hiện nét văn hóa khi tham gia giao thông, có 2/27 tiêu chí mà Đoàn thanh niên đƣa ra điểm giá trị trung bình của tiêu chí thể hiện xu hƣớng thanh niên thực hiện tốt các tiêu chí này, đó là: Không gây cản trở giao thông (𝑋 =3,57) và không gây ồn ào, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi (𝑋 =3,45). Kết quả kiểm định Independent T-test cho thấy không có sự khác biệt trị trung bình giữa nhóm thanh niên đã tham gia hoạt động giáo dục VHGT và nhóm thanh niên chƣa tham gia hoạt động này khi đánh giá về việc thực hiện hai tiêu chí trên (sigt > 0,05). Ngoài ra, cũng có 1/27 tiêu chí đƣợc thanh niên đánh giá là chƣa thực hiện tốt đó là “Thực hiện các qui tắc giao thông trong mọi hoàn cảnh” (𝑋 =2,36). Đối với các tiêu chí khác, thanh niên đánh giá việc thực hiện các tiêu chí này ở mức độ bình thƣờng (Bảng 2.9).
Bảng 2.9. Đánh giá về mức độ thực hiện các tiêu chí VHGT của thanh niên
Các tiêu chí thực hiện văn hóa giao thông do Đoàn Thanh niên phát động
Đã tham gia Chƣa tham gia Giá trị 𝑋 𝑐 Sigt
1. Không gây cản trở giao thông 3,59 3,54 3,57 0,77
2. Không gây ồn ào, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi 3,29 3,61 3,45 0,09 3. Không hút thuốc lá khi tham gia giao thông 2,90 2,54 2,72 0,07 4. Tạo cảm giác an toàn cho mình và mọi ngƣời 3,01 2,55 2,78 0,00
5. Sẵn sàng giúp đỡ ngƣời bị tai nạn giao thông 2,99 2,77 2,88 0,11 6. Có ý thức đấu tranh với những hành vi vi phạm ATGT 2,73 2,72 2,73 0,95 7. Tuyên truyền, vận động mọi ngƣời chấp hành pháp
luật GT 3,36 2,89 3,13 0,12
8. Hiểu biết pháp luật và các qui tắc giao thông 3,44 3,16 3,3 0,06 9. Tích cực tham gia hƣớng dẫn giao thông; giải toả vi
phạm hành lang giao thông và bảo vệ các công trình GT 3,17 2,75 2,96 0,00 10. Không đua xe và cổ vũ đua xe trái phép 3,39 3,07 3,23 0,08 11. Có thái độ thân thiện với những ngƣời đồng hành 3,36 2,72 3,04 0,00
12. Không uống rƣợu, bia trƣớc và trong khi điều khiển
phƣơng tiện giao thông 3,28 2,89 3,09 0,03
13. Không làm việc khác khi điều khiển phƣơng tiện GT 3,09 3,14 3,12 0,76 14. Luôn khẳng định rằng phƣơng tiện do mình điều
khiển có đủ độ an toàn 3.32 3,33 3,33 0,95
15. Tích cực sử dụng phƣơng tiện giao thông công cộng 3,43 3,17 3,3 0,11
16. Đi vệ sinh đúng nơi qui định 3,16 3,00 3,08 0,28
17. Nhƣờng đƣờng cho ngƣời đi bộ, nhƣờng chỗ ngồi
cho ngƣời tàn tật, ngƣời già, phụ nữ có thai và trẻ em 3,52 3,04 3,28 0,00 18. Hạn chế sử dụng còi tại những nơi đông ngƣời 3,48 3,08 3,28 0,01
19. Luôn phát tín hiệu khi chuyển hƣớng đi 3,32 3,18 3,25 0,36 20. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe môtô, xe máy, xe
đạp điện ở mọi lúc, mọi nơi 3,39 2,87 3,13 0,00
21. Thích ứng với những khó khăn của giao thông nhƣ tắc
đƣờng, đƣờng xấu, đƣờng chật hẹp 2,73 3,26 3,0 0,00
22. Chủ động chia sẻ với chủ phƣơng tiện giao thông công
cộng; chia sẻ với sự cố giao thông 3,26 2,93 3,1 0,03
23. Tôn trọng những ngƣời thi hành công vụ 3,49 2,91 3,2 0,00
24. Không mặc hở hang, thiếu lịch sự 3,39 2,89 3,14 0,00
25. Luôn đi đúng phần đƣờng qui định 3,58 2,98 3,28 0,00
26. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp 2,68 2,90 2,79 0,31
27. Thực hiện các qui tắc GT trong mọi hoàn cảnh 2,69 2,03 2,36 0,00
Kết quả phép kiểm định Independent T-test cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình giữa nhóm thanh niên đã tham gia và chƣa tham gia vào hoạt động giáo dục VHGT ở các nội dung 4, 9, 11, 12, 17, 18, 20, 21, 22, 23, 24, 25 và 27 (sigt < 0,05). Hầu hết ở các nội dung trên, thanh niên đã tham gia hoạt động giáo dục VHGT có xu hƣớng đánh giá điểm trung bình cao hơn so với nhóm thanh niên chƣa tham gia hoạt động. Riêng ở nội dung thích ứng với những khó khăn của giao thông (nội dung 21) thanh niên chƣa tham gia hoạt động giáo dục VHGT có xu hƣớng đánh giá điểm trung bình cao hơn so với so với nhóm thanh niên đã tham gia hoạt động.
Nhƣ vậy, chƣơng 2 đã khái quát những nét cơ bản về thực trạng hoạt động giáo dục văn hóa giao thông của các cấp bộ Đoàn; nhận thức, thái độ của thanh niên về VHGT, vai trò của hoạt động giáo dục VHGT đối với thanh niên, đánh giá của thanh niên về một số hành vi tham gia giao thông của thanh niên. Qua đây, có thể thấy rằng giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên là nội dung đƣợc các cấp bộ Đoàn quan tâm triển khai và có những hoạt động nổi bật đƣợc duy trì thƣờng xuyên để đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một nội dung nhỏ trong chƣơng trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên hàng năm. Do đó, càng ở cấp cơ sở, càng ít nguồn lực để triển khai thực hiện hoạt động này với quy mô và độ phổ biến rộng rãi.
Kết quả nghiên cứu chƣơng 2 đã chỉ ra nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện VHGT có sự khác biệt giữa đối tƣợng đã tham gia hoạt động giáo dục VHGT và đối tƣợng chƣa tham gia hoạt động này. Theo đó, đối với nhóm thanh niên đã tham gia hoạt động giáo dục VHGT, họ có nhận thức về VHGT, tâm thế hành vi ứng xử khi tham gia giao thông tốt hơn so với nhóm thanh niên chƣa đƣợc giáo dục về VHGT. Đây cũng chính là cơ sở để Đoàn tham gia phát huy vai trò của mình trong việc hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động giáo dục VHGT cho thanh niên.
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÕ CỦA ĐOÀN TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA GIAO THÔNG CHO
THANH NIÊN ĐÔ THỊ
Nội dung Chƣơng 3 là sự vận dụng cách tiếp cận lý thuyết vai trò trong nghiên cứu vai trò của Đoàn Thanh niên trong hoạt động giáo dục văn hóa giao