Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Sơn thuộc huyện miền núi nằm ở phía tây nam của tỉnh Phú Thọ, có 22 xã và 1 thị trấn, ranh giới hành chính như sau:
- Phía Đông giáp huyện Thanh Thủy và tỉnh Hòa Bình. - Phía Tây giáp huyện Tân Sơn.
- Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình.
- Phía Bắc giáp huyện Tam Nông và Yên Lập.
Biểu đồ 2.1: Bản đồ huyện Thanh Sơn
- Tiếp giáp Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La, Yên Bái; có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua (Quốc lộ 32A, quốc lộ 70B, tỉnh lộ 316, đường liên huyện); thị trấn Thanh Sơn là Trung tâm kinh tế-chính trị-văn hoá-
phố Việt trì 24km, Đền Hùng 22km; là cửa ngõ nối vùng tây bắc với thủ đô Hà Nội; có nhiều tuyến đường giao thông kết nối các điểm du lịch nổi tiếng như: Hà Nội- Thanh Thuỷ - Thanh Sơn - Tân Sơn - Sơn La - Yên Bái, Hà Nội - Đền Hùng - Hoà Bình. Địa bàn quan trọng phục vụ cho quốc phòng. Nơi từng lưu giữ thi hài Bác trong những năm đất nước chưa thống nhất.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối; địa hình nghiêng từ Tây sang Đông, vùng núi cao tập trung ở phía Tây, vùng núi thấp ở giữa, vùng gò đồi tập trung ở phía Đông và những thung lũng chạy dọc theo các con sông, độ cao trung bình từ 500m - 700m so với mực nước biển. Điều kiện thuận lợi đầu tư phát triển cây dược liệu.
2.1.1.3. Khí hậu thủy văn
Thanh Sơn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á. Ở vị trí này có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt.
- Mùa mưa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 70-80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20%-25% tổng lượng mưa trong năm. Do nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, đồng thời hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ. Mạng lưới sông ngòi tương đối phong phú nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm là ngắn, dốc, thủy chế thất thường.
- Những năm gần đây chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, mùa Đông ấm hơn, hạn hán cục bộ, lũ ống, lũ quét, dông lốc sảy ra thường xuyên; dịch bệnh nhiều trên cây trồng và vật nuôi, có bệnh không có thuốc đặc trị. Sản xuất vụ Mùa và vụ Đông gặp nhiều khó khăn. Lâu dài cần đưa cây dược liệu thay thế dần một số diện tích cấy lúa, trồng ngô, cây nông nghiệp và lâm nghiệp cho hiệu quả thấp để phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu.
- Tài nguyên nước: Hệ thống sông Bứa, sông Dân và các chi lưu của nó cùng hàng trăm con suối lớn nhỏ là nguồn tài nguyên nước dồi dào phục vụ cho sản xuất và đời sống.
2.1.1.4. Điều kiện đất đai
Thanh Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 62.110,4 ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp 12.912,82ha (chiếm 20,79%), đất lâm nghiệp 43.095,94ha (chiếm 69,39%); ngoài diện tích đất dốc và phù sa tụ thích hợp với cây hàng năm, còn có tới 80% diện tích đất feralit phát triển trên phiến thạch sét có độ phì tự nhiên khá, rất thích hợp đối với cây lâu năm, cây lâm nghiệp và cây dược liệu.
Theo kết quả đánh giá cho thấy, tỉnh Phú Thọ có những loại đất như sau: - Đất dốc tụ trồng lúa nước có phân bố xen kẽ với các loại đất khác và có mặt ở hầu khắp các huyện. Loại đất này có địa hình phức tạp do nằm xen kẽ và các lòng máng lớn nhỏ tạo thành. Đất lẫn nhiều sỏi đá và thành phần dinh dưỡng nghèo, đất chua, thiếu lân.
- Đất Ferelit biến đổi có đặc điểm do thường xuyên bị ngập nước nên đất chua nhưng hàm lượng dinh dưỡng ở mức trung bình. Tầng đất dày khoảng 50cm và loại đất này khả năng giữ nước kém.
- Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ có tầng đất dày trên 1m và nằm trên sườn đồi có độ dốc nhỏ dưới 120. Đất chua, nghèo lân và lượng nhôm di động cao.
- Đất Feralit phát triển trên đá phiến thạch sét loại đất này có diện tích lớn, phân bố ở tất cả các huyện thị trong tỉnh. Loại đất này có thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày tuy nhiên cũng hay bị sụt lở. Hàm lượng dinh dưỡng phụ thuộc vào tình hình rừng ở phía trên.
- Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá granil là loại đất này có thành phần cơ giới trung bình và tầng đất từ trung bình đến dày. Hàm lượng mùn cao, đất có phản ứng trung tính.
- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất: loại đất này có diện tích lớn nhất với tầng đất dày và kết cấu đất tơi xốp nên rất dễ bị sụt lở, rửa trôi. Đạm và mùn có hàm lượng khá giàu nhưng lân dễ tiêu lịa nghèo, đất chua.
- Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên sa thạch có tầng đất trung bình, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn và chất hữu cơ nghèo. Đất chua, rất chua và dễ bị xói mòn, bị bạc màu.
Tại huyện Thanh Sơn, thực trạng sử dụng đất được thống kê tại bảng 2.1; 2.2; 2.3 và 2.4 sau:
Bảng 2.1. Thực trạng sử dụng đất tại huyện Thanh Sơn năm 2019
STT Chỉ tiêu ĐVT Tổng diện tích Trong đó Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở 1 Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất
ha 62.110,4 12.912,82 43.095,94 2.484,96 1.063,9
2 Cơ cấu đất sử dụng
phân theo loại đất % 100 20,79 69,39 4,00 1,71
3
Chỉ số biến động diện tích đất năm 2018 so với 2017 phân theo loại đất
% -0,08 -0,02 0,26 0,71
( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2019 )
Bảng 2.2: Diện tích đất lâm nghiệp tại huyện Thanh Sơn năm 2019
ĐVT: ha STT Chỉ tiêu Tổng diện tích Chia ra Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng 1 Diện tích rừng 38.167,2 27.125 11.042 - 2 Diện tích rừng trồng mới 2.546 2.534,2 11,8 -
Bảng 2.3: Diện tích đất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Thanh Sơn năm 2019
ĐVT: ha
STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019
1 Diện tích gieo trồng cây hàng năm 13.286,2 12.055,5 11.998,4
Trong đó:
- Diện tích lúa 6.671 6.399,7 6.241,8
- Diện tích ngô 2.562,1 2.399,7 2.405,4
- Cây trồng khác (Khoai lang, Sắn,
Mía, đỗ tương, lạc ...) 2.642,8 3.316,5 2.542,8
2 Diện tích cây lâu năm 4.229,99 4.276,99 4.310,5
Trong đó:
- Chè 2.486,2 2.499 2.500
- Sơn 632,99 632,99 481,5
- Bưởi 410,8 445 510
- Chuối phấn 700,0 700 819
3 Mặt nước nuôi trổng thuỷ sản 464,2 464,2 460
( Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2019 )
Bảng 2.4: Diện tích đất trồng cây dược liệu tại huyện Thanh Sơn năm 2019 năm 2019
ĐVT: ha
STT Cây dược liệu 2017 2018 2019
1 Đinh Lăng 11,3 13,7 14,9
2 Nghệ đen 10,5 21 5,8
3 Gừng 5,6 10 9,5
4 Cà gai leo 30,2 34,2 41,1
5 Cây dược liệu khác (Mạch môn,
chùm ngây, hà thủ ô, gấc, ...) 30,4 25,3 17,8
( Nguồn: Tổng hợp từ điều tra )