Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây cà gai leo (solanum procumben lour ) trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 60 - 62)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập thông tin từ tài liệu đã công bố (Tài liệu thứ cấp):

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến cây Cà gai leo ở trong và ngoài nước (về đặc điểm sinh thái, hình thái, sinh trưởng, năng suất, chọn giống, các biện pháp kỹ thuật gây trồng và chăm sóc…) từ các Viện, trường đại học, các tổ chức quốc tế, đề tài, dự án và trên mạng Internet.

- Những tư liệu, báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên rừng từ các cơ quan, cán bộ ngành, người dân tại khu vực nghiên cứu.

* Thu thập thông tin sơ cấp:

- Chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, trước tiên phân loại các nhóm hộ trồng Cà gai leo theo tiêu chí giàu nghèo do người dân bình chọn (dựa vào thu nhập, nhà cửa, đất đai và tài sản khác). Từ mỗi nhóm hộ giàu nghèo chọn mẫu ngẫu nhiên theo tỉ lệ 10% số hộ từ khá trở lên, 10% số hộ trung bình, riêng số hộ nghèo có ít nên lấy tỉ lệ là 15% số hộ nghèo, tổng số hộ điều tra của mỗi nhóm hộ là: Nhóm hộ khá trở lên là 38 hộ, nhóm hộ trung bình là 16 hộ, nhóm hộ nghèo là 6 hộ. Tổng số hộ điều tra của cả 3 xã là 60 hộ.

- Thu thập thông tin mới từ điều tra, chúng tôi đã sử dụng phương pháp chính là sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng thêm phương pháp đánh giá nông thôn nhanh (RRA) để điều tra.

Phương pháp RRA: Là phương pháp đánh giá nhanh nông thôn, thông qua việc đi khảo sát, quan sát thực tế ở địa điểm nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng ngay ở trong giai đoạn đầu đi tìm hiểu địa bàn nghiên cứu và chọn địa bàn nghiên cứu.

Các phương pháp trên được sử dụng kết hợp trong điều tra cụ thể như sau: Trước khi tiến hành điều tra chúng tôi lên lịch điều tra và chuẩn bị nội dung điều tra trong đó có thiết kế mẫu phiếu điều tra, loại phiếu này có những chỉ tiêu cố định cả định lượng và trắc nghiệm, ngoài ra còn đính kèm một số trang trống có thể ghi chép những thông tin khi phỏng vấn và quan sát cần thiết. Ngoài những chỉ tiêu cố định như diện tích đất đai, nhân khẩu và lao động, tình hình tổng thu nhập, chi phí từng loại..., thông tin cần thu thập còn yêu cầu những thông số định tính như các loại cây con đặc biệt, các hệ thống và phương thức, mô hình mới, tình hình tích luỹ của gia đình, sự khang trang của nhà cửa, quy hoạch của đồi vườn, ý kiến của chủ hộ về những khó khăn, tính bền vững của đất đai, những đề xuất và mong muốn của nông hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây cà gai leo (solanum procumben lour ) trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)