Giải pháp về hợp tác liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây cà gai leo (solanum procumben lour ) trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 95 - 97)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.5.3. Giải pháp về hợp tác liên kết

- Thực hiện liên kết 5 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà Bank, doanh nghiệp, nông dân) theo như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Thành lập và liên kết các hộ sản xuất thành nhóm, hội, hợp tác xã sản xuất để thường xuyên trao đổi thông tin, sinh hoạt, thi đua sản xuất: xác định phương hướng phát triển sản xuất, kinh doanh, phổ biến và khuyến khích các thành viên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Khuyến khích việc tham gia vào các nhóm, hội, hợp tác xã bằng các chính sách cụ thể thiết thực như trợ giá, cấp giống, trao đổi thông tin, hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm. Cung cấp thông tin về thị trường giá cả, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng,... cho các thành viên thông qua các tạp chí định kỳ, website của Hiệp hội; Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức cho các thành viên tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, hội chợ triển lãm, tham quan, khảo sát thị trường trong và ngoài nước; Bảo vệ quyền lợi của hội viên; Phản ánh nguyện vọng của các thành viên đến các cơ quan Nhà nước, đề xuất với Chính phủ phương hướng phát triển, cơ chế quản lý ngành hàng, các chính sách, giải pháp nhằm phát triển sản xuất....

Liên kết sản xuất sẽ tránh việc bị ép giá đầu ra, chủ động tìm kiếm thị trường cho sản phẩm sản xuất. Tăng cường liên kết giữa các hộ dân với các ngành như thủy lợi, khuyến lâm, các hợp tác xã... để vừa đảm bảo cho việc phát triển sản xuất đồng thời khâu tiêu thụ cũng đa dạng và thuận lợi hơn (các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho hộ dân).

Chính sách gắn kết năm nhà: khuyến lâm thực hiện gắn kết nhà nông với nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, ngân hàng để tạo điều kiện về vốn, tạo điều kiện cho hộ dân tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn giúp phát triển sản xuất. Qua đó người nông dân sẽ nắm bắt được kiến thức, kinh nghiệm sản xuất mới, những tiến bộ kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất của hộ mình, nâng cao năng suất góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

Doanh nghiệp là đối tượng tiên phong trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ và tiêu thụ sản phẩm, do đó cần phải có những giải pháp để thu hút

các doanh nghiệp đầu tư vào vùng sản xuất tập trung. Doanh nghiệp là đối tượng tiên phong trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ và tiêu thụ sản phẩm với khối lượng lớn; Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, tạo ra khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Doanh nghiệp ký kết Hợp đồng với người sản xuất thông qua đại diện hợp tác xã ngay từ đầu vụ với nhiều hình thức như: ứng trước vốn, vật tư nông nghiệp, hỗ trợ về kỹ thuật canh tác, công nghệ bảo quản, sơ chế và mua lại sản phẩm.

- Mở rộng liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư phát triển dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu, tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây cà gai leo (solanum procumben lour ) trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)