Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây cà gai leo (solanum procumben lour ) trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 97 - 98)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.5.4. Giải pháp về cơ chế chính sách

Xây dựng các cơ chế, chính sách về đất đai, thuế, nguồn vốn… tạo điều kiện để địa phương, doanh nghiệp, người dân tham gia vào bảo tồn và phát triển dược liệu. Xây dựng và phát triển vùng trồng dược liệu theo hướng GACP-WHO, gắn liền với chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm để bảo vệ quyền lợi của người trồng dược liệu.

Xây dựng chính sách ưu tiên trong sản xuất, đăng ký lưu hành sản phẩm đáp ứng thực tiễn và phù hợp quy định hiện hành, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy thị trường tiêu dùng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu Việt Nam.

Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức khoa học, doanh nghiệp, cá nhân, đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm.

Chính sách định hướng đầu tư phát triển, muốn phát triển sản xuất tốt phải có chính sách thuận lợi tạo đà cho phát triển, xây dựng cơ chế chính sách Nhà nước: Tổ chức rà soát các văn bản Quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến phát triển sản xuất cây dược liệu, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các văn bản cũ không còn phù hợp với xu thế mới. Nghiên cứu thành lập

các tổ chức chỉ đạo điều hành phát triển như: Hiệp hội, tư vấn khoa học kỹ thuật, dịch vụ thông tin thị trường, quảng bá thương hiệu...

Xây dựng các chính sách đào tạo nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị hiện đại. Do những hộ nghèo không có khả năng đầu tư sản xuất nên hiệu quả sản xuất thường thấp hơn những hộ không nghèo nên muốn nâng cao hiệu quả sản xuất Cà gai leo đối với những hộ này đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương phải đặc biệt quan tâm đến công tác giảm nghèo.

Nhà nước, các cấp, các ngành cần phải có chính sách, các hoạt động quan tâm đến những hộ là đồng bào dân tộc. Chẳng hạn tăng cường triển khai thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ xã hội, dịch vụ hỗ trợ lâm nghiệp hướng dẫn cho các hộ dân tộc biết kỹ thuật sản xuất kinh doanh lâm nghiệp nói chung, trồng và chăm sóc cây Cà gai leo nói riêng. Do nhận thức của các hộ đồng bào dân tộc còn hạn chế, cho nên khi thực hiện giải pháp này ta cần phải quan tâm đến việc đổi mới phương pháp tiếp cận với các hộ đồng bào thì mới có khả năng đem lại hiệu quả cao.

Yếu tố giới cũng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cây Cà gai leo, cho nên để nâng cao hiệu quả sản xuất cây Cà gai leo đối với những hộ chủ hộ là nữ cần phải có chính sách về giới với mục đích giúp đỡ, hỗ trợ chị em phụ nữ nâng cao trình độ sản xuất, quản lý kinh tế hộ gia đình.

Cần phải xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các dòng vốn tiếp cận đến các hộ dân, để cho hộ dân vay vốn được dễ dàng đáp ứng nhu cầu về vốn của các hộ dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây cà gai leo (solanum procumben lour ) trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)