4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Tình hình phát triển cây cà gaileo tại huyện Thanh Sơn
- Thống kê toàn huyện Thanh Sơn có 6/23 xã, thị trấn có diện tích trồng cây cà gai leo, nhiều nhất là 3 xã (Cự Thắng, Thục Luyện, Võ Miếu), 3 xã còn lại là Tất Thắng, Địch Quả và Văn Miếu có 1 vài hộ trồng với diện tích, quy mô trồng quá nhỏ (đơn vị tính bằng cây/hộ). Đánh giá 3 xã trồng nhiều, tương đương đánh giá cho toàn huyện. Nên tôi không thực hiện thống kê để đánh giá về quy mô, diện tích, đặc điểm, giá trị trồng cà gai leo của toàn huyện trong 3 năm.
- Do sự khai thác không có kế hoạch nên tại huyện Thanh Sơn hiện nay sự phân bố Cà gai leo ngoài tự nhiên còn rất ít. Chính vì vậy người dân địa phương chủ yếu gây trồng bảo tồn loài này bằng cách nuôi trồng nhân tạo.
- Toàn huyện có 2-3 vườn ươm nhân cây giống cung cấp cho địa bàn. Công tác nhân giống được thực hiện bằng hạt và nhân bằng giâm hom. Khi hạt già chuyển đỏ sẫm mọi người thu hái làm giống. Hạt được gieo vào mùa xuân hoặc mùa thu. Tùy theo diện tích gieo trồng của từng hộ gia đình mà có hình thức gieo hạt giống khác nhau: có thể gieo trực tiếp xuống ruộng hoặc gieo vào bầu, sau khi gieo khoảng 60 ngày cây cứng cáp khỏe mạnh thì đem đi trồng.
- Kỹ thuật trồng cà gai leo: Lựa chọn đất trồng thích hợp, phơi ải đất, đất được làm nhỏ, lên luống (chiều rộng luống 1 -1,2 m), chiều dài luống 10 - 12m (tùy từng địa hình), khoảng cách giữa các rãnh 50 - 70 cm. Bón lót phân chuồng hoặc phân NPK trước khi trồng.
- Sau trồng khoảng 6 tháng thì cây cho thu hoạch đợt 1. Thu hoạch cắt toàn bộ cả thân cây, lá, để lại phần gốc 20 - 30 cm. Thu hoạch song tiếp tục chăm sóc, bón phân và sau 3 tháng lại tiếp tục thu hoạch đợt 2. Cà gai leo có thể thu hoạch nhiềuđợt trong khoảng 2-3 năm.
- Sản phẩm tươi thu hoạch về tiến hành sơ chế, loại bỏ đất cát, tạp chất, cắt ngắn rồi phơi khô hoặc sấy, đóng gói sản phẩm cung cấp đến người tiêu dùng hoặc Nhà máy chế biến. Năng suất bình quân đạt 2 tạ/sào Bắc Bộ (Tương ứng ≈ 6 tạ/ha). Giá bán ra thị trường dao động từ 80.000 -100.000 đồng/1kg khô.
- Sản phẩm cà gai leo sau khi làm khô được người dân, đặc biệt người có tiền sử về bệnh gan, có men gan tăng cao, hãm làm nước uống hàng ngày hoặc bán cho các Nhà máy chế biến để làm ra các sản phẩn như: Trà túi lọc, hoà tan, cao, viên nang...
Qua điều tra và nghiên cứu cho thấy thực trạng phân bố cây Cà gai leo ngoài tự nhiên tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ còn rất ít nhưng công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Cà gai leo tại địa phương đã được trú trọng phát triển. Điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của Cà gai leo. Nhu cầu thị trường sử dụng cũng như thương mại rất tốt. Từ những kết quả đánh giá này có thể cho thấy huyện Thanh Sơn có tiềm năng để mở rộng hơn nữa các mô hình trồng cây Cà gai leo đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương.