Đối với người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây cà gai leo (solanum procumben lour ) trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 101 - 115)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.5.8. Đối với người dân

- Sử dụng biện pháp canh tác phù hợp, có thể trồng xen cây Cà gai leo với các loại cây trồng ngắn ngày, trồng cây dưới tán, giúp tận dụng không gian, giải quyết bài toán canh tác “lấy ngắn nuôi dài” giúp tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất, vừa giảm được nguy cơ xói mòn đất chủ động tìm kiếm thông tin, tích cực tham gia các hoạt động khuyến khích sản xuất, trao đổi thông tin với các chủ hộ khác.

- Tự nguyện tham gia các hình thức sản xuất tập trung. Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn kỹ thuật, do cán bộ khuyến nông thực hiện. Tích cực

nâng cao trình độ, trau dồi, học hỏi thêm kỹ năng trong việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ cây Cà gai leo.

- Từ bỏ tập quán canh tác lạc hậu, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng mới, tuân thủ các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất trong canh tác.

- Huy động vốn bằng cách góp vốn bằng quyền sử dụng đất với doanh nghiệp để cùng sản xuất, nông dân sẽ vừa là công nhân sản xuất vừa được hưởng lợi từ cổ phần góp vốn đất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nghiên cứu đã cho thấy huyện Thanh Sơn có đầy đủ các điều về tự nhiên, kinh tế, xã hội, thuận lợi cho phát triển sản xuất cây cà gai leo.

Cà gai leo là cây trồng chủ lực được huyện quy hoạch mở rộng diện tích sản xuất, tăng số hộ trồng. Diện tích, năng suất và sản lượng cây cà gai leo trên địa bàn huyện Thanh Sơn liên tục tăng. Tuy nhiên, diện tích sản xuất cây cà gai leo trên địa bàn hiện nay phân bố không đều, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ chưa hình thành vùng chuyên canh hàng hóa.. Sự biến đông về diện tích giữa các nhóm hộ trồng cà gai leo còn lớn: Nhóm hộ khá có diện tích trồng cây cà gai leo lớn nhất là 3.000m2/hộ; nhóm hộ trung bình là 2.300m2 và hộ nghèo là 1.200m2

Kết quả cho thấy Cà gai leo là một cây mang lại hiệu quả kinh tế. Mức độ đầu tư của hộ khá cao hơn hộ trung bình và hộ nghèo. Tổng chi phí cho cây cà gai leo của hộ khá là 151 triệu đồng/ha so với hộ trung bình gấp 1,2 lần và với hộ nghèo là 1,8 lần. Chỉ tiêu lợi nhuận trên chi phí đầu tư (Pr/IC) cho thấy khi đầu tư thêm một đồng chi phí thì phần lợi nhuận tăng thêm của hộ khá là 1,09 đồng, hộ trung bình là 1,05 lần, hộ nghèo là 0,9 đồng.

Nghiên cứu cũng chỉ ra phát triển sản xuất cây cà gai leo của người dân không đồng đều phụ thuộc vào 6 yếu tố ảnh hưởng đó là điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế xã hội, khoa học công nghệ, chính sách, thị trường.

Trình độ dân trí của các hộ dân trồng cây cà gai leo còn thấp, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật không cao. Về khoa học công nghệ: chưa chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến. Về chính sách của nhà nước còn chậm và chưa kịp thời. Về thị trường tiêu thụ: Đã có sự tham gia của doanh nghiệp tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, phần lớn sản phẩm vẫn được tư thương thu gom nên vẫn có tình trạng việc ép giá vẫn xảy ra tại nơi mua bán sản phẩm.

Vì vậy, cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện các mô hình phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã được khẳng định trong thực hiện mô hình. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật để nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho người dân tham gia mô hình. Đẩy mạnh phát triển mối liên kết giữa 5 nhà trong việc thực hiện mô hình, trong đó vai trò của doanh nghiệp là rất quan trọng trong việc tham gia cung ứng vật tư đầu vào, chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

2. Kiến nghị

2.1. Về phía chính quyền cấp tỉnh

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, quan tâm hỗ trợ, có chính sách ưu đãi đối với các dự án, mô hình trồng cà gai leo ứng dụng công nghệ cao, chế biến sản phẩm sau thu hoạch. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

2.2. Về phía chính quyền cấp huyện và xã

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền để người dân thấy được lợi thế trồng cây cà gai leo, giá trị của cây dược liệu này đem lại. Phổ biến, hướng dẫn cho nông dân về lịch, thời vụ; áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật; các bước qui trình, biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cây cà gai leo, góp phần đạt năng suất, chất lượng cao

Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, khuyến khích các làng nghề địa phương phát triển, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất; phát triển vùng, xây dựng sản phẩm ocop của địa phương.

Xây dựng cơ sở chế biến thu gom sản phẩm ngay tại nơi sản xuất giảm thiểu chi phí vận chuyển. Thành lập tổ hợp tác thu mua sản phẩm, kêu gọi đầu tư từ cá nhân, doanh nghiệp xây dựng nhà máy thu mua, chế biến sản phẩm

Chính sách vay vốn tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân; cần quản lý tốt công tác cho vay và sử dụng vốn vay. Sử dụng có hiệu quả và hợp lý vốn vay phục vụ cho phát triển sản xuất.

2.3. Đối với người dân

Thực hiện tốt tích tụ, dồn đổi ruộng đất, mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang trồng cây cà gai leo, tích cực tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật để nâng cao trình độ thâm canh, chế biến, thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT

1. Bảo Thắng (2003), Kỹ thuật trồng, chế biến và sử dụng cây thuốc nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (2007). Sách Đỏ Việt Nam, Phần II, Thực vật. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, tr. 152-153.

3. Bộ Y tế (2005), "Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V", Tạp chí Dược học, 10/2005, số 354.

4. Bộ Y tế (2005), Dược liệu, Nxb Y học, Hà Nội.

5. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), Kỹ thuật trồng một số cây dược liệu, Nxb Lao động, Hà Nội.

6. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc. Nxb KH&KT.

7. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb KH&KT, Hà Nội.

8. Hoàng Kim Toản, Lê Văn Tình, Trần Thị Thu Giang, Trần Đăng Hòa, Lê Như Cương, Nguyễn Đình Thi (2018), "Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống từ hạt cây Cà gai leo (Solanum procumbens)", Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên; ISSN 1859 -1388, Tập 127, Số 1C, Tr. 59-170.

9. Hoàng Kim Toản, Nguyễn Ngọc Thảo, Trần Đăng Hòa, Lê Như Cương, Trần Thị Thu Giang, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Thúc Tự, Cáp Xuân Phúc (2017). "Quy trình nhân giống Cà gai leo (Solanum procumbens Lour. Solanaceae) bằng phương pháp giâm cành". Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Trường ĐH Nông Lâm Huế, tập 1, số 2, tr. 371 - 382.

10. Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Nghĩa Thìn (2003), "Tình hình sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 65.

11. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Văn Thuần (2005), Kỹ thuật trồng, sử dụng và

chế biến cây thuốc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Bích Thu, Nguyễn Minh Khai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu (2000). "Nghiên cứu tác dụng của Cà gai leo (Solanum procumbens

Lour. Solanaceae) trên Colagenase." Tạp chí dược liệu, tập 5, số 4/2000, tr. 104 - 108.

14. Nguyễn Bích Thu, Phạm Kim Mãn, (2000). "Nghiên cứu phương pháp định lượng glycoalkaloid trong Solanum hainanense bằng phương pháp acid màu". Tạp chí Dược liệu, 5(4): tr. 104-108.

15. Nguyễn Cẩm Dương (2010), Phân tích đa dạng di truyền nguồn tài nguyên một số loài cây dược liệu ở Việt Nam bằng chỉ thị AND, Luận văn Thạc sĩ khoa học ngành Di truyền học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Nguyễn Minh Khai và cộng sự (2001), "Nghiên cứu điều chế thuốc Haina điều trị viêm gan B mạn hoạt động từ Cà gai leo (Solanum procumbens Lour. Solanaceae)", Tạp chí Dược liệu, 6(1), tr. 68-71.

17. Nguyễn Thị Minh Khai (1988). Nghiên cứu về tác động của Cà gai leo (Solanum procumbens Lour. Solanaceae) trong thực nghiệm xơ gan. Biên niên sử công trình khoa học về dược và y học Việt Nam. Viện vật liệu dược phẩm, tr. 31 - 35.

18. Nguyễn Thúy Dần (2007), Giáo trình dược liệu, Nxb Hà Nội.

19. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam (quyển 1, 2, 3), Nxb Trẻ, Hà Nội. 20. Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Hà Nội.

21. Phạm Kim Mãn, Nguyễn Bích Thu, Trần Văn Hanh, (1999). "Tác dụng chống ung thư của Cà gai leo (Solanum procumbens Lour. Solanaceae)."

Tạp chí Dược liệu, 3 (4): 126.

22. Trần Khắc Bảo (1991), Bảo tồn nguồn gen cây thuốc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Trịnh Thị Thanh, Trương Xuân Sinh, Nguyễn Tài Toàn, Phan Xuân Diện, Lê Văn Khánh, (2018). "Ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây Cà gai leo (Solanum hainanense

Hance) tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An", Tạp chí Khoa học & Công nghệ Nông Nghiệp, ISSN 2588-1256, Tập 2(3) - 2018, tr. 961-968.

24. Trương Thị Tố Uyên (2010), Nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học sư phạm Thái Nguyên.

25. Viện Dược Liệu (2005), Kỹ thuật trồng cây thuốc, Nxb Y học Hà Nội. 26. Viện Dược Liệu (2010), Phương pháp nghiên cứu thuốc từ thảo dược,

Nxb KH&KT, Hà Nội.

27. Viện Dược Liệu (2010), Tuyển tập các công trình nghiên cứu của viện Dược liệu từ 1997 đến 2000, Nxb KH&KT, Hà Nội.

28. Võ Văn Chi (2000), Cây thuốc trị bệnh thông dụng, Nxb Thanh Hóa. 29. Võ Văn Chi (2004). Từ điển thực vật, tập 1 và 2. Nxb Khoa học và kỹ thuật. 30. Võ Văn Chi và Trần Hợp, (2002). Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 2, Nxb

Giáo dục, trang 21.

31. Vũ Văn Hợp, Vũ Xuân Phương, (2003). "Các loài chứa alkaloid trong họ Cà (Solanaceae Juss.) ở Việt Nam". Tạp chí Sinh học, 24 (4): tr. 27-31.

32. Christophe Wiart, Pharm. D (2006), Medicinal plants of Asia and the Pacific, Taylor & Francis Group, LLC.

33. Arbain, D, et al. (1989), "Survey of some West Sumatran plants for alkaloids", Econ. Bot. 43 (1): pp. 73-78.

34. Theodore Albert Geissman (1962), "Chromatographic method, The chemistry of flavonoid compounds", Macmillan, pp. 32, 35 - 45.

35. WHO guidelines on good agricultural and collection practices (GACP) for medicinal plants. World Health Organization. Geneva - 2003.

C. TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ

36. https://avrdc.org/portfolio-items/save-tomato-seed.htm. Ngày 6/11/2017. 37. http://www.cagaileo.vn/cach-phan-biet-ca-gai-leo-voi-ca-dai-khac.html. Ngày18/11/2017. 38. http://www.cagaileo.vn/tac-dung-cua-cay-ca-gai-leo.html. Ngày 8/2/2018. 39. http://www.giaidocgan.vn/cac-cong-trinh-nghien-cuu-ve-ca-gai-leo-tren- benh-viem-gan-b-va-xo-gan.html. Ngày 20/6/2018.

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

(Sử dụng để phòng vấn hộ nông dân) I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT

Người điều tra: ... Ngày điều tra:…………MS:….. Họ tên chủ hộ:………... Giới tính: Nam (Nữ).

T

t ình độ học vấn của chủ hộ:

Mù chữ Tiểu học Trung học (lớp mấy…..). Địa chỉ thôn (xóm):……. Xã,………… huyện………., tỉnh ……….. Nghề nghiệp chính:……….. Nghề phụ:……….

Phân loại hộ: Nghèo Trung bình Khá Giàu

1. Tình hình nhân khẩu lao động:

Tổng số nhân khẩu: ………… Người

Trong đó: + Lao động trong độ tuổi: …………. Người + Lao động ngoài độ tuổi:…………. Người + Lao động nông nghiệp ...Người + Lao động phi nông nghiệp: ...Người.

2,Đặc điểm và cách sử dụng đất đai: Loại đất Diện tích

(m2)

Giao

khoán Đấu thầu Thuê Khai hoang 1. Đât vườn 2. Đất trồng cây hằng năm 2.1. Đất trồng lúa 2.2. Đất trồng màu - Ngô - Rau các loại - Đậu các loại

2.3. Cây công nghiệp ngắn ngày (Lạc, vừng,…)

3. Vốn và tư liệu sản xuất cảu hộ:

3.1. Gia đình vay vốn ở đâu?

Nguồn vốn Số lượng (1000đ) Thời gian vay Thời hạn vay (tháng) Lãi suất (%/tháng) Mục đích vay Còn nợ 1. Ngân hàng - NH NN& PTNT - NH CSXH 2. Quỹ tín dụng 3. Bà con, bạn bè 4. Tư nhân 5. Nguồn khác

Mục đích vay: Trồng cà gai leo Trồng trọt Chăn nuôi Ngành nghề, dịch vụ , Khác (ghi rõ)

... ...

3.2. Tư liệu sản xuất của các hộ Loại ĐVT lượng Số GT mua (1000đ) Tg sử dụng (tháng) GT còn lại (1000đ) Ghi chú

Trâu, bò kéo Con

Lợn Con

Chuồng trại chăn nuôi M2

Máy cày Cái

Máy tuốt lúa Cái

Xe kéo Cái

II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA HỘ 2.1. Loại cây trồng Loại cây trồng D.tích (sào) N.suất (tạ) Số lượng (tạ) Bán ra TT (%) Đơn giá (1000đ) Ghi chú Cà gai leo Lúa Ngô Nông sản khác 2.2. Chi phí sản xuất

ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A. Chi phí vật tư 1. Giống Kg 2. Phân chuồng Tạ 3. Đạm Kg 4. Lân Kg 5. Kali Kg 6. NPK Kg 7. Vôi Kg 8. Thuốc BVTV 1000đ 9. Tiền điện 10. Khác 1000đ B. Chi phí dịch vụ 10. Cày bừa 1000đ 11. Thuỷ lợi 1000đ 12. Thu hoạch 1000đ 13. LĐ thuê Công 14. Khác 1000đ C. LĐ gia đình Công

1.3 . Tình hình tiêu thụ nông sản chính của hộ:

Loại sản phẩm ĐVT Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) Người mua

Cà gai leo Lúa

Ngô Màu

Nông sản khác

III,CÁC DỊCH VỤ GIA ĐÌNH TIẾP CẬN

Loại dịch vụ Có/Không Đánh giá C.lương (Tốt/TB/Xấu)

1. Khuyến nông/ tập huấn 2. Vật tư NN của HTX 3. Thuỷ lợi cua HTX

4. Vật tư do Cty tư nhân CCấp 5. Dvụ tín dụng của NH

6. Thông tin thị trường * Tiêu thụ

3.1. Hình thức tiêu thụ cà gai leo của hộ?

Bán buôn (%):………….………Bán lẻ (%):…….……… 32. Nơi tiêu thụ:

Tại vườn/tại nhà  Ngoài chợ  Nơi khác (ghi rõ)……… 33. Đối tượng tiêu thụ cà gai leo chính?

. Đại lý  Người thu gom 

2. Bán cho HTX  Khác (Ghi rõ) : ……… 34. Tiêu thụ cà gai leo có dễ không ?

IV. CÁC Ý KIẾN KHÁC

1. Ông (bà) có thiếu vốn sản xuất không?

a/ Có b/ không nếu CÓ:

2. Ông (bà) cần vay thêm bao nhiêu triệu đồng?... 3. Ông (bà) vay nhằm mục đích gi?

... 4. Ông (bà) muốn vay từ đâu?... 5. Lãi suất bao nhiêu thì phù hợp?... thời hạn vay?... 6. Nhu cầu đất đai cuả gia đình?

a/ Đủ b/ Thiếu

7. Nếu trả lời b thì:

8. Ông (bà) có muốn mở rộng thêm quy mô không? a/ Có b/ Không Nếu KHÔNG xin ông (bà) cho biết lý do?

……… ………... Nếu CÓ:

9. Ông (bà) muốn mở rộng bằng cách nao?

a/ Khai hoang b/ Đấu thầu c/ Mua lại d/ Cách khác Vì sao ông (bà) mở rộng thêm quy mô?

a/ Sản xuất có lời b/ Có vốn sản xuất c/ Có lao động d/ Ý kiến khác 10.Ông (bà) có dự định thay đổi cây trồng hiện tại không? a/ Có b/ Không Nếu CÓ là cây gì?

Trên loại đất nào?

... 11.Ông bà có thiếu kỹ thuật sản xuất không?

a/ Có b/ Không

12. Ông (bà) có thiếu tiền để đầu tư mua máy móc để sản xuất không? a/ Có b/ Không

Nếu CÓ vốn ông (bà) sẽ mua loại máy móc gì?

... ... 13. Ông (bà) có gặp khó khăn gì trong sản xuất cà gai leo không?

... ... ... 14. Ông (bà) có gặp khó khăn gì trong bảo quản, chế biến cà gai leo không? ... ... ... 15. Ông (bà) có đề xuất kiến nghị gì với chính quyền địa phương để phát triển

sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao chất lượng cuộc sống?

……… ……… ………...

Xin chân thành cảm ơn ông (bà)!!!

Xác nhận của chủ hộ điều tra (ký ghi rõ họ và tên)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây cà gai leo (solanum procumben lour ) trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 101 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)