Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây cà gai leo (solanum procumben lour ) trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 55 - 58)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Thanh Sơn có vị trí đắc địa, được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, dược liệu, du lịch, có những thắng cảnh tuyệt đẹp như đồi chè xanh ngút ngàn, thác nhiều tầng, hệ thống cọn nước, nhiều làng nghề chế biến nông lâm sản, đặc sản quý hiếm, có nhiều loại cây thuốc phục vụ điều trị bệnh; đặc biệt thuốc nam của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây hiệu quả điều trị bệnh về gan, thận, dạ dày…. rất tốt, giá thành lại rẻ phù hợp với người có thu nhập thấp.

Chỉ tiêu đánh giá về kinh tế tại huyện Thanh Sơn được thống kê tại bảng 2.5 sau:

Bảng 2.5: Chỉ tiêu đánh giá về kinh tế của huyện Thanh Sơn từ 2017-2019

STT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019

1 Giá trị tăng thêm (tính theo giá 2010) Tỷ đồng 1.708,4 1.832,2 2.013,8

Trong đó:

- Công nghiệp xây dựng Tỷ đồng 337,8 384 424,7

- Nông lâm nghiệp thuỷ sản Tỷ đồng 720,7 751,6 782,6

- Dịch vụ thương mại Tỷ đồng 650 696,7 806,5

2 Cơ cấu kinh tế (theo giá thực tế)

- Nông lâm nghiệp % 40,96 39,7 38,2

- Dịch vụ % 39,45 39,5 40,8

- Công nghiệp xây dựng % 19,59 20,8 21,0

3 Giá trị tăng thêm bình quân đầu người trên 1ha đất canh tác và NTTS

Triệu đồng/ người/

năm

21 24,5 26

4 Giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha

đất canh tác và nuôi trồng thuỷ sản Triệu đồng 98 100 100 5 Sản lượng cây lương thực có hạt Tấn 49.896 47.123,9

6 Sản lượng cây lương thực có hạt bình

quân đầu người kg 400,4 375,49

7 Tỷ lệ đường giao thông nông thôn

được cứng hoá % 63 65,08 68,1

8 Số doanh nghiệp hoạt động SXKD Doanh nghiệp 182 206

9 Số hợp tác xã Hợp tác xã 11 13

2.1.2.2. Điều kiện xã hội và môi trường

Thanh Sơn là nơi giao thao văn hoá Việt - Mường, có khoảng gần 60% đồng bào dân tộc thiểu số với những nét văn hoá đa dạng, luôn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của mình, đoàn kết, kiên cường; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, phát huy truyền thống quê hương đất tổ. Là một vùng đất cổ giàu truyền thống, nhiều di tích lịch sử, văn hoá, lễ hội đặc trưng của các dân tộc thiểu số. Đánh giá chỉ tiêu về xã hội và môi trường tại huyện Thanh Sơn trong 3 năm (2017-2019) tại Bảng 2.6 sau:

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu xã hội và môi trường tại huyện Thanh Sơn từ năm 2017-2019

STT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019

1 Chỉ tiêu về xã hội

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,13 1,1 1,08

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm % 2,48 2,81 2,21

- Tỷ lệ lao động có việc làm % 91 92,3 93,2

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo và được truyền nghề

%

52 53 54,1

- Xã đạt chuẩn nông thôn mới xã 2 3 4

2 Chỉ tiêu về môi trường

- Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh % 92,07 92,01 95,5

- Tỷ lệ che phủ rừng % 50 50 50

( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2019 )

2.1.2.3. Dân số và lao động

Thống kê về dân số và lao động của huyện Thanh Sơn 3 năm trở lại đây tổng hợp tại bảng 2.7 sau:

Bảng 2.7: Dân số và lao động của huyện Thanh Sơn từ 2017-2018

STT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 Ghi chú

1 Diện tích toàn huyện Km2 621,1 621,1

Năm 2019 chưa có

số liệu

2 Dân số trung bình Người 136.010 136.549

- Tỷ suất sinh thêm % 16,09 15,57

- Tỷ suất chết % 6,28 5,11

3 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm

việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo % 17,2 17,3 4 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm

việc hàng năm

- Tổng số Nghìn 66,4

- Trong đó: Nghìn

+ Nhà nước Nghìn 3,9

+ Ngoài nhà nước Nghìn 61,1

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Nghìn 1,4

- Chia theo ngành nghề Nghìn

+ Nông lâm nghiệp thuỷ sản Nghìn 48,2

+ Công nghiệp và xây dựng Nghìn 7,8

+ Dịch vụ Nghìn 10,4

( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2019 )

Qua bảng cho thấy:

- Tổng dân số bình quân toàn huyện tính đến 2018 là 136.549 người. Số người trong độ tuổi lao động 66.400 người, chiếm 46,87%.

- Trong cơ cấu lao động đối tượng làm nông lâm nghiệp chiếm 72,59% (48,2 nghìn người) cơ cấu lao động. Đây là những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế.

Qua đây cho thấy, nguồn nhân lực khá dồi dào, các điều kiện về hạ tầng tương đối thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ các sản phẩm nông sản, mặc dù chất lượng lao động chưa cao, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, tuy nhiên, đây là tiềm năng lao động lớn, đủ điều kiện thực hiện xây dựng các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây cà gai leo (solanum procumben lour ) trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)