Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cà gaileo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây cà gai leo (solanum procumben lour ) trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 27 - 32)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cà gaileo

1.1.6.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên

Điều kiện đất đai, khí hậu: Đất đai, khí hậu, thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trồng cây cà gai leo. Trong các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, nhân tố đầu tiên phải kể đến đó là điều kiện đất đai. Tài nguyên đất

của Thanh Sơn khá đa dạng, phần lớn đất đai thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp. Về đất đai, ở Thanh Sơn có một số loại đất như sau:

- Đất phù sa - Đất dốc tụ

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa - Đất nâu đỏ trên đá vôi

- Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét

- Đất đỏ nâu trên đá macma bazơ trung tính - Đất vàng nhạt phát triển trên đá

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ.

1.1.6.2. Trình độ dân trí, tập quán canh tác

Sản xuất cà gai leo bắt nguồn từ kinh nghiệm cổ truyền của các gia đình bản địa, nên việc phát triển sản xuất mang tính hàng hóa thực sự còn nhiều hạn chế. Người dân chủ yếu mới tốt nghiệp phổ thông cơ sở, lại sống ở các khu vực khó khăn, nên năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin thị trường còn rất yếu, đây cũng là hạn chế không nhỏ trong việc phát triển sản xuất và tiếp cận, chia sẻ thông tinh với các đối tượng khác. Đặc biệt trong quá trình sản xuất cây cà gai leo, yếu tố con người đóng vai trò vô cùng quan trọng nếu lực lượng lao động có đầy đủ những phẩm chất, trình độ, đặc biệt là kinh nghiệm thì hoạt động sản xuất chắc chắn đem lại hiệu quả cao. Trình độ tổ chức và quản lý giúp con người sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lực tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất với chi phí bỏ ra là thấp nhất. (Đề án quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất cây dược liệu từ nay đến năm 2030 tầm nhìn đến 2030). 1.1.6.3. Khoa học - công nghệ

- Kỹ thuật nhân giống, gây trồng:

Giống cây trồng có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay nước ta đã đặt trọng tâm vào phát triển nông nghiệp trên quy mô công nghiệp hiện đại, bằng các phương pháp sinh học để sản xuất hàng loạt giống cây trồng mới, được chọn lọc và cho nhân giống, lai tạo ra những thế hệ

cây trồng nhiều ưu điểm, cải tạo gen thành những giống cây kháng bệnh, kháng sâu, giảm bớt chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian chăm sóc, tạo nên ưu thế vững chắc trong sản xuất nông nghiệp. Việt Nam chúng ta đã có nhiều thành tựu quan trọng trong công tác chọn và lai tạo giống, cũng như có những chương trình chuyển giao công nghệ sản xuất mới, tuyển lựa giống cây trồng, thúc đẩy tăng sản lượng và làm đổi thay bộ mặt nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề quan trọng và trọng tâm là chọn giống, lai tạo, chọn đất trồng phù hợp trên quy mô công nghiệp hiện đại, chuyên nghiệp, bền vững.

- Kỹ thuật trồng:

Trong trồng trọt kỹ thuật trồng là khâu quan trọng cần phải làm đúng kĩ thuật để đạt tỷ lệ sống cao, giúp cây hồi sức nhanh, phát triển tốt. Để khai thác hết tiềm năng kinh tế của cây trồng thì người trồng cần phải có những biện pháp thích hợp để cây đạt được năng suất cao và chất lượng tốt.

- Kỹ thuật chăm sóc:

Việc chăm sóc cây trồng giúp cây phát triển tốt, mạnh, tăng năng suất cao. Khi kỹ thuật chăm sóc hợp lý sẽ tạo đà cho cây phát triển giúp ta loại bỏ được những cây sâu bệnh, đảm bảo mật độ cho nhưng cây tốt phát triển. Bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng, đảm bảo đủ điều kiện để cây phát triển có hiệu quả nhất.

- Kỹ thuật khai thác, chế biến:

Công nghệ chế biến sau thu hoạch là quá trình kiểm định chất lượng cây dược liệu, đầu tư các máy móc hiện đại trong quá trình phơi sấy, chế biến là điều kiện làm tăng chất lượng sản phẩm cây dược liệu, tạo được thị trường tiêu thụ ổn định hơn.

1.1.6.4. Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội - Dân số, lao động

Tạo ra nhu cầu lớn cho sản phẩm cà gai leo đồng thời cung cấp lao động cho phát triển trồng cây dược liệu. Con người là trung tâm của quá trình sản xuất, là yếu tố quyết định đối với mọi hoạt động sản xuất. Đây là một

trong những nhân tố kích thích để phát triển sản xuất, tăng sản lượng cà gai leo tiêu thụ trên thị trường và cải tiến phương thức tiêu thụ để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường.

- Cơ sở hạ tầng - kỹ thuật:

+ Cơ sở hạ tầng góp phần vào việc phát triển sản xuất cà gai leo như hệ thống cung cấp nước, các tuyến giao thông đường bộ,... Để phát triển sản xuất thì đòi hỏi hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cần được nâng cấp. Công trình thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Còn hệ thống giao thông nó liên quan đến quá trình vận chuyển các yếu tố đầu vào như cây giống, phân bón, các loại vật tư cũng như đầu ra của quá trình sản xuất. Trên thực tế cho thấy ở những địa phương có sự đầu tư hợp lý cho hệ thống cơ sở hạ tầng thì ở đó sản xuất có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, phát triển sản xuất cà gai leo và nâng cấp cơ sở hạ tầng có quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong đó quy hoạch về cơ sở hạ tầng cần thực hiện trước một bước.

+ Sản xuất cà gai leo đòi hỏi đầu tư nhiều lao động có kinh nghiệm và trình độ. Một mặt họ phải nắm vững đặc tính sinh trưởng của cây và chăm sóc cây để thu được sản phẩm đạt yêu cầu. Mặt khác, việc lựa chọn giống cũng rất quan trọng. Vì vậy, yếu tố kỹ thuật có vai trò quyết định đến sự thành bại của hộ nông dân.

+ Khoa học ngày càng phát triển, các kỹ thuật nhân giống phục vụ rất đắc lực cho quá trình sản xuất của hộ nông dân. Việc nắm bắt và học tập các tiến bộ kỹ thuật này kết hợp với kinh nghiệm sản xuất là rất quan trọng. Do đó, không phải cứ bón nhiều phân thì cây phát triển mà cần thiết phải đầu tư nhiều lao động chất lượng cao để chăm sóc.

Vốn luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất cây dược liệu vì cà gai leo cho thu hồi vốn chậm do chu kỳ kinh doanh dài. Hơn nữa, việc chăm sóc cà gai leo cũng đòi hỏi đầu tư khá lớn về cơ sở vật chất, điều kiện chăm sóc, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Vốn còn quyết định tới việc tái sản xuất giản đơn hay tái sản xuất mở rộng do đó để phát triển sản xuất cà gai leo đòi hỏi các hộ nông dân cần có nguồn vốn nhất định để chủ động đối phó với các rủi ro như: thời tiết, thị hiếu thay đổi, giá trị đầu vào tăng cao.

1.1.6.5. Nhóm yếu tố về chính sách

Vai trò của các chính sách đó là cơ sở động viên người nông dân làm giàu. Khuyến khích phát huy đẩy mạnh hoạt động sản xuất. Tạo việc làm, ổn định nâng cao đời sống nông dân.

Hệ thống chính sách của các cấp chính quyền: việc quy hoạch tổng thể vùng trồng cà gai leo để khai thác lợi thế tiềm năng, có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ trong sản xuất là điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng tập trung...

Ngoài ra chính sách của Nhà nước trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng: việc định hướng trong tiêu thụ đặc biệt là trong xuất khẩu sản phẩm là điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm cà gai leo trên thị trường trong nước và quốc tế.

1.1.6.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cà gai leo - Quy mô sản xuất:

Trồng cà gai leo với diện tích tập trung và ổn định nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, việc trồng cà gai leo có sự đầu tư chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật sẽ làm cho chất lượng cà gai leo được tăng lên tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm cà gai leo trên thị trường.

Trong cơ chế tiêu thụ hiện nay, sự phát triển sản xuất cây trồng đã thể hiện cuộc cạnh tranh gay gắt về năng suất, chất lượng và giá cả. Phát triển sản

xuất cà gai leo cũng vậy, để cạnh tranh được trên thị trường các hộ cần đẩy mạnh đổi mới công nghệ, cải tiến phương pháp sản xuất để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu:

Thị trường chịu ảnh hưởng bởi quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu như các thị trường khác. Nó là sự kết hợp chặt chẽ giữa hai khâu sản xuất và tiêu thụ. Nếu thị trường chấp nhận thì quy mô sản xuất sẽ được ổn định và phát triển mở rộng.

Sản xuất muốn phát triển đòi hỏi cần có thị trường và luôn tìm cách đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Bất kỳ ngành sản xuất nào cũng liên quan đến thị trường đầu vào và đầu ra. Sự biến động giá cả ở cả hai thị trường đều tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và thu nhập của hộ nông dân. Việc định giá cả đầu ra cũng như nguồn cung ứng các vật tư đầu vào, tạo lập và mở rộng thị trường tiêu thụ sẽ mang lại tâm lý yên tâm sản xuất cho nông hộ.

- Chất lượng cây cà gai leo:

Để có được thị trường tiêu thụ ổn định cần tăng cường chất lượng sản phẩm, bảo đảm sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng cao.

- Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường:

Để vấn đề này xảy ra trong thị trường tiêu thụ đòi hỏi sản phẩm cà gai leo phải có thương hiệu, được sự công nhận của thị trường trong và ngoài nước.

Sự hoàn thiện các kênh phân phối sản phẩm, công tác quảng bá sản phẩm cũng ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình tiêu thụ. Nếu kênh tiêu thụ hoàn hảo thì sản lượng cà gai leo tiêu thụ ngày càng lớn, công tác quảng bá sản phẩm tốt khách hàng biết đến giá trị mang lại của sản phẩm cà gai leo sẽ tạo điều kiện cho cả quá trình tiêu thụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây cà gai leo (solanum procumben lour ) trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)