Những thuận lợi, khó khăn của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây cà gai leo (solanum procumben lour ) trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 58 - 59)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của huyện

2.1.3.1. Thuận lợi

Năm 2017-2019, là những năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 -2020). Kinh tế của huyện được dự báo tiếp tục duy trì ổn định và phát triển; các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp bước đầu hình thành; ngành chăn nuôi từng bước được phục hồi. Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới, xây dựng trường chuẩn Quốc gia được thực hiện đảm tiến độ; công tác bồi thường GPMB được triển khai thực hiện có hiệu quả; các ngành thương mại, dịch vụ phát triển ổn định, thị trường hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng; an sinh xã hội được đảm bảo; tình hình chính trị, TTATXH được giữ vững.

Những năm gần đây huyện không ngừng đổi mới công nghệ, tự động hoá trong khâu chế biến, tăng tỷ lệ cơ giới hoá; đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp chất lượng cao. Điển hình như, đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm công nghệ Israel cho vườn cam, thiết bị bay không người lái phun thuốc trừ sâu, máy cấy, máy gặt lúa liên hợp, máy bóc gỗ làm ván ép, máy hút chân không đóng gói chè khô; sử dụng chế phẩm vi sinh cải tạo đất, xử lý chất thải chăn nuôi, ủ phân chuồng,...

Nhiều chương trình nông nghiệp trọng điểm, đề tài khoa học và công nghệ có hiệu quả, thiết thực đi vào cuộc sống như 4 đề án sản xuất nông nghiệp lớn của huyện (sản xuất lương thực, kinh tế đồi rừng, chăn nuôi trâu bò chất lượng cao, thu gom xử lý rác thải). Diện tích trồng bưởi tăng nhanh, nông thôn mới đạt kết quả xuất sắc. Năng suất, sản lượng cây trồng tăng rõ rệt cả về chất và lượng. Không ngừng đẩy mạnh chuyển hoá diện tích trồng rừng gỗ lớn; mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, lúa đặc sản địa phương, lúa sản xuất hữu cơ, rau trái vụ và phát triển mạnh trồng cây dược liệu theo hướng xanh, sạch, bền vững.

2.1.3.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội còn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức đó là tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới và khu vực diễn biến phức tạp. Các tai nạn, tệ nạn xã hội còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp; nội lực nền kinh tế; chất lượng nguồn nhân lực, chưa đáp ứng yêu cầu; việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhỏ lẻ, thiếu đầu ra cho sản phẩm; Đời sống của một bộ phận nhân dân nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

Biến đổi khí hậu làm thời tiết cực đoan, diễn biến phức tạp, bất thường và khó lường. Thiên tai, bão lũ, ngập lụt sẩy ra thường xuyên, nhất là trận lũ lịch sử năm 2018 làm ngập cả thị trấn Thanh Sơn (tiền lệ chưa bao giờ có). Trên cây trồng nhất là ngô bị sâu keo, cây bồ đề bị sâu xanh ăn lá phá hoại nặng rất khó dập dịch. Chăn nuôi lợn mấy năm liền thịt hơi bán ra giá quá thấp, sau đó lại bị dịch tả châu phi hoành hành làm cho ngành nông nghiệp có nhiều gia đình phá sản. Tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khá phổ biến, bỏ ruộng chưa được hướng dẫn chuyển đổi, một số mô hình chưa bền vững, hết hỗ trợ không thực hiện. Lao động chủ yếu thu hút vào ngành nghề có thu nhập cao, thiếu nghiêm trọng với ngành nông nghiệp. Cây dược liệu mới bắt đầu được người dân quan tâm đến trồng tại nhà nên kinh nghiệm sản xuất và chế biến còn rất hạn chế. Các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong huyện cần nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, đẩy mạnh phát triển theo dạng đa chiều mới góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây cà gai leo (solanum procumben lour ) trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)