Giải pháp về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây cà gai leo (solanum procumben lour ) trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 94 - 95)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.5.1. Giải pháp về đất đai

- Hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất để người dân yên tâm sản xuất.

- Rà soát tình hình giao đất, giao rừng, đánh giá thổ nhưỡng, lập kế hoạch thu hồi đất để quy hoạch vùng sản xuất tập trung.

- Xây dựng các vườn ươm cây giống tại huyện để bảo tồn nguồn gen và chủ động được nguồn cây giống cung cấp cho nhu cầu mở rộng diện tích trồng cây Cà gai leo trong năm tiếp theo.

- Bố trí có quỹ đất để thu hút doanh nghiệp đến đầu tư Nhà xưởng phục vụ thu mua nguyên liệu, sơ chế, chế biến sản phẩm sau thu hoạch.

- Quy hoạch theo vùng tập trung, khuyến khích tích tụ, dồn đổi ruộng đất giữa các hộ với nhau, cho doanh nghiệp, chủ trang trại thuê đất lâu dài, chuyển đổi diện tích đất trồng lúa cao hạn, trồng cây cho hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cà gai leo.

3.5.2. Giải pháp về khoa học - công nghệ

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong nghiên cứu chọn tạo giống và kỹ thuật trồng cho năng suất, chất lượng cao, trong sơ chế và chiết xuất dược liệu nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, có sức cạnh tranh trên thị trường phục vụ nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu. Sử dụng các công nghệ sạch, thân thiện với môi trường và ít gây ô nhiễm.

- Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chủ động chuyển giao các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật và dây chuyền thiết bị mới, tiên tiến để chiết xuất dược liệu đạt tiêu chuẩn, tinh chế sản phẩm phục vụ ngành khác.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành sản xuất.

+ Nâng cao công tác chuyên môn, quản lý và có chế độ phụ cấp thỏa đáng cho cán bộ khuyến nông, khuyến lâm xã; tăng cường cán bộ khuyến lâm cho các thôn có quy mô dân số lớn.

+ Nghiên cứu các tiến bộ khoa học kỹ thuật để ứng dụng trong sản xuất, giúp người dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất.

- Xây dựng chương trình hỗ trợ cơ giới hoá: Hỗ trợ các hộ gia đình đầu tư cơ giới hóa các khâu trong sản xuất, vận chuyển, chế biến sản phẩm. Cụ thể như: Đẩy mạnh cơ giới hóa, máy móc bán tự động các khâu sản xuất (làm đất, trồng, chăm sóc), thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm.

- Giải pháp về chế biến và bảo quản: Đẩy mạnh tập huấn sơ chế bảo quản sản phẩm khô để đảm bảo chất lượng trước khi cung ứng ra thị trường hoặc cung cấp cho các đầu mối thu mua chế biến sản phẩm.

- Nhà nước có chính sách, chủ trương cụ thể để hình thành các mô hình tổ chức sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, gắn sản xuất chặt chẽ với kinh doanh; lấy doanh nghiệp làm trung tâm, các hộ nông dân là vệ tinh; tạo thành một thể thống nhất từ sản xuất đến tiêu thụ để đảm bảo quản lý tốt việc ứng dụng khoa học kỹ thuật; đồng thời đảm bảo sự liên kết hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị sản xuất, các địa phương, hỗ trợ lẫn cho nhau, tạo nguồn hàng lớn, ổn định cung ứng cho thị trường trong nước.

- Việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất Cà gai leo của huyện cần phải được tiến hành toàn diện và đồng bộ. Song quan trọng nhất là công tác nhân giống, công nghệ sản xuất và vấn đề chuyển giao công nghệ, vấn đề cơ giới hoá trong sản xuất và tiêu thụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cây cà gai leo (solanum procumben lour ) trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)