Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh tiểu học (Trang 30 - 34)

7. Cấu trúc khóa luận

1.2.2.5. Kết quả điều tra

Trong giảng dạy, nhắc đến nâng cao chất lượng giảng dạy và dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở Tiểu học, chúng ta phải nghĩ tới đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp và có hiệu quả. Việc vận dụng một số biện pháp dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ trong chương trình toán Tiểu học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo,

rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, những phẩm chất cần thiết cho việc học toán sau này.

Để phát huy được tính tích cực của học sinh thì người giáo viên có vai trò rất quan trọng. Vì chính thầy cô là người hướng dẫn, cung cấp những kiến thức, lời dẫn giúp các em hăng hái, say mê học tập.

Qua trao đổi, trò chuyện với giáo viên, tôi thấy phần đa giáo viên đều cho rằng việc đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức và đáp ứng đủ điều kiện cho việc dạy học nội dung tỉ số và đại lương tỉ lệ trong quá trình dạy học là rất cần thiết vì có thể nâng cao chất lượng giảng dạy và kết quả học tập của học sinh. Dựa vào các phương pháp điều tra và phân tích thống kê toán học, chúng tôi đã thu được kết quả bước đầu như sau:

Có khoảng 80% giáo viên đồng ý với những ý kiến: Hứng thú là tiền đề để học tập tích cực; nhu cầu tìm tòi sẽ giúp học sinh học tập tích cực.

Bảng 1.1. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết phải phát huy tính tích cực của học sinh. STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ % 1 Rất cần thiết 14 70 2 Cần thiết 4 20 3 Bình thường 2 10 4 Không cần thiết 0 0 Tổng 20 100

Bảng 1.2. Quan điểm, nhận thức về việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực học sinh Tiểu học.

STT Quan điểm Tỉ lệ %

1 Cần phải đổi mới 80

2 Không cần đổi mới 20

- Đi học chuyên cần, làm bài đầy đủ là dấu hiệu quan trọng của tính tích cực. Thực ra đó là chưa hiểu rõ về tính tích cực của học sinh, việc đi học chuyên cần, làm bài đầy đủ chỉ là ý thức học tập của học sinh.

- Dạy hết, kịp thời gian và học sinh hiểu bài là được. Tuy nhiên học một cách thụ động như vậy làm cho học sinh cảm thấy chán và chỉ cố làm cho xong như một công việc bắt buộc không có sự hứng thú tìm tòi và tích cực trong học tập.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, chúng tôi đã làm rõ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh tiểu học. Cụ thể là:

- Tìm hiểu về đặc điểm quá trình nhận thức, sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học.

- Tìm hiểu về hoạt động học của học sinh Tiểu học.

- Đề tài nêu ra tính tích cực và tác dụng của dạy học phát huy tính tích cực của người học; đặc trưng của dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.

- Sự khác nhau giữa dạy học thụ động và dạy học tích cực.

- Phân tích cơ sở thực tiễn của đề tài: gồm nội dung dạy học tỉ số và đại lượng tỉ lệ trong chương trình Tiểu học và thực trạng việc dạy và học về tỉ số và đại lượng tỉ lệ ở trường Tiểu học. Từ đó rút ra kết luận về hoạt động của giáo viên và học sinh. Từ kết quả điiều tra cho thấy việc thay đổi phương pháp, cách thức tổ chức dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ để phát huy được tính tích cực của học sinh là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC NỘI DUNG TỈ SỐ VÀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THEO HƯỚNG PHÁT HUY

TÍNH TÍCH CỰC HỌC SINH TIỂU HỌC

2.1. Nguyên tắc đề xuất một số biện pháp dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh tiểu học.

Một phần của tài liệu Dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh tiểu học (Trang 30 - 34)