Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh tiểu học (Trang 74)

7. Cấu trúc khóa luận

3.2. Nội dung thực nghiệm

Thực hiện thực nghiệm được tiến hành trong chương trình học kì 2 của môn toán lớp 4.

Ở mỗi tiết dạy thực nghiệm chúng tôi tiến hành sử dụng các phương pháp dạy học tích cực kết hợp đánh giá của trò và thầy vào việc tiếp thu bài và giải bài tập.

Ngoài ra còn tổ chức một chương trình ngoại khóa “Hội chợ” cho học sinh trong lớp học về buôn bán các đồ dùng tự tay làm ra, sách, vở, tranh ảnh,… nhằm vận dụng kiến thức và thực tiễn và giúp các em giải trí phát triển các kĩ năng như: kĩ năng tính nhẩm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp và xử lý tình huống, và còn biết tôn trọng mọi nghề nghiệp, tôn trọng sức lao động, nhớ đến công ơn của bố mẹ…

Tiến hành cho học sinh kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng từ đó phân tích, tổng hợp và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.

Thông qua hoạt động và các tiết dạy đánh giá tác dụng của đề tài.

Để đảm bảo quy chế chuyên môn và tiến độ chương trình dạy học các giờ thực nghiệm được tiến hành vào các giờ chính khóa theo thời khóa biểu của nhà trường nhưng có đổi lại thứ tự các tiết trong ngày để chúng tôi tiến

hành thực nghiệm. Ở lớp đối chứng các tiết dạy học toán vẫn tiến hành bình thường theo chương trình và thời khóa biểu của nhà trường quy định.

3.3. Tổ chức thực nghiệm. 3.3.1. Đối tượng thực nghiệm.

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm, đối chứng với cặp lớp: lớp thực nghiệm là lớp 4B và lớp đối chứng là lớp 4D trường Tiểu học Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ. Hai lớp có trình độ và kết quả trung bình môn toán là xấp xỉ như nhau (đã được giáo viên tham gia dạy thực nghiệm xác nhận). Thông tin cụ thể hai lớp như sau:

+ Lớp thực nghiệm: Lớp 4B gồm 28 học sinh, trong đó có 20 nam và 8 nữ, do thầy Nguyễn Anh Tuấn chủ nhiệm.

+ Lớp đối chứng: Lớp 4D gồm 32 học sinh, trong đó có 14 nam và 18 nữ, do cô Trần Thị Hậu chủ nhiệm.

3.3.2. Thời gian thực nghiệm.

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm từ 25/02/2019 đến 12/04/2019.

3.3.3. Phương pháp thực nghiệm.

Chúng tôi tổ chức thực nghiệm như sau: - Kiểm tra, đánh giá trước khi thực nghiệm. - Tiến hành thực nghiệm.

- Kiểm tra đánh giá sau khi thực nghiệm.

- Phân tích, đối chiếu kết quả trước và sau thực nghiệm.

3.3.4. Công tác chuẩn bị

3.3.4.1. Khảo sát đầu vào.

Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ ham thích học toán và chất lượng học sinh của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bằng việc quan sát, yêu cầu học sinh làm vào phiếu câu hỏi và phiếu bài tập đã xây dựng trước và lập bảng danh sách học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo các bước sau:

+ Bước 1: Chọn lớp 4B và lớp 4D. Cho học sinh làm bài kiểm tra để đánh giá kiến thức của học sinh trước khi tiến hành thực nghiệm.

+ Bước 2: Chấm bài theo đáp án cho trước.

+ Bước 3: Đánh giá phân loại kết quả bài làm của học sinh theo 3 mức: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành. (Kết quả phân loại được trình bày trong bảng 3.1).

3.3.4.2. Biên soạn giáo án, xây dựng bài giảng thực nghiệm.

- Lớp thực nghiệm: chúng tôi cùng giáo viên thiết kế giáo án giảng dạy, trong đó có sử dụng biện pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh đã đề xuất. (giáo án chi tiết dạy thử được trình bày ở phần phụ lục)

- Lớp đối chứng: giáo viên thiết kế và thực hiện tiết dạy bình thường.

3.3.5. Tiến hành thực nghiệm.

Sau khi chuẩn bị chu đáo về nội dung, giáo án, đồ dùng dạy học chúng tôi tiến hành giảng dạy 2 lớp thực nghiệm và đối chứng.

Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi luôn quan sát và ghi chép đầy đủ quá trình dạy và học của giáo viên với học sinh, quan sát quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa của học sinh. Trao đổi với giáo viên về những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện tiết dạy thực nghiệm, trao đổi với học sinh để nắm được mức độ đạt được của biện pháp đã thực hiện trong các tiết dạy và trong hoạt động đã tổ chức. .

3.3.5.1.Triển khai thực nghiệm.

Chúng tôi trao đổi với giáo viên về sự cần thiết phải phát huy tính tích cực của học sinh.

Dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh Tiểu học bằng việc thông qua các biện pháp đã thiết kế ở đề tài cho lớp thực nghiệm. Lớp đối chứng vẫn tiến hành dạy bình thường.

3.3.5.2. Tiến hành đo đầu ra.

Sau khi kết thúc thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đo mức độ biểu hiện sự tích cực của học sinh ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng như đo đầu vào.

Sau quá trình thực nghiệm chúng tôi đã thu được kết quả và tiến hành phân tích trên hai phương diện: phân tích định tính và phân tích định lượng.

3.4.1. phân tích định tính.

- Về phía học sinh:

Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã theo dõi đã thấy sự chuyển biến của học sinh, học sinh tích cực tham gia vào hoạt động học tập, có hứng thú với môn toán thể hiện ở 4 mặt sau:

+ Về nhận thức: Học sinh hiểu được ích lợi của việc học môn toán; hiểu và nắm vững các kiến thức cơ bản; có kĩ năng thực hành, vận dụng thành thạo; việc học tập, giải bài tập, ghi nhớ thuận lợi hơn, dễ phát hiện những sai lầm trong học tập.

+ Về kĩ năng: phát triển hơn về các kĩ năng như: giao tiếp, thuyết trình, xử lý tình huống, kĩ năng tự đánh giá; khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa tiến bộ hơn…

+ Về thái độ: Học sinh ham thích học môn toán; có thái độ học tập nghiêm túc, chú ý nghe giảng hơn, tích cực phát biểu, thảo luận và đánh giá lẫn nhau chuẩn xác hơn, tạo không khí sôi nổi trong lớp.

+ Về hành vi: Đi học đúng giờ, chuẩn bị đầy đủ, không nản trước bài khó, hăng hái phát biểu, chịu khó làm bài tập, học hỏi, biết tự dánh giá mình và đánh giá bạn, học sinh tự học, tự nghiên cứu một cách tự giác hơn, tích cực tham gia các hoạt động giáo viên tổ chức, đoàn kết, mạnh dạn hơn…

- Về phía giáo viên:

Chúng tôi xin ý kiến của giáo viên dạy thực nghiệm về chất lượng và sự phù hợp của dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh Tiểu học là hoàn toàn hợp lý. Việc dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh có thể coi là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, là việc hoc sinh học tập thông qua trải nghiệm, tương tác, giao tiếp và rút kinh nghiệm. Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh thực hành, tương tác, trao đổi, thảo luận và suy nghĩ để học tập một cách có hiệu quả. Học sinh cùng nhau làm việc, cùng nhau học tập là một đặc điểm quan trọng

của việc lấy học sinh làm trung tâm. Rèn luyện cho học sinh phát triển toàn diện, chủ động trong quá trình học tập.

Thông qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã nhận thấy sự hứng thú học tập được thể hiện rõ nét bằng thái độ học tập của học sinh. Học sinh tại lớp đối chứng còn rất nhiều em chưa tập chung, chưa tích cực trong quát trình học tập. Hầu hết các em chưa hứng thú với bài học, rất rụt rè, ít giơ tay phát biểu khiến cho lớp học rất trầm. Ngược lại, học sinh tại lớp tực nghiệm khi học các tiết học thực nghiệm phần lớn đều tích cực, hứng thú. Hầu hết các em đều hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài, hoạt động tích cực, chú ý vào bài học. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo hơn trong học tập. Các yêu cầu nhận thức được các em chủ động tìm tòi, giải quyết một cách sáng tạo. Như vậy, việc sử dụng các biện pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh giúp học sinh hứng thú và tích cực hơn trong quá trình học tập.

3.4.2. Phân tích định lượng.

Chúng tôi đánh giá hiệu quả giờ dạy căn cứ mức độ học sinh đã làm trong bài kiểm tra. Đánh giá bài làm của học sinh theo 3 mức độ: hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành.

A. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm.

Bảng 3.1. Bảng kết quả kiểm tra trước thực nghiệm.

Lớp Số bài kiểm tra Mức đạt Hoàn thành tốt

Hoàn thành Chưa hoàn thành SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Thực nghiệm 28 9 32,1 12 42,9 7 25 Đối chứng 32 10 31,3 14 43,7 8 25

Nhìn vào bảng thống kê so sánh về chất lượng kiểm tra đánh giá đầu vào khi chưa sử dụng các biện pháp dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo

hướng phát huy tính tích cực học sinh Tiểu học trong quá trình giảng dạy ở trường Tiểu học Hùng Vương - Thị Xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ, chúng tôi thấy chất lượng học của học sinh hai lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau, sự chênh lệch không đáng kể. Ta có biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra đầu vào của hai lớp thực nghiệm và đối chứng như sau:

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra trước thực nghiệm.

B. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm.

Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi kiểm tra kết quả đối với nhóm lớp thực nghiệm được giáo viên giảng dạy theo các biện pháp đã đề xuất, còn lớp đối chứng vẫn tiến hành giảng dạy theo phương thức cũ, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả kiểm tra sau thực nghiệm.

Lớp Số bài kiểm

tra

Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 4B 28 12 42,9 14 50 2 7,1

4D 32 10 31,3 15 46,9 7 21,8

Ta có biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm của hai lớp thực nghiệm và đối chứng như sau:

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra sau thực nghiệm.

Điểm tích cực của học sinh sau quá trình thực nghiệm:

Nhìn vào điểm tích cực của lớp thực nghiệm ta thấy số điểm đạt được của cả lớp là khá cao, đạt 302 điểm. Cả lớp đều tích cực học tập và hoạt động tương đối tích cực.

+ Lớp đối chứng:

Lớp đối chứng chỉ đạt 111 điểm tích cực, ta thấy không có sự sôi nổi ở lớp học.

Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu, số điểm tích cực của học sinh và biểu đồ biểu thị kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm ta thấy ở lớp thực nghiệm sau khi giáo viên tiến hành giảng dạy và hoạt động theo hướng phát huy tính tích cực học sinh, chúng tôi nhận thấy mức xếp loại hoàn thành tốt cao hơn so với trước thực nghiệm, tăng từ 32,1% đến 42,9% (tăng 10,8%), mức xếp loại hoàn thành cũng tăng từ 42,9% đến 50% (tăng 7,1%) và mức xếp loại chưa hoàn thành giảm xuống từ 25% xuống 7,1% (giảm 17,9%). Như vậy, sau khi tiến hành thực nghiệm mức xếp loại đã có sự chênh lệch khá lớn so vơi trước thực nghiệm.

Còn lớp đối chứng không tiến hành giảng dạy theo hướng sử dụng các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh đã đề xuất thì sau khi thời gian thực nghiệm kết thúc mức xếp loại hoàn thành tốt vẫn giữ nguyên, mức xếp loại hoàn thành tăng nhẹ từ 43,7% lên 46,9% (tăng 3,2%), mức xếp loại chưa hoàn

thành cũng giảm xuống nhẹ 3,2% (từ 25% xuống 21,8%). Như vậy là không có sự chênh lệch nhiều so với trước và sau khi thực nghiệm.

3.5. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm.

Từ kết quả thực nghiệm chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét như sau: Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng chất lượng lớp thực nghiệm về kiến thức, kĩ năng cao hơn lớp đối chứng, và có thái độ học tập tích cực hơn mặc dù trình độ đầu vào của hai lớp là sấp xỉ nhau. Cụ thể:

- Kết quả bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm tốt hơn nhiều so với lớp đối chứng. Tỉ lệ % học sinh hoàn thành tốt cao hơn và chưa hoàn thành có tỉ lệ ít hơn nhiều.

- Ở lớp thực nghiệm, học sinh rất hào hứng tham gia học tập. Kĩ năng vận dụng kiến thức và kĩ năng giải quyết vấn đề của học sinh cũng tót hơn lớp đối chứng.

- Học sinh ở lớp thực nghiệm có cơ hội rèn luyện, trải nghiệm và phát triển các kĩ năng nên học sinh diễn đạt tốt hơn, tự tin hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi xác định mục đích, nhiệm vụ, nội dung, cách thức tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại lớp 4B của trường Tiểu học Hùng Vương (năm học 2018-2019), được tiến hành trong 4 tuần với dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh Tiểu học vào các tiết dạy và hoạt động cụ thể. Quá trình thực nghiệm cho thấy:

- Học sinh học tập tích cực, hứng thú và sáng tạo hơn. Đặc biệt các em rất hứng thú khi được trực tiếp thực hành, được khám phá những bài toán, những hoạt động thực tiễn vừa lạ vừa quen, gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Điều quan trọng hơn cả là chất lượng tiếp thu bài học của các em được nâng lên rõ rệt.

- Qua so sánh, chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh trước và sau khi thực nghiệm thì tỉ lệ học sinh ở mức hoàn thành tốt và hoàn thành tăng lên khá cao, còn mức chưa hoàn thành giảm xuống trông thấy.

Quá trình thực nghiệm cho thấy dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh Tiểu học có tính khả thi, bước đầu góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Từ những phần đã trình bày ở trên, chúng tôi đã rút ra một số kết luận sau:

- Việc dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh Tiểu học cụ thể ở lớp 4, 5 nói riêng và trong dạy học môn toán ở Tiểu học nói chung là phù hợp với quá trình nhận thức của học sinh hiện nay, phù hợp với mục tiêu môn toán ở trường Tiểu học và có tính khả thi khi dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ.

- Việc dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh Tiểu học không chỉ làm cho học sinh hứng thú học tập mà còn giúp các em hiểu bài sâu sắc hơn vì các em tự mình phát hiện vấn đề, tự mình giải quyết vấn đề và chiếm lĩnh kiến thức mới mà còn giúp các em phát triển các kĩ năng như: kĩ năng tự đánh giá, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lý tình huống…, và còn giúp các em mạnh dạn hơn. Qua đó phát huy được tính tích cực học tập và góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

- Việc dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh Tiểu học còn phụ thuộc vào nội dung kiến thức của từng bài; phụ thuộc vào trình độ tri thức chuyên môn, năng lực sư phạm cũng như thái độ nghề nghiệp của giáo viên. Đặc biệt nó còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức của học sinh. Vì vậy khi vận dụng các biện pháp dạy học tích cực đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian, công sức để chuẩn bị bài dạy cũng

Một phần của tài liệu Dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh tiểu học (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)