Chỉ dẫn thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu Dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh tiểu học (Trang 40 - 51)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2. Đề xuất một số biện pháp dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ

2.2.2.2. Chỉ dẫn thực hiện biện pháp

1) Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm.

Một trong những đặc trưng của đổi mới phương pháp là tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. Trong học tập không phải mọi kiến thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động thuần thúy cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường đi tìm những tri thức mới. Thông qua sự hợp tác tìm tòi nghiên cứu, thảo luận, tranh luận tập thể, ý

kiến mỗi cá nhân được bộc lộ,… qua đó trình độ của người học được nâng lên một tầm mới.

Từ đó cho thấy việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy và học môn Toán nói chung cũng như dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ nói riêng sẽ đem lại hiệu quả học tập tích cực cao cho học sinh tiểu học. Ta có thể tiến hành sử dụng phương pháp trong quá trình dạy học như sau:

Không phải bài tập nào chúng ta cũng tổ chức cho học sinh hoạt động hợp tác nhóm. Để sử dụng được phương pháp này trước hết giáo viên phải lựa chọn được những bài học chứa đựng những tình huống sư phạm có thể tổ chức dạy học theo nhóm. Có thể xác định một số tình huống có thể dạy học theo nhóm như sau:

-Khi phải tiến hành một công việc phức tạp gồm nhiều vấn đề nhỏ, một người không thể làm hết trong thời gian ngắn.

-Khi cần tổ chức thảo luận nhằm đưa ra định hướng và đưa ra cách giải quyết một vấn đề nào đó.

-Khi thực hiện nhiệm vụ thống kê thu thập số liệu. -Khi tổ chức trò chơi trong quá trình học tập…

Để sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, giáo viên phải có khả năng bao quát lớp, phân công rõ ràng nhiệm vụ trong từng nhóm. Trong quá trình sinh hoạt nhóm giáo viên phải quản lý tốt các nhóm và giúp đỡ các em để hoạt động nhóm có hiệu quả. Đặc biệt, khi hoạt động nhóm các em học sinh phải biết phân công nhiệm vụ rõ ràng. Trong quá trình dạy học hợp tác nhóm, giáo viên cần lưu ý để rèn luyện cho học sinh ý thức hoạt động nhóm, tinh thần đoàn kết và thói quen hoạt động tập thể. Có được điều này thì những giờ hoạt động nhóm sẽ đạt hiệu quả.

Để tổ chức dạy học hợp tác nhóm đạt hiệu quả thì phương tiện là một trong những điều kiện cần thiết. Trong đó đề cập đến hai yếu tố sau:

-Không gian lớp học: Lớp học phải đủ không gian làm việc cho các nhóm. Khi tổ chức hoạt động hợp tác nhóm thì giáo viên cần tính toán, sắp xếp sao cho vị trí các nhóm được hợp lý.

-Trang thiết bị và đồ dùng phải phù hợp và đầy đủ để các nhóm sử dụng.

Ví dụ 4:

Giáo viên có thể dạy học hợp tác nhóm khi dạy các bài toán về đại lượng tỉ lệ. Thông qua hoạt động nhóm giáo viên có thể kiểm tra đồng thời cả về kiến thức cũng như kỹ năng làm việc nhóm của học sinh

Bài toán : Một đơn vị vận tải đã huy động 8 xe để chở 480 tấn hàng trong thời gian quy định. Sau khi chở được 160 tấn thì đơn vị được giao nhiệm vụ chở thêm 640 tấn hàng nữa. Hỏi đơn vi đó phải huy động thêm bao nhiêu xe để chở xong lô hàng trong thời gian quy định? Biết rằng sức chở của mỗi xe là như nhau (Giải bài toán bằng nhiều cách).

Giáo viên tiến hành dạy học theo nhóm như sau:

-Bước 1: Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 học sinh (tùy vào số học sinh của lớp học).

-Bước 2: Giáo viên phân công công việc cụ thể cho mỗi nhóm thông qua phiếu học tập. Các nhóm có trách nhiệm phân công, bàn bạc chia nhau tìm các cách giải cụ thể và trình bày vào phiếu thảo luận của nhóm mình. (Phiếu hợp tác nhóm trong phần phụ lục 10).

-Bước 3: Giáo viên cho học sinh tiến hành thảo luận nhóm. Tìm cách giải phù hợp và trình bày vào phiếu thảo luận của nhóm mình.

-Bước 4: Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.

-Bước 5: Giáo viên tiến hành nhận xét kết luận.

Cách 1: (Sử dụng phương pháp rút về đơn vị)

Số tấn hàng còn lại là:

480 – 160 = 320 (tấn) Số tấn hàng một xe phải chở là: 320 : 8 = 40 (tấn)

Số xe phải huy động thêm là: 640 : 40 = 16 (xe)

Đáp số: 16 xe

Cách 2: (Sử dụng phương pháp tỉ số)

Số tấn hàng còn lại là:

480 – 160 = 320 (tấn)

Số tấn hàng phải chở thêm gấp số tấn hàng còn lại là: 640 : 320 = 2 (lần)

Số xe phải huy động thêm là: 8 x 2 = 16 (xe)

Đáp số: 16 xe

Cách 3: (Sử dụng quy tắc tam xuất thuận)

Số tấn hàng còn lại là:

480 – 160 = 320 (tấn) Số xe cần huy động thêm là:

640 : 320 x 8 = 16 (xe) Đáp số: 16 xe

Tính tích cực của học sinh ở đây được phát huy ở bước 3, trong quá trình các em hoạt động nhóm, ngoài việc suy nghĩ, động não để tìm ra cách giải các em còn phải biết lắng nghe, cân đối các ý kiến của các thành viên trong nhóm để tìm ra lời giải đúng và chính xác nhất. Khi thảo luận nhóm các em sẽ phát huy được tính tích cực khả năng tự chủ bản thân trong quá trình học tập. Thông qua hoạt động nhóm này giáo viên vừa có thể kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh vừa có thể phát triển được khả năng hợp tác nhóm của các em. Đồng thời qua phương pháp hợp tác nhóm này tính tích cực của mỗi cá nhân đều được phát huy. Mỗi học sinh sẽ phải tự tìm tòi, suy nghĩ, động não để tìm cho mình một cách giải không trùng với các thành viên khác trong nhóm. Trong ví dụ này tính tích cực của học sinh được phát huy ở mức độ tìm tòi tiến đến sự sáng tạo chứ không chỉ đơn thuàn là mức độ bắt chước khi hướng dẫn các em áp ụng công thức vào để giải 1 bài tập quen thuộc.

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là tổ chức tạo ra tình huống có chứa đựng vấn đề. Trong quá trình hoạt động, học sinh sẽ phát hiện ra vấn đề, có nguyện vọng giải quyết vấn đề đó bằng sự cố gắng của bản thân nhờ đó nâng cao trình độ và kiến thức, kỹ năng tư duy.

Trong quá trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, giáo viên tổ chức các tình huống sư phạm có vấn đề, học sinh tiến hành hoạt động, phát hiện ra vấn đề. Khi phát hiện và giải quyết vấn đề học sinh sẽ tìm ra những tri thức và kỹ năng mới.

Quá trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề diễn ra như sau: -Phát hiện vấn đề

-Tìm hiểu vấn đề

-Xác định lược đồ giải quyết vấn đề

-Tiến hành giải quyết vấn đề, đưa ra lời giải -Phân tích, khai thác lời giải.

Để sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề thì trước hết giáo viên phải tạo được tình huống có vấn đề. Giáo viên cần dựa vào nội dung bài học và trình độ của học sinh để tạo tình huống có vấn đề và tận dụng các cơ hội để xây dựng các tình huống đó. Một số cách thường dùng để tạo tình huống có vấn đề là:

-Xây dựng tình huống có vấn đề từ thực tiễn.

-Tạo tình huống có vấn đề từ các kiến thức đã biết bằng cách biến đổi hoặc dấu đi một yếu tố (yếu tố của phép tính, một chữ số khuyết trong khi thực hiện thuật toán, nét khuyết hình vẽ,…) yêu cầu học sinh tìm lại yếu tố đó.

Ví dụ 5: Khi dạy bài “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” giáo viên đưa ra bài toán thực tế sau:

Bài toán: Số cây đào trong vườn nhà Lan gấp 4 lần số cây mận và số cây đào nhiều hơn số cây mận là 12 cây. Hỏi vườn nhà Lan có bao nhiêu cây mỗi loại.

-Tìm số cây đào và cây mận trong vườn nhà Lan.

Bước 2: Tìm giải pháp.

-Phân tích vấn đề: bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

-Hướng dẫn chiến lược giải quyết vấn đề: bài toán trên thuộc dạng toán nào, cách giải ra sao.

-Kiểm tra tính đúng đắn của vấn đề: Tiến hành đưa ra các bước giải phù hợp, thử lại kết quả. Nếu đúng chuyển sang bước 3, nếu sai quay trở lại từ đầu bước 2.

Bước 3: Trình bày giải pháp.

-Trình bày lời giải cụ thể của bài toán. Bài giải: Ta có sơ đồ sau: Số cây mận: Số cây đào: Hiệu số phần bằng nhau là: 4 – 1 = 3 (phần) Giá trị một phần là: 12 : 3 = 4 Số cây mận là: 4 x 1 = 4 (cây) Số cây đào là: 4 x 4 = 16 (cây)

Đáp số: Đào: 12 cây; mận: 4 cây

Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp.

Học sinh tiến hành tìm cách giải hay và ngắn gọn hơn hoặc tìm cách giải khác (nếu có).

? cây

12 cây

Ví dụ trên sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ở mức độ người học hợp tác phát hiện vấn đề (mức 3) sau quá trình thực hiện nếu học sinh chưa giải quyết được sẽ tiến hành xuống mức 2 giáo viên gợi ý để học sinh tìm ra vấn đề và cách giải quyết (mức độ theo thông tư 22).

Như vậy, có nhiều cách khác nhau để xây dựng tình huống có vấn đề, giáo viên cần lựa chọn bài dạy, nội dung và trình độ học sinh sao cho phù hợp với các tình huống và vấn đề đưa ra. Để sử dụng phương pháp dạy học “phát hiện và giải quyết vấn đề” thì cần đảm bảo vấn đề đưa ra hướng tới mọi học sinh chứ không chỉ dành riêng cho các học sinh mũi nhọn. Vấn đề giáo viên đưa ra không được quá khó hoặc quá dễ đảm bảo sự phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh.

3) Sử dụng phương pháp trò chơi toán học.

Trò chơi toán học là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh và gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân vừa để chơi và vừa để học. Trò chơi toán học có tác dụng cả về mặt trí tuệ lẫn thể chất và các phẩm chất đạo đức.

Để tổ chức trò chơi cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4, 5 trong dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học để có thể đưa ra trò chơi phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi người giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:

-Trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục.

-Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung, kiến thức bài học.

-Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh cuối cấp Tiểu học, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và đảm bảo cơ sở vật chất của nhà trường.

-Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo, gây được hứng thú học tập cho học sinh.

Cấu trúc trò chơi học tập Toán:

-Tên trò chơi: Cần thu hút học sinh.

-Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích trò chơi sẽ quy định hành động trò chơi được thiết kế trong trò chơi.

- Đồ dùng, trò chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học tập.

-Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi, quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.

- Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi. - Nêu lên cách chơi

Quy trình tổ chức trò chơi trong giờ học toán:

-Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi. Giáo viên hướng dẫn thể lệ cuộc chơi.

Mục đích của mỗi trò chơi góp phần vào việc thực hiện mục tiêu của bài học do đó phải được chuẩn bị chu đáo phù hợp với đối tượng học sinh nhằm rèn luyện tư duy, khả năng phán đoán nhanh nhẹn của học sinh, củng cố nội dung, khắc sâu kiến thức bài học cho học sinh ...

Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp học sinh phối hợp các hoạt động. Giáo viên hướng dẫn thể lệ cuộc chơi như chơi theo cá nhân, nhóm, tổ, tùy theo trò chơi mà bố trí số lượng sao cho tất cả học sinh của nhóm đều được tham gia chơi.

-Bước 2: Hướng dẫn thực hiện trò chơi, gồm những việc sau: Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia, người quản trò, trọng tài… Giáo viên cần lựa chọn quản trò có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.

Chuẩn bị phương tiện: Các dụng cụ dùng để tổ chức trò chơi. Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ.

Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm,…Luật chơi đơn giản giúp học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện.

Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, giải thưởng của cuộc chơi (nếu có).

- Bước 3: Thực hiện trò chơi.

- Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi, gồm những việc sau:

Giáo viên hoặc học sinh làm trọng tâm nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.

Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải .

Một số học sinh nêu kiến thức trong bài học mà trò chơi đã thể hiện Sử dụng trò chơi trong dạy học Toán có rất nhiều ưu điểm. Nếu ta tổ chức trò chơi hợp lí, khoa học thì mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học hiện nay cũng có một số khuynh hướng sau:

- Lạm dụng trò chơi học tập: Có những tiết học (đặc biệt có người dự giờ), giáo viên sử dụng 2, 3 trò chơi gây mất thời gian, lớp học “sôi nổi” một cách thái quá dẫn đến ồn ào mất trật tự. Giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc điều hành lớp học, không phát huy hết hiệu quả của trò chơi. Các em học sinh có năng lực tốt tham gia là chủ yếu, các em có năng lực còn hạn chế ít cơ hội tham gia. Nhiều trò chơi chưa nghiên cứu chọn lọc kĩ, không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu bài học.

- Tổ chức trò chơi học tập một cách hình thức. Không phải tiết học nào cũng có thể thiết kế được trò chơi học tập mà tuỳ theo nội dung, mục tiêu bài học sử dụng trò chơi phù hợp. Nếu tổ chức trò chơi học tập một cách gượng ép, miễn cưỡng thì sẽ không phát huy hết hiệu quả.

Để tổ chức trò chơi học tập đạt hiệu quả cao cần tránh các khuynh hướng thường gặp trên đồng thời cần xác định rõ mục đích của trò chơi và nội dung trò chơi phải bám sát chương trình, mục tiêu bài học.

Khi dạy bài luyện tập về nội dung tỉ số, giáo viên có thể tiến hành cho học sinh chơi trò chơi “Tiếp sức”. Viết tỉ số của a và b với a, b là các số đã được cho sẵn.

Mục đích: Giúp học sinh củng cố kiến thức về tỉ số, tích cực trong hoạt động lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, tạo hứng thú và không khí vui vẻ trong giờ

Một phần của tài liệu Dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh tiểu học (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)