Biện pháp 5: Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của

Một phần của tài liệu Dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh tiểu học (Trang 69 - 74)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2. Đề xuất một số biện pháp dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ

2.2.5. Biện pháp 5: Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của

sinh trong quá trình dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ.

2.2.5.1. Vai trò của biện pháp.

Kiểm tra - đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với giáo viên và đặc biệt là với học sinh.

Đối với học sinh: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời những thông tin "liên hệ ngược" giúp người học điều chỉnh hoạt động học.

- Về giáo dưỡng chỉ cho học sinh thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, còn thiếu sót nào cần bổ khuyết.

- Về mặt phát triển năng lực nhận thức giúp học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế.

- Về mặt giáo dục học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn, củng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn.

Đối với giáo viên: Cung cấp cho giáo viên những thông tin "liên hệ ngược ngoài" giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy.

2.2.5.2. Cách thức thực hiện.

Những yêu cầu sư phạm cần tuân thủ khi đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Khi đánh giá cần phải tuân thủ những yêu cầu sau:

- Đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu dạy học.

- Công cụ đánh giá phải đảm bảo mức độ chính xác nhất định.

- Đánh giá phải mang tính khách quan, toàn diện, có hệ thống và công khai.

- Đánh giá phải đảm bảo tính thuận tiện của việc sử dụng công cụ đánh giá.

Những nguyên tắc để đánh giá

Để đánh giá kết quả học tập cần dựa vào những nguyên tắc mang tính tổng quát và cụ thể.

Những nguyên tắc mang tính tổng quát:

- Đánh giá là quá trình tiến hành, có hệ thống để xác định phạm vi đạt được của các mục tiêu đề ra. Vậy, phải xác định rõ mục tiêu đánh giá là gì.

- Khi đánh giá phải chọn mục tiêu đánh giá rõ ràng, các mục tiêu phải được biểu hiện dưới dạng những điều có thể quan sát được.

- Giáo viên cần phải biết rõ những hạn chế của từng công cụ đánh giá để sử dụng chúng có hiệu quả.

- Đánh giá bao giờ cũng gắn với việc học tập của học sinh, nghĩa là trước tiên phải chú ý đến việc học tập của học sinh. Sau đó mới kích thích sự nỗ lực học tập của học sinh.

- Đánh giá bằng nhận xét để học sinh nhận biết những sai sót của mình về kiến thức kỹ năng, phương pháp để học sinh nghiên cứu, trao đổi thêm kiến thức.

- Qua những lỗi mắc phải của học sinh, giáo viên cần rút kinh nghiệm để phát hiện ra những sai sót trong quá trình dạy và đánh giá của mình để thay đổi cách dạy sao cho phù hợp với học sinh.

- Trong đánh giá nên sử dụng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau nhằm tăng độ tin cậy và chính xác.

- Lôi cuốn và khuyến khích học sinh tham gia vào quá trình đánh giá. - Giáo viên phải thông báo rõ các loại hình câu hỏi để kiểm tra đánh giá giúp học sinh định hướng khi trả lời.

- Phương pháp và cách thức tiến hành kiểm tra đánh giá phải diễn ra trong hoàn cảnh thoải mái, học sinh cảm thấy tự nguyện, không lo lắng hay sợ sệt.

Quy trình của việc đánh giá

o Đánh giá của giáo viên:

Quy trình đánh giá có thể bao gồm bốn bước: đo, lượng giá, đánh giá và ra quyết định.

- Đo: Kết quả bài kiểm tra của mỗi học sinh được ghi nhận bằng nhận xét. Đánh giá kết quả của học sinh ở 3 mức độ: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành.

- Lượng giá: Dựa vào các số đo để đưa ra những tính toán về ước lượng, về trình độ kiến thức, kĩ năng kĩ xảo của một học sinh. Lượng giá là một bước trung gian giữa đo và đánh giá, có thể lượng giá theo chuẩn lượng giá theo tiêu chí.

- Đánh giá: Bước này đòi hỏi giáo viên phải đưa ra những nhận định phán đoán về thực chất trình độ của một học sinh trước vấn đề được kiểm tra, đồng thời đề xuất những định hướng bổ khuyết, sai sót hoặc phát huy hiệu quả.

- Quyết định: Đây là bước cuối cùng của quá trình đánh giá, giáo viên sẽ đưa ra những biện pháp cụ thể để giúp học sinh tiến bộ.

o Đánh giá của học sinh:

Học sinh sẽ đánh giá lẫn nhau theo các công việc sau:

-Lên kế hoạch trước, đảm bảo học sinh mang theo đầy đủ các sản phẩm học tập.

-Đặt quy tắc cơ bản cho việc tham gia tích cực và trao đổi lịch sự. -Tiêu chí để học sinh có thể đánh giá lẫn nhau.

-Di chuyển, tạo điều kiện và mở rộng cuộc thảo luận. Ví dụ cụ thể được trình bày trong giáo án mẫu ở phần phụ lục.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 chúng tôi đã đưa ra các nguyên tắc đề xuất biện pháp làm cơ sở đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Các biện pháp được xây dựng có những gắn bó bổ sung cho nhau ở những mức độ khác nhau và cùng đảm bảo nguyên tắc và các định hướng đã đặt ra.

Các nguyên tắc:

- Đảm bảo tính giáo dục. - đảm bảo tính khoa học. - đảm bảo tính khả thi.

Các biện pháp được xây dựng:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên về sự cần thiết phải phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học tỉ số và đại lượng tỉ lệ.

Biện pháp 2: Sử dụng một số phương dạy học tích cực trong quá trình dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh Tiểu học.

Biện pháp 3: Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ cho học sinh Tiểu học.

Biện pháp 4: Xây dựng hệ thống bài tập về tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

Biện pháp 5: Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của học sinh trong quá trình dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ.

Các biện pháp được đề xuất tác động vào các thành tố của quá trình dạy học. Trong mỗi biện pháp đề xuất chúng tôi đã phân tích rõ vai trò, trình bày những chỉ dẫn cần thiết khi thực hiện biện pháp với các ví dụ cụ thể.

Các ví dụ được đưa ra đều mang tính thực tế, dễ hiểu, dễ vận dụng, một số ví dụ được lấy từ sách giáo khoa, điều đó khẳng định thêm về tính khả thi của biện pháp.

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm.

- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của khóa luận qua thực tiễn dạy học; Bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng một số biện pháp dạy học phát huy tính tích cực trong dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ.

- Thông qua thực nghiệm, chúng tôi mong muốn có những nhận xét, đánh giá cụ thể hơn về tính tích cực của học sinh trong học tập. Từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung các biện pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Một phần của tài liệu Dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh tiểu học (Trang 69 - 74)