Phân tích định lượng

Một phần của tài liệu Dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh tiểu học (Trang 78 - 82)

3.3.5.1 .Triển khai thực nghiệm

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.2. Phân tích định lượng

Chúng tôi đánh giá hiệu quả giờ dạy căn cứ mức độ học sinh đã làm trong bài kiểm tra. Đánh giá bài làm của học sinh theo 3 mức độ: hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành.

A. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm.

Bảng 3.1. Bảng kết quả kiểm tra trước thực nghiệm.

Lớp Số bài kiểm tra Mức đạt Hoàn thành tốt

Hoàn thành Chưa hoàn thành SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Thực nghiệm 28 9 32,1 12 42,9 7 25 Đối chứng 32 10 31,3 14 43,7 8 25

Nhìn vào bảng thống kê so sánh về chất lượng kiểm tra đánh giá đầu vào khi chưa sử dụng các biện pháp dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo

hướng phát huy tính tích cực học sinh Tiểu học trong quá trình giảng dạy ở trường Tiểu học Hùng Vương - Thị Xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ, chúng tôi thấy chất lượng học của học sinh hai lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau, sự chênh lệch không đáng kể. Ta có biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra đầu vào của hai lớp thực nghiệm và đối chứng như sau:

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra trước thực nghiệm.

B. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm.

Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi kiểm tra kết quả đối với nhóm lớp thực nghiệm được giáo viên giảng dạy theo các biện pháp đã đề xuất, còn lớp đối chứng vẫn tiến hành giảng dạy theo phương thức cũ, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả kiểm tra sau thực nghiệm.

Lớp Số bài kiểm

tra

Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 4B 28 12 42,9 14 50 2 7,1

4D 32 10 31,3 15 46,9 7 21,8

Ta có biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm của hai lớp thực nghiệm và đối chứng như sau:

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra sau thực nghiệm.

Điểm tích cực của học sinh sau quá trình thực nghiệm:

Nhìn vào điểm tích cực của lớp thực nghiệm ta thấy số điểm đạt được của cả lớp là khá cao, đạt 302 điểm. Cả lớp đều tích cực học tập và hoạt động tương đối tích cực.

+ Lớp đối chứng:

Lớp đối chứng chỉ đạt 111 điểm tích cực, ta thấy không có sự sôi nổi ở lớp học.

Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu, số điểm tích cực của học sinh và biểu đồ biểu thị kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm ta thấy ở lớp thực nghiệm sau khi giáo viên tiến hành giảng dạy và hoạt động theo hướng phát huy tính tích cực học sinh, chúng tôi nhận thấy mức xếp loại hoàn thành tốt cao hơn so với trước thực nghiệm, tăng từ 32,1% đến 42,9% (tăng 10,8%), mức xếp loại hoàn thành cũng tăng từ 42,9% đến 50% (tăng 7,1%) và mức xếp loại chưa hoàn thành giảm xuống từ 25% xuống 7,1% (giảm 17,9%). Như vậy, sau khi tiến hành thực nghiệm mức xếp loại đã có sự chênh lệch khá lớn so vơi trước thực nghiệm.

Còn lớp đối chứng không tiến hành giảng dạy theo hướng sử dụng các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh đã đề xuất thì sau khi thời gian thực nghiệm kết thúc mức xếp loại hoàn thành tốt vẫn giữ nguyên, mức xếp loại hoàn thành tăng nhẹ từ 43,7% lên 46,9% (tăng 3,2%), mức xếp loại chưa hoàn

thành cũng giảm xuống nhẹ 3,2% (từ 25% xuống 21,8%). Như vậy là không có sự chênh lệch nhiều so với trước và sau khi thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh tiểu học (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)