7. Cấu trúc khóa luận
2.2. Đề xuất một số biện pháp dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ
2.2.3.3. Một số hoạt động trải nghiệm cụ thể
1. Chủ đề: Em làm bác nông dân (học sinh tiến hành chăn nuôi trồng cây, tính tỉ số phần trăm sản lượng thu hoạch và lợi nhuận thu được)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Học sinh biết tính các phép toán về tỉ số và biết tính tỉ số phần trăm, các đại lượng tỉ lệ.
2. Kỹ năng.
- Tính toán nhanh và chính xác với các phép tính liên quan đến tỉ số và tỉ số phần trăm hay các đại lượng tỉ lệ.
- Học sinh có kỹ năng thuyết trình, giới thiệu sản phẩm.
- Phát triển kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề.
- Học sinh có thái độ yêu quý, tôn trọng người nông dân, yêu lao động và biết quý trọng những sản phẩm có được từ thành quả của người lao động vất vả.
- Có ý thức bảo vệ môi trường và chăm sóc cây trồng.
II. Nội dung chính của chủ đề.
Toán:
- Học sinh biết cách tính tỉ số, tỉ số phần trăm, đại lượng tỉ lệ. Tiếng Việt:
- Thuyết trình giới thiệu nông sản, cách trồng và chăm sóc từng loại nông sản.
Sinh học:
- Nắm được đặc điểm sinh trưởng và phát triển, cách trồng và chăm sóc, điều kiện để cây phát triển và cho năng suất cao.
Địa lý:
- Nắm được các điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng,…) thích hợp với từng loại cây cụ thể.
Giáo dục môi trường:
- Giáo dục học sinh biết yêu quý và bảo vệ môi trường và các loại cây trồng.
Giáo dục lối sống:
- Giáo dục học sinh tình yêu và sự tôn trọng đối với những người nông dân lao động, biết yêu và quý trọng công sức lao động cũng như sản phẩm nông nghiệp do người lao động làm ra.
III. Gợi ý phương pháp, kỹ thuật, hình thức dạy học
- Phương pháp dạy học theo nhóm. - Phương pháp động não.
- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
Hoạt động 1: Chọn nông sản em trồng.
Để đảm bảo thống nhất việc trồng và chăm sóc nông sản, giáo viên định hướng cho nhóm học sinh 1 diện tích vườn cụ thể, yêu cầu các em tiến hành trồng các cây thu hoạch ngắn ngày như: Dưa chuột, rau cải, rau xà lách, cà chua, đỗ leo,… (trồng tối thiểu 2 và tối đa 4 loại rau trên ô đất của nhóm mình).
Học sinh sẽ đóng vai người nông dân, tiến hành đo đạc, chia diện tích mảnh đất theo tỉ lệ phù hợp với lượng rau mình chọn.
Dự kiến thời gian thu hoạch và năng suất đạt được. Hoạt động 2: Trồng cây nông sản đã chọn.
- Sau khi đã lựa chọn được các cây nông sản phù hợp như (dưa chuột, cà chua, rau cải, đỗ đậu,….) các em tiến hành tìm hiểu về cách trồng các loại cây đó.
- Tiến hành làm đất, chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ trồng cây. - Tiến hành mua giống cây và tính toán số lượng sao cho phù hợp với diện tích đất mình có.
Hoạt động 3: Hướng dẫn trồng các loại cây.
Học sinh sẽ đóng vai là người nông dân tiến hành trồng và chăm số các loại cây trong khuôn viên đất trồng của mình.
- Lựa chọn vị trí trồng cây thích hợp, chia tỉ lệ hợp lý về diện tích đất để trồng các loại rau đã chọn.
- Xác định đặc tính của cây để xác định thành phần, tỉ lệ chất dinh dưỡng cần thiết để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên (đất, nước, nhiệt độ, ánh sáng,…) phù hợp với từng loại nông sản.
- Phân bố thời gian, lên kế hạch chăm sóc cây theo từng giai đoạn phát triển của cây.
- Dự kiến thời gian thu hoạch, cách thu hoạch, bảo quản nông sản sau khi thu hoạch và có thể xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Hoạt động 4: Thu hoạch nông sản và tiêu thụ. - Nhóm học sinh tiến hành thu hoạch nông sản. - Tiến hành phân loại nông sản.
- Tính tổng sản lượng thu hoạch và tỉ lệ phần trăm các loại nông sản trên tổng lượng nông sản thu được.
- Bảo quản từng loại nông sản để giữ được giá trị của nông sản. - Tìm nguồn tiêu thụ nông sản.
- Tính tổng giá trị thu được sau khi tiêu thụ nông sản đồng thời tính tỉ số phần trăm thu nhập đối với từng loại nông sản.
Hoạt động 5: Tổng kết.
- Học sinh tiến hành tính chi phí mua giống, phân bón, chi phí chăm sóc vườn rau của mình.
- Thời gian cần thiết để có thể thu hoạch.
- Lượng nông sản thu hoạch sau quá trình thực tế.
- Thu nhập sau quá trình trồng và chăm sóc rau là bao nhiêu. Hoạt động 6: Trao đổi kinh nghiệm giữa các nhóm.
- Các nhóm sẽ trình bày về đặc điểm loại rau mình đã trồng.
- Lần lượt trình bày về các điều kiện và các chất dinh dưỡng cần thiết mà cây cần để sinh trưởng và phát triển tốt.
- Các nhóm tiến hành chia sẻ về kinh nghiệm trồng từng loại rau cụ thể. - Các nhóm chia sẻ, góp ý, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế mà các nhóm khá đã hoặc chưa làm được.
2) Chủ đề: Hội chợ giảm giá
Đối với hoạt động này giáo viên có thể tổ chức tại trường cho học sinh các hoạt động hội chợ buôn bán những mặt hàng gần gũi với các em trong thực tế như: Sách, nông sản, đồ ăn vặt, sản phẩm tự làm (hộp bút, đèn ngủ, tranh, rổ…)
Chúng tôi có ví dụ về hội chợ giảm giá sách như sau:
1. Kiến thức.
Học sinh biết tính toán các phép tính về tỉ số phần trăm, bài toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch.
Học sinh nắm được nội dung chủ để của các quyển sách để có thể phân loại đúng theo chủ đề.
2. Kỹ năng.
Kĩ năng tính toán nhanh.
Phát triển kỹ năng thuyết trình giới thiệu sản phẩm.
Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng giải quyết vấn đề.
3. Thái độ.
Tôn trọng người mua hàng, độc giả, biết yêu quý sách.
II. Nội dung chính của chủ đề
Toán: Tính toán các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm. Tiếng Việt: Thuyết trình giới thiệu về các loại sách.
Giáo dục công dân: Yêu quý sách, tôn trọng khách hàng.
III. Gợi ý phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học theo nhóm. - Phương pháp đóng vai.
- Kỹ thuật giới thiệu sản phẩm, mời khách hàng mua sản phẩm. - Phương pháp quan sát.
Các hoạt động học tập chủ yếu
Hoạt động 1: Giới thiệu sách.
Học sinh sẽ đóng vai làm người bán hàng sách giảm giá giới thiệu về các loại sách và mức giảm giá của từng loại sách cụ thể:
-Tên sách. -Chủ đề.
-Giảm giá bao nhiêu. -Ưu đãi khi mua.
Hoạt động 2: Bán sách.
-Học sinh sẽ vận dụng các kỹ năng giao tiếp và những hiểu biết của mình để mời khách hàng mua sách cho mình.
-Xác định mức giảm giá đối với từng loại sách.
-Tính được số tiền khách phải trả so với giá trị trên bìa của cuốn sách.
-Trả lại cho khách đúng tiền thừa. Hoạt động 3: Tổng kết.
Học sinh tiến hành tổng kết tính toán sau mỗi buổi bán hàng trên những tiêu chí sau:
-Số tiền vốn ban đầu khi đầu tư vào gian hàng. -Số sách bán ra trên tổng số sách ban đầu. -Tổng số tiền thu được từ việc bán sách. -Số tiền lãi thu được sau khi trừ các chi phí.
Hoạt động 4: Trao đổi kinh nghiệm bán hàng giữa các nhóm. -Các nhóm trình bày số lượng sách bán được và số tiền lãi thu được sau quá trình bán hàng.
-Các nhóm lần lượt chia sẻ kinh nghiệm bán hàng, kinh nghiệm giới thiệu, thu hút khách hàng mua sách của mình.
-Các nhóm góp ý cho nhau chỉ ra những ưu điểm, hạn chế cần rút kinh nghiệm.
Hoạt động 5: Chia sẻ cảm nghĩ.
-Học sinh đưa ra cảm nghỉ của mình về công việc buôn bán. -Giáo viên giáo dục lòng yêu mến, tôn trọng đối với các nghề trong xã hội cho học sinh.
-Nâng cao tình yêu đối với sách và văn hóa đọc sách cho học sinh.