Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh tiểu học (Trang 82 - 84)

3.3.5.1 .Triển khai thực nghiệm

3.5. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm

Từ kết quả thực nghiệm chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét như sau: Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng chất lượng lớp thực nghiệm về kiến thức, kĩ năng cao hơn lớp đối chứng, và có thái độ học tập tích cực hơn mặc dù trình độ đầu vào của hai lớp là sấp xỉ nhau. Cụ thể:

- Kết quả bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm tốt hơn nhiều so với lớp đối chứng. Tỉ lệ % học sinh hoàn thành tốt cao hơn và chưa hoàn thành có tỉ lệ ít hơn nhiều.

- Ở lớp thực nghiệm, học sinh rất hào hứng tham gia học tập. Kĩ năng vận dụng kiến thức và kĩ năng giải quyết vấn đề của học sinh cũng tót hơn lớp đối chứng.

- Học sinh ở lớp thực nghiệm có cơ hội rèn luyện, trải nghiệm và phát triển các kĩ năng nên học sinh diễn đạt tốt hơn, tự tin hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi xác định mục đích, nhiệm vụ, nội dung, cách thức tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại lớp 4B của trường Tiểu học Hùng Vương (năm học 2018-2019), được tiến hành trong 4 tuần với dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh Tiểu học vào các tiết dạy và hoạt động cụ thể. Quá trình thực nghiệm cho thấy:

- Học sinh học tập tích cực, hứng thú và sáng tạo hơn. Đặc biệt các em rất hứng thú khi được trực tiếp thực hành, được khám phá những bài toán, những hoạt động thực tiễn vừa lạ vừa quen, gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Điều quan trọng hơn cả là chất lượng tiếp thu bài học của các em được nâng lên rõ rệt.

- Qua so sánh, chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh trước và sau khi thực nghiệm thì tỉ lệ học sinh ở mức hoàn thành tốt và hoàn thành tăng lên khá cao, còn mức chưa hoàn thành giảm xuống trông thấy.

Quá trình thực nghiệm cho thấy dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh Tiểu học có tính khả thi, bước đầu góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Từ những phần đã trình bày ở trên, chúng tôi đã rút ra một số kết luận sau:

- Việc dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh Tiểu học cụ thể ở lớp 4, 5 nói riêng và trong dạy học môn toán ở Tiểu học nói chung là phù hợp với quá trình nhận thức của học sinh hiện nay, phù hợp với mục tiêu môn toán ở trường Tiểu học và có tính khả thi khi dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ.

- Việc dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh Tiểu học không chỉ làm cho học sinh hứng thú học tập mà còn giúp các em hiểu bài sâu sắc hơn vì các em tự mình phát hiện vấn đề, tự mình giải quyết vấn đề và chiếm lĩnh kiến thức mới mà còn giúp các em phát triển các kĩ năng như: kĩ năng tự đánh giá, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lý tình huống…, và còn giúp các em mạnh dạn hơn. Qua đó phát huy được tính tích cực học tập và góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

- Việc dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh Tiểu học còn phụ thuộc vào nội dung kiến thức của từng bài; phụ thuộc vào trình độ tri thức chuyên môn, năng lực sư phạm cũng như thái độ nghề nghiệp của giáo viên. Đặc biệt nó còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức của học sinh. Vì vậy khi vận dụng các biện pháp dạy học tích cực đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian, công sức để chuẩn bị bài dạy cũng như các hoạt động trải nghiệm cho các em, phải linh hoạt trong xử lý tình huống trên lớp trước những câu hỏi bất ngờ ngoài dự kiến của giáo viên và học sinh nêu ra. Và trong quá trình dạy học, ngoài việc hệ thống kiến thức sách giáo khoa, sách tham khảo giáo viên cần mở rộng vốn hiểu biết, liên hệ với cuộc sống hàng ngày.

Một phần của tài liệu Dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh tiểu học (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)