7. Cấu trúc khóa luận
2.2. Đề xuất một số biện pháp dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ
2.2.2.1. vai trò của biện pháp
Như chúng ta đã biết tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Việc hình thành và phát huy tính tích cực của học sinh là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục nói chung cũng như dạy học toán nói riêng nhằm đào tạo những con người năng động, sáng tạo, thích ứng và góp phần phát triển xã hội. Có thể xem tính tích cực là một điều kiện, đồng thời là một kết quả của sự phát triển nhân cách trong giáo dục.
Tính tích cực học tập của học sinh liên quan mật thiết tới động cơ học tập, động cơ học tập tạo ra hứng thú học tập và hứng thú là tiền đề của tính tự giác. Hứng thú và tự giác là những yếu tố quan trọng tạo nên tính tích cực của học sinh. Bởi vậy việc tạo ra cho các em hứng thú học tập là một trong những điều vô cùng quan trọng. Muốn tạo được hứng thú học tập cho học sinh tiểu học đòi hỏi người giáo viên phải có nhiều phương pháp dạy học hiệu quả để liên tục đổi mới và kết hợp sáng tạo đem lại cho học sinh cảm giác thích thú và mới lạ. Sở dĩ phải thường xuyên đổi mới và kết hợp các phương pháp dạy học với nhau vì tâm lý chúng của học sinh tiểu học là chú ý có chủ định của các em phát triển chưa sâu, các em thường tập chung và có hứng thú với những cái mới lạ. Nếu không thường xuyên đổi mới và kết hợp các phương pháp dạy học thì các em sẽ cảm thấy nhàm chán và không có hứng thú học tập.
Các phương pháp dạy học tích cực đều hướng đến việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, lúc này người giáo viên giữ vai trò là người dẫn dắt, định hướng cho học sinh tìm tòi và phát hiện các nội dung kiến thức. Việc áp dụng các phương pháp dạy học cũng cần phải phù hợp với nội dung chương trình và đặc điểm của học sinh. Với môn Toán nói chung và với việc dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ nói riêng thì việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy và học là một điều rất tốt giúp tăng hiệu quả học tập cũng như phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong suốt quá trình học.