3.3.5.1 .Triển khai thực nghiệm
3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.1. Phân tích định tính
- Về phía học sinh:
Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã theo dõi đã thấy sự chuyển biến của học sinh, học sinh tích cực tham gia vào hoạt động học tập, có hứng thú với môn toán thể hiện ở 4 mặt sau:
+ Về nhận thức: Học sinh hiểu được ích lợi của việc học môn toán; hiểu và nắm vững các kiến thức cơ bản; có kĩ năng thực hành, vận dụng thành thạo; việc học tập, giải bài tập, ghi nhớ thuận lợi hơn, dễ phát hiện những sai lầm trong học tập.
+ Về kĩ năng: phát triển hơn về các kĩ năng như: giao tiếp, thuyết trình, xử lý tình huống, kĩ năng tự đánh giá; khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa tiến bộ hơn…
+ Về thái độ: Học sinh ham thích học môn toán; có thái độ học tập nghiêm túc, chú ý nghe giảng hơn, tích cực phát biểu, thảo luận và đánh giá lẫn nhau chuẩn xác hơn, tạo không khí sôi nổi trong lớp.
+ Về hành vi: Đi học đúng giờ, chuẩn bị đầy đủ, không nản trước bài khó, hăng hái phát biểu, chịu khó làm bài tập, học hỏi, biết tự dánh giá mình và đánh giá bạn, học sinh tự học, tự nghiên cứu một cách tự giác hơn, tích cực tham gia các hoạt động giáo viên tổ chức, đoàn kết, mạnh dạn hơn…
- Về phía giáo viên:
Chúng tôi xin ý kiến của giáo viên dạy thực nghiệm về chất lượng và sự phù hợp của dạy học nội dung tỉ số và đại lượng tỉ lệ theo hướng phát huy tính tích cực học sinh Tiểu học là hoàn toàn hợp lý. Việc dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh có thể coi là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, là việc hoc sinh học tập thông qua trải nghiệm, tương tác, giao tiếp và rút kinh nghiệm. Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh thực hành, tương tác, trao đổi, thảo luận và suy nghĩ để học tập một cách có hiệu quả. Học sinh cùng nhau làm việc, cùng nhau học tập là một đặc điểm quan trọng
của việc lấy học sinh làm trung tâm. Rèn luyện cho học sinh phát triển toàn diện, chủ động trong quá trình học tập.
Thông qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã nhận thấy sự hứng thú học tập được thể hiện rõ nét bằng thái độ học tập của học sinh. Học sinh tại lớp đối chứng còn rất nhiều em chưa tập chung, chưa tích cực trong quát trình học tập. Hầu hết các em chưa hứng thú với bài học, rất rụt rè, ít giơ tay phát biểu khiến cho lớp học rất trầm. Ngược lại, học sinh tại lớp tực nghiệm khi học các tiết học thực nghiệm phần lớn đều tích cực, hứng thú. Hầu hết các em đều hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài, hoạt động tích cực, chú ý vào bài học. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo hơn trong học tập. Các yêu cầu nhận thức được các em chủ động tìm tòi, giải quyết một cách sáng tạo. Như vậy, việc sử dụng các biện pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh giúp học sinh hứng thú và tích cực hơn trong quá trình học tập.