Thực trạng nhận thức của giáo viên trường Tiểu học Hùng Vương về biện pháp điều chỉnh nội dung dạy học cho trẻ khuyết tật.

Một phần của tài liệu Tên đề tài: “thực trạng sử dụng một số biện pháp điều chỉnh nội dung dạy học dành cho trẻ khuyết tật của giáo viên trường tiểu học hùng vương – thị xã phú thọ tỉnh phú thọ” (Trang 60 - 65)

biện pháp điều chỉnh nội dung dạy học cho trẻ khuyết tật.

2.2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên trường Tiểu học Hùng Vương về việc sử dụng các biện pháp điều chỉnh nội dung dạy học cho trẻ khuyết tật.

Để hiểu được nhận thức của giáo viên về các biện pháp điều chỉnh nội dung dạy học cho trẻ khuyết tật, chúng tơi đưa ra câu hỏi trắc nghiệm số 10 và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6: Thực trạng nhận thức của giáo viên trường Tiểu học Hùng Vương về việc sử dụng các biện pháp điều chỉnh nội dung dạy học cho trẻ khuyết tật.

STT Các biện pháp Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Khơng bao giờ Tổng SL % SL % SL % SL % 1 Biện pháp thay thế 4 22 2 11,1 12 66,6 18 100 2 Biện pháp trùng lặp giáo án 3 16,7 2 11,1 13 72,2 18 100 3 Biện pháp đồng loạt 5 27,8 1 5,6 12 66,6 18 100 4 Biện pháp đa trình độ 6 33,5 5 27,8 7 39,8 18 100

Dựa vào bảng số liệu trên, chúng ta cĩ thể thấy được mức độ sử dụng các biện pháp điều chỉnh nội dung dạy học dành cho trẻ khuyết tật của giáo viên trường Tiểu học Hùng Vương là đồng đều. Và các biện pháp được sử dụng gần như tương đương nhau về phần trăm sử dụng. Nhưng biện pháp đa trình độ được sử dụng nhiều hơn so với các biện pháp khác, chiếm 33,5% và bằng 6/18 giáo viên trong trường. Ta thấy biện pháp đa trình độ cũng là biện pháp mà giáo viên

thỉnh thoảng sử dụng, điều này chứng tỏ rằng qua câu hỏi trắc nghiệm số 10 giáo viên trường Tiểu học Hùng Vương chưa thật sự tập trung để làm rõ. Và đa trình độ cũng chính là biện pháp mà giáo viên sử dụng thường xuyên nhất, vậy biện pháp đa trình độ cĩ ưu điểm gì và hiệu quả mà nĩ mang lại là những gì mà giáo viên lại thường xuyên sử dụng?

Trên thực tế thì trẻ khuyết tật và trẻ bình thường cùng tham gia học tập trong một mơi trường nhưng giáo viên đưa ra mục tiêu học tập khác nhau cho trẻ. Những điều chỉnh trong biện pháp đa trình độ là phù hợp với điều kiện của việc dạy học hịa nhập hiện tại. Vì học sinh chủ yếu được dạy hịa nhập với học sinh bình thường khơng tách biệt thành những lớp học riêng biệt, trong những mơi trường đặc biệt và những điều kiện đặc biệt.

Tiếp đĩ là đến biện pháp đồng loạt, là biện pháp tương tự với đa trình độ về ý nghĩa, nhưng ở biện pháp đa trình độ là việc thay đổi mục tiêu bài dựa trên nhu cầu và năng lực của trẻ. Cịn đối với biện pháp đồng loạt thì việc thay đổi mục tiêu và nội dung của bài học cho tất cả học sinh trong một lớp. Các giáo viên trường Tiểu học Hùng Vương đã lựa chọn biện pháp đồng loạt với số phiếu chiếm 27,8% là sử dụng thường xuyên.

Như vậy biện pháp đồng loạt và đa trình độ được sử dụng thường xuyên nhất và thực sự hiệu quả, phù hợp với hồn cảnh của mơi trường giáo dục hịa nhập. Bản chất của giáo dục hịa nhập chính là việc tổ chức cho học sinh khuyết tật học chung với học sinh bình thường. Điều đĩ hồn tồn được phát huy hiệu quả khi sử dụng 2 biện pháp trên, và giáo viên trường Tiểu học Hùng Vương cũng đã bước đầu xác định – lựa chọn đúng biện pháp. Dù số lượng giáo viên thường xuyên sử dụng vẫn cịn thấp, mới chỉ chiếm 1/3 giáo viên trong trường nhưng chúng ta cũng nhận thấy bước đầu hiệu quả của từng biện pháp trong việc điều chỉnh nội dung dạy học cho trẻ khuyết tật.

Vậy biện pháp trùng lặp giáo án và thay thế thì sao? Nhìn từ bảng số liệu thống kê trên, chúng ta cĩ thể thấy sự khác biệt rõ rệt ở mức độ sử dụng của giáo viên trong 2 biện pháp này so với biện pháp đồng loạt và đa trình độ. Cụ thể đĩ

là giáo viên sử dụng ít hơn, chỉ chiếm số lượng 7 giáo viên tỏng cả 2 biện pháp về mức độ sử dụng thường xuyên tương đương với 38,7%. Nhưng mức độ sử dụng thỉnh thoảng lại chiếm 22,2% tổng số phần trăm của 2 biện pháp này. Giáo viên ít sử dụng thường xuyên vì thế họ đã điền vào phiếu là thỉnh thoảng sử dụng.

Trong biện pháp trùng lặp giáo án học sinh khuyết tật chỉ cần hồn thiện được những mục tiêu cơ bản và đơn giản nhất của bài học, và biện pháp thay thế thì học sinh khuyết tật được học chương trình riêng so với trẻ bình thường mặc dù vẫn ngồi chung trong một mơi trường lớp học. Từ đĩ chúng ta cĩ thể nhận thấy nhược điểm của hai biện pháp này là gây khĩ khăn trong quá trình tổ chức lớp học và nhận thức của học sinh. Vì thế mà giáo viên ít khi sử dụng thường xuyên trong việc dạy học cho trẻ khuyết tật. Điều này đúng với thực tế giảng dạy cho trẻ khuyết tật tại trường Tiểu học Hùng Vương.

Việc dạy học hịa nhập cho trẻ khuyết tật giáo viên cần sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, vì trẻ khuyết tật khơng thể áp dụng một phương pháp cụ thể cho một học sinh hay một tiết học – một mơn học được, dạy học chi trẻ khuyết tật phải dựa trên khả năng của trẻ từ đĩ giáo viên cũng cĩ cách điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và năng lực của trẻ. Chúng ta thấy giáo viên trường Tiểu học Hùng Vương đã và đang áp dụng tất cả các biện pháp điều chỉnh trên, nhưng mức độ sử dụng cho từng biện pháp là khác nhau. Và để biết xem hiệu quả của từng biện pháp như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua số liệu thu được ở câu hỏi số 11 mà chúng tơi đưa ra dưới dạng trắc nghiệm.

2.2.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng các biện pháp điều chỉnh nội dung dạy học dành cho trẻ khuyết tật của giáo viên trường Tiểu học Hùng Vương.

Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng các biện pháp điều chỉnh nội dung dạy học cho trẻ khuyết tật. STT Hiệu quả SL % 1 Rất tốt 10 55,5% 2 Tốt 5 27,8% 3 Bình thường 3 16,7%

4 Khơng hiệu quả 0 0%

Tổng 18 100%

Nhìn chung giáo viên đều nhận thức được hiệu quả của việc điều chỉnh nội dung dạy học dành cho trẻ khuyết tật, cĩ trên 50% giáo viên thấy rằng hiệu quả nĩ mang lại rất tốt chiếm 10/18 giáo viên của trường. Như vậy chúng ta cĩ thể khẳng định việc dạy học hịa nhập cho trẻ dựa trên sự điều chỉnh nội dung dạy học thật sự mang lại hiệu quả cao. Và 27,8 % giáo viên nĩi rằng hiệu quả tốt, chiếm 1/3 số giáo viên của trường. Việc điều chỉnh nội dung dạy học cho trẻ khuyết tật đã và đang mang lại hiệu quả đối với việc học tập của học sinh khuyết tật.

Nhưng vẫn cịn một số lượng lớn giáo viên cho rằng hiệu quả của nĩ chỉ bình thường. Cụ thể là 16,7% giáo viên chọn ý kiến thứ 3, từ đĩ chúng ta cũng cĩ thể nhìn thấy một thực trạng ở trường Tiểu học Hùng Vương nĩi riêng và các trường Tiểu học cĩ trẻ khuyết tật học hịa nhập nĩi chung đĩ là: Việc điều chỉnh nội dung dạy học cịn chưa thật sự được áp dụng đồng bộ - đồng loạt, vì thế mà dẫn đến tình trạng: Trong một trường mà cĩ giáo viên thấy rõ hiệu quả của việc điều chỉnh nội dung dạy học – ngược lại cũng cịn những giáo viên chưa thấy được hiệu quả của nĩ. Phải chăng những giáo viên này chưa áp dụng việc điều chỉnh nội dung dạy học trong khi tiến hành bài dạy hịa nhập cho trẻ khuyết tật, nên họ chưa thấy được hiệu quả mà nĩ mang lại cho trẻ khuyết tật? Hay tỏng quá trình sử dụng các biện pháp điều chỉnh nội dung dạy học, họ gặp phải những khĩ khăn quá lớn mà họ khơng thể khắc phục và điều chỉnh được dẫn đến việc

họ khơng muốn sử dung vào quá tình giảng dạy của mình? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng đi tìm hiểu kết qủa điều tra đối với câu hỏi số 12.

2.2.3.3. Thực trạng khĩ khăn giáo viên trường Tiểu học Hùng Vương gặp phải trong quá trình sử dụng các biện pháp điều chỉnh nội dung dạy học dành cho trẻ khuyết tật.

Bảng 2.8: Khĩ khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình sử dụng các biện pháp điều chỉnh nội dung dạy học.

STT Khĩ khăn SL %

1 Tốn thời gian 2 11,1%

2 Soạn giáo án 3 16,7%

3 Ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh bình thường 1 5,6%

4 Nhận thức của trẻ khuyết tật hạn chế 12 66,6%

5 Lí do khác 0 0%

Tổng 18 100%

Qua bảng số liệu thống kê được qua việc điều tra giáo viên, chúng ta cĩ thể thấy giáo viên gặp khĩ khăn nhiều nhất trong việc nhận thức của học sinh. Cĩ tới 66,6% tương đương 12/18 giáo viên cho rằng học sinh khuyết tật nhận thức hạn chế so với học sinh bình thường và làm cho quá trình sử dụng các biện pháp điều chỉnh nội dung dạy học của các thầy cơ gặp khĩ khăn.

Thật vậy, trẻ khuyết tật nĩi chung vẫn nhận thức chậm hơn so với trẻ bình thường vì các em bị khiếm khuyết về thể chất, tinh thần. Nhưng các em vẫn cĩ những khả năng học tập văn hĩa, tham gia các hoạt động nội ngoại khĩa: vui chơi – giải trí, đồng thời các em cũng cĩ khả năng học nghề và tham giải lao động sản xuất tự nuơi sống bản thân và giúp ích cho xã hội. Tuy nhiên đối với trẻ khuyết tật cần cĩ sự điều chỉnh về điều kiện, phương pháp giáo dục sao cho phù hợp khả năng nhận thức của các em.

Khĩ khăn thứ hai mà giáo viên gặp phải đĩ là việc soạn giáo án, đây chính là một trong những vấn đề khĩ khăn tương đối lớn đối với giáo viên trường Tiểu học Hùng Vương nĩi riêng và các trường cĩ học sinh khuyết tật học hịa nhập

nĩi chung. 16,7% giáo viên cho rằng soạn giáo án dạy hịa nhập là khĩ khăn, vì phải điều chỉnh nội dung bài học, điều chỉnh mục tiêu bài học cho phù hợp với khả năng của trẻ. Từ đĩ dẫn đến việc mất thời gian cho quá trình dạy và học mà 11,1% giáo viên thấy khĩ khăn vì tốn thời gian. Tuy nhiên đây chỉ là những khĩ khăn nhỏ và cĩ thể khắc phục được nhờ sự cố gắng của giáo viên và học sinh. Nhưng khĩ khăn lớn nhất về nhận thức của học sinh khuyết tật thì cần nghiên cứu và đưa ra những biện pháp cụ thể để điều chỉnh sao cho phù hợp với nhận thức của học sinh. Nĩ địi hỏi cả một quá trình nghiên cứu và học hỏi, để cĩ thể đưa ra những biện pháp hợp lí và mang lại hiệu quả cao nhất phục vụ việc dạy học hịa nhập.

Rất ít giáo viên cho rằng việc điều chỉnh nội dung dạy học cho trẻ khuyết tật ảnh hưởng đến các học sinh bình thường khác, chỉ cĩ 1 giáo viên đưa ra ý kiến này. Sở dĩ đa số giáo viên thấy điều chỉnh nội dung dạy học dành cho trẻ khuyết tật khơng làm ảnh hưởng đến các học sinh khác trong lớp là vì: Các em khuyết tật được giáo viên và các bạn giúp đỡ trong qua trình học tập, giúp các em cĩ thể nhận thức được những kiến thức đơn giản – cơ bản nhất phù hợp với khả năng của các em. Việc điều chỉnh này khơng áp dụng cho tất cả các học sinh trong lớp, học sinh bình thường vẫn học theo chuẩn và bắt kịp chuẩn kiến thức, kĩ năng, vì thế khơng thể gây ảnh hưởng đến tập thể học sinh trong lớp học. Tư phân tích trên cĩ thể: Khĩ khăn lớn nhất đối với giáo viên trường Tiểu khi dạy hịa nhập và điều chỉnh nội dung dạy học cho trẻ khuyết tật đĩ là nhận thức của trẻ khuyết tật. Vậy chúng ta cần làm gì để khắc phục khĩ khăn này? Đĩ chính là việc chúng ta tìm ra những giải pháp điều chỉnh nội dung dạy học giúp cho giáo viên cĩ thể truyền đạt tri thức tới học sinh khuyết tật một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu Tên đề tài: “thực trạng sử dụng một số biện pháp điều chỉnh nội dung dạy học dành cho trẻ khuyết tật của giáo viên trường tiểu học hùng vương – thị xã phú thọ tỉnh phú thọ” (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)