Xuất một số biện pháp điều chỉnh nội dung dạy học mơn Tốn cho trẻ khuyết tật trường Tiểu học Hùng Vương.

Một phần của tài liệu Tên đề tài: “thực trạng sử dụng một số biện pháp điều chỉnh nội dung dạy học dành cho trẻ khuyết tật của giáo viên trường tiểu học hùng vương – thị xã phú thọ tỉnh phú thọ” (Trang 76 - 80)

mơn Tốn cho trẻ khuyết tật trường Tiểu học Hùng Vương.

2.3.1. Đề xuất một số biện pháp điều chỉnh nội dung dạy học mơn Tốn cho trẻ khuyết tật trường Tiểu học Hùng Vương. trẻ khuyết tật trường Tiểu học Hùng Vương.

Các biện pháp chúng tơi đưa ra dựa trên cơ sở thực tiến đã nghiên cứu và phù hợp với điều kiện thực tế cơ sở vật chất, sự hợp tác của trẻ và trình độ nhận thức của học sinh khuyết tật đang học tập tại trường Tiểu học Hùng Vương. Qua nghiên cứu thực trạng, chúng tơi thấy rằng để nâng cao chất lượng điều chỉnh trong dạy học mơn Tốn cho trẻ khuyết tật học hịa nhập trước hết cần xác định khả năng nhu cầu của từng đối tượng học sinh trong mơn Tốn. Tiếp đĩ là xác định các điều kiện thực tế để thực hiện các biện pháp, quan trọng hơn là phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức điều chỉnh cho phù hợp từng đối tượng học sinh. Sau đây chúng tơi đề xuất một số biện pháp cụ thể:

2.3.1.1. Cung cấp tài liệu chuyên sâu về giáo dục hịa nhập và các biện pháp điều chỉnh nội dung dạy học trong mơn Tốn dành cho trẻ khuyết tật.

- Nội dung: Chúng tơi sẽ tiến hành cung cấp các tài liệu liên quan đến giáo dục hịa nhập cho trẻ khuyết tật và các biện pháp điều chỉnh nội dung dạy học mơn Tốn cho trẻ khuyết tật tới các giáo viên trực tiếp đứng lớp cĩ học sinh khuyết tật theo học.

- Ý nghĩa: Giáo viên nhận thức đúng về các biện pháp điều chỉnh nội dung dạy học và áp dụng trong thực tế giảng dạy mơn Tốn mang lại hiệu quả cho việc học tập của học sinh khuyết tật.

- Tổ chức thực hiện: Phát các tài liệu về giáo dục hịa nhập cho trẻ khuyết tật tới các giáo viên và các tài liệu về biện pháp giáo dục hịa nhập, điều chỉnh nội dung dạy học mơn Tốn.

2.3.1.2. Điều chỉnh thiết kế bài dạy.

- Nội dung: Biện pháp điều chỉnh thiết kế bài dạy thực chất là biện pháp hướng vào tìm hiểu khả năng và nhu cầu của từng đối tượng học sinh khuyết tật cùng với trình độ chung của học sinh cả lớp, xây dựng mục tiêu bài học dưới dạng: Mục tiêu hành vi, lựa chọn mục tiêu và phương pháp phù hợp để phát huy điểm mạnh của trẻ. Hệ thống câu hỏi và bài tập cần được thiết kế phù hợp với mức độ nhận thức của trẻ. Điều quan trọng là giáo viên biết vận dụng linh hoạt các phương pháp điều chỉnh để giúp học sinh củng cố - khắc sâu và mở rộng vốn kiến thức.

- Ý nghĩa: Trẻ khuyết tật là đối tượng gặp nhiều khĩ khăn trong học tập nhất là với mơn Tốn, do khả năng nhận thức của các em thường thấp hơn so với trẻ bình thường cùng độ tuổi, tư duy các em mang tính trực quan cụ thể. Vì vậy viêc thiết kế bài dạy khơng chỉ đảm bảo phù hợp với nhận thức của học sinh bình thường mà ngay cả học sinh khuyết tật nĩi chung vẫn cĩ thể lĩnh hội là một địi hỏi tất yếu. Thiết kế bài dạy cĩ sự điều chỉnh về mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách đánh giá kiểm tra…phù hợp với khả năng và nhu cầu của từng đối

tượng học sinh khuyết tật, phát huy được tính tích cực và hững thú học tập của trẻ.

- Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu và khả năng về mơn Tốn của học sinh trong lớp, đặc biệt là trẻ khuyết tật.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch bài học.

Bước 3: Dạy thử nghiệm (thực hiện kế hoạch bài học).

2.3.1.3. Dạy cá nhân cho trẻ.

- Nội dung: Giáo viên chủ nhiệm lớp kết hợp với các giáo viên khác lên kế hoạch nội dung dạy cá nhân cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của từng đối tượng học sinh khuyết tật trong lớp.

- Ý nghĩa: Rèn những kĩ năng cịn hạn chế cho học sinh mà khơng ảnh hưởng đến quy tình học tập của học sinh cả lớp.

- Tổ chức thực hiện: Tùy vào khả năng và mức độ nhận thức của học sinh mà giáo viên lên kế hoạch dạy số tiết trong một tuần cho phù hợp, dạy tiết cá nhân 1 cơ 1 trị.

2.3.1.4. Sử dụng các phương pháp đặc thù cho trẻ khuyết tật.

- Nội dung: Sử dụng linh hoạt các phương tiện trực quan trong dạy học Tốn, chia nhỏ các nhiệm vụ cho học sinh trong quá trình dạy học. Thường xuyên củng cố - nhắc đi nhắc lại kiến thức đã học và cần lĩnh hội.

- Ý nghĩa: Giúp học sinh dễ tiếp nhận thơng tin, nâng cao hiệu quả học tập. Sử dụng các phương pháp đặc thù giúp giảm bớt những khĩ khăn do khuyết tật mang lại.

- Tổ chức thực hiện: Sử dụng trong các tiết học các nhân và trong các hoạt động học tập trên lớp.

2.3.1.5. Phối hợp cùng gia đình lên kế hoạch hỗ trợ cho trẻ.

- Nội dung: Giáo viên tiến hành trao đổi với cha mẹ để cùng lên kế hoạch giáo dục ở trường và ở nhà dựa trên khả năng và nhu cầu của trẻ. Giáo viên hướng

dẫn cha mẹ cách hỗ trợ trẻ học tập khi ở nhà, thường xuyên tiến hành đánh giá hiệu quả của kế hoạch và lập kế hoạch mới.

- Ý nghĩa: Phần lớn thời gian học tập và sinh hoạt của trẻ ở gia đình, vì thế việc phối hợp cùng gia đình lên kế hoạch hỗ trợ trẻ nhằm tạo mơi trường học tập thuận lợi – tạo cơ hội cho trẻ phát triển.

- Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Lập kế hoạch.

Bước 2: Phân cơng hỗ trợ trẻ.

Bước 3: Kiểm tra – đánh giá – lập kế hoạch tiếp theo.

2.3.1.6. Tổ chức các buổi họp chuyên mơn.

- Nội dung: Để tiến hành các buổi họp chuyên mơn cĩ hiệu quả về việc điều chỉnh nội dung dạy học Tốn thì cần chuẩn bị tốt về điều kiện thực hiện: thời gian – địa điểm…và định hướng nội dung trước nội dung họp. Chỉ ra cho giáo viên thấy được tầm quan trọng và tính tích cực của việc điều chỉnh trong dạy học nĩi chung và trong mơn Tốn nĩi riêng. Phổ biến cho giáo viên về phương pháp – hình thức điều chỉnh sao cho phù hợp khả năng, nhu cầu cầu học sinh. - Ý nghĩa: Tổ chức các buổi họp chuyên mơn tạo điều kiện cho các giáo viên chia sẻ kinh nghiệm trong dạy học hịa nhập cho trẻ khuyết tật nĩi chung và phương pháp điều chỉnh trong quá trình dạy học nĩi riêng.

- Tổ chức thực hiện: Nhà trường cần tiến hành thường xuyên các buổi họp chuyên mơn, chia sẻ kinh nghiệm.

2.3.1.7. Tạo hứng thú và cơ hội thành cơng cho trẻ.

Nhu cầu là sự địi hỏi cá nhân về những cái cần thiết để sinh sống và phát triển. Nhu cầu nào được con người nhận thức một cách đầy đủ sâu sắc, cĩ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mình ( Khơng thể thiếu được ) thì nhu cầu đĩ trở thành động cơ. Khơng cĩ nhu cầu thì khơng cĩ hoạt động.

Khả năng là những đặc điểm cá nhân đáp ứng được các địi hỏi của một hoạt động nhất định nào đĩ và là điều kiện để thực hiện kết quả hành động nào

đĩ. Bất cứ hoạt động nào cũng địi hỏi ở con người một loại năng lực và các năng lực đĩ liên quan với nhau.

- Nội dung: Giáo viên lựa chọn các bài tập phù hợp với nhận thức và khả năng, nhu cầu của học sinh khuyết tật theo từng mức độ. Thiết kế các hoạt động dựa trên thế mạnh của trẻ, chuyển những nội dung khĩ thành những nhiệm vụ phù hợp về độ khĩ và dài.

- Ý nghĩa: Nhân tố quan trọng đem đến sự thành cơng trong dạy học là động lực học tập của người học. Chỉ khi trẻ cĩ hững thú, động cơ thì học Tốn mới mang lại hiệu quả. Việc giáo viên luơn tạo cơ hội tành cơng cho trẻ giúp trẻ củng cố niềm tin vào khả năng của mình trong học tập.

- Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Tìm hiểu khả năng và nhu cầu của từng đối tượng học sinh. Bước 2: Thiết kế các bài tập – các hoạt động phù hợp.

Một phần của tài liệu Tên đề tài: “thực trạng sử dụng một số biện pháp điều chỉnh nội dung dạy học dành cho trẻ khuyết tật của giáo viên trường tiểu học hùng vương – thị xã phú thọ tỉnh phú thọ” (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)