6. Phương pháp nghiên cứu
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.4.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm
Sau khi tiến hành TN, chúng tôi rút ra một số kết luận định tính:
Chúng tôi tham khảo ý kiến của GV dạy TN, sử dụng phiếu thăm dò ý kiến HS (Phụ lục). Kết quả định tính được tổng hợp qua bảng sau:
Các tiêu chí đánh giá Trước TN Sau TN Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
1. HS hiểu được ứng dụng của Toán học trong cuộc sống
30 83,3 35 97,2 2. HS ghi nhớ kiến thức nhanh chóng, bền vững 25 69,4 32 88,9 3. HS phản ứng nhanh trước các tình huống
trong các bài toán
15 41,7 25 69,4 4. HS đặt và giải quyết các vấn đề theo yêu
cầu bài toán bằng sử dụng kiến thức hợp lý
18 50,0 28 77,8 5. HS hứng thú khi giải các bài toán đặt ra
liên quan tới các lĩnh vực thực tiễn
20 55,6 34 94,4 6. Trình bày bài khoa học, lập luận rõ ràng
bằng ngôn ngữ toán học
23 63,9 32 88,9 Qua quan sát, thăm dò ý kiến HS, chúng tôi nhận thấy:
+ HS bước đầu biết giải quyết một số vấn đề từ cuộc sống bằng kiến thức toán học hiện có
+ HS phát huy được trí thông minh, sự nhanh nhạy, linh hoạt trong việc gắn kết kiến thức Toán học với thực tiễn
+ Hệ thống bài tập đã thiết kế phù hợp với mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán lớp 5. Với hệ thống bài tập đó gợi được nguồn cảm hứng say mê, thích thú với toán học ở các em. HS sau khi học Toán xong không chỉ biết ứng dụng làm các bài tập trong sách giáo khoa mà còn biết ứng dụng vào các môn học khác và đặc biệt tìm thấy mối quan hệ hữu ích, lí thú giữa toán học và các môn học khác cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
+ Tất cả các em HS đều hào hứng và tích cực hoàn thành các bài toán, câu hỏi toán học theo tư tưởng PISA.
- Đối với GV: Chúng tôi đã xin ý kiến của GV dạy TN về chất lượng dạy học môn Toán; sự hứng thú, tích cực, sôi nổi của HS trong quá trình học tập và tính khả thi, hiệu quả khi tiến hành sử dụng hệ thống các bài tập đó.
3.4.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm
Sau khi dự giờ TN, chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng của lớp TN và lớp ĐC theo hệ thống kiến thức Toán 5:
Kết quả kiểm tra cho thấy: số bài HT tốt tăng lên. Điều này cho thấy bước đầu đưa các bài toán theo tư tưởng tiếp cận PISA vào dạy học môn Toán đã đem lại hiệu quả nhất định.
Chúng tôi đánh giá hiệu quả giờ dạy căn cứ vào mức độ HS hứng thú học tập và giải quyết tốt những vấn đề liên quan tới thực tiễn đã làm trong bài kiểm tra với các bài toán mà khóa luận thiết kế. Đánh giá bài làm của HS theo xếp loại hoàn thành bài tập. Phân loại theo 3 mức: Hoàn thành tốt; Hoàn thành; Chưa hoàn thành.
Bảng so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng
Lớp Số bài kiểm tra
Xếp loại
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
5A 36 16 44,4 18 50,0 2 5,6
0 10 20 30 40 50 60 HT tốt HT Chưa HT TN ĐC
Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng
Nhận xét: Qua bảng so sánh kết quả lớp TN và lớp ĐC, chất lượng kiểm tra TN môn Toán lớp 5 tăng lên. Tỉ lệ HS có bài hoàn thành tốt ở lớp TN cao. Nếu GV tăng cường đưa những bài toán gắn liền với thực tiễn sử dụng trong quá trình dạy và học, trong quá trình kiểm tra, đánh giá thường xuyên hơn nữa thì chắc chắc sẽ đem lại chất lượng dạy học môn Toán lớp 5 tốt hơn và góp phần đánh giá HS thông qua môn Toán một cách toàn diện. Đây là một căn cứ để chứng minh tính khả thi, hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập theo tiếp cận Chương trình đánh giá học sinh quốc tế trong dạy học môn Toán lớp 5 nói riêng và ở bậc Tiểu học nói chung.
Kết luận chương 3
Sau khi xác định mục đích, nội dung, cách thức tiến hành TN, chúng tôi tiến hành TNSP tại lớp 5A Trường Tiểu học Hùng Vương, Thị xã Phú Thọ trong học kỳ 2 từ ngày 15/2/2016 đến 1/4/2016 (năm học 2015 – 2016). Quá trình TN cho thấy:
Các bài toán được thiết kế trong khóa luận theo tiếp cận PISA đã bước đầu góp phần tạo được hứng thú, lôi cuốn HS trong các giờ học toán, các em sẵn sàng tâm thế chờ đón những giờ học toán với các bài toán tiếp cận PISA gắn liền với thực tế đã được thiết kế trong khóa luận.
HS bước đầu có ý thức về việc vận dụng, kết nối toán học với thực tế, linh hoạt trong việc đặt và giải quyết vấn đề theo yêu cầu bài toán bằng những kiến thức hợp lý.
Hệ thống bài tập theo tiếp cận PISA đã thiết kế trong khóa luận đảm bảo mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 5; phù hợp với đặc điểm nhận thức, khả năng học tập của HS; đảm bảo tính phổ quát, liên môn, tích hợp theo yêu cầu của chương trình.
Hệ thống bài tập đã thiết kế trong khóa luận có thể thực hiện được trong quá trình dạy học môn Toán lớp 5. Thực hiện các bài toán theo tiếp cận PISA đã thiết kế giúp đánh giá HS một cách toàn diện về kiến thức, kĩ năng, năng lực qua môn Toán và làm kết quả học tập môn Toán của HS lớp 5 được nâng lên.
Hệ thống các bài tập theo hướng tiếp cận Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) trong dạy học môn Toán lớp 5 đã bước đầu chứng tỏ tính khả thi, hiệu quả của đề tài và được GV Tiểu học nói chung, đặc biệt là GV và Ban giám hiệu nhà trường dạy TN rất ủng hộ, họ rất đồng tình với hướng nghiên cứu đề tài, với các bài toán theo tư tưởng PISA. Nếu GV quan tâm tới ứng dụng của những kiến thức Toán học đối với thực tiễn cuộc sống và tăng cường đưa những bài toán theo tiếp cận PISA vào quá trình dạy học môn Toán sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Toán ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sau khi hoàn thành nghiên cứu đề tài: “Thiết kế và xây dựng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Chương trình đánh giá học sinh quốc tế trong dạy học môn Toán lớp 5” chúng tôi có những kết luận sau:
Với những đặc tính ưu việt, PISA nhanh chóng được các nhà giáo dục khai thác, chúng tôi tiếp cận một nhánh nhỏ của PISA bằng việc xây dựng, thiết kế một số các bài toán theo tư tưởng PISA góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học môn Toán lớp 5.
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài, tổ chức TN trong thực tế và đạt các kết quả sau:
+ Đề tài đã trình bày những vấn đề tổng quan về PISA cũng như những nét chính về nội dung Toán học trong PISA.
+ Chỉ ra và làm rõ một số các nguyên tắc khi thiết kế bài toán theo tiếp cận PISA vào dạy học môn Toán lớp 5.
+ Thiết kế, xây dựng được một số bài toán có tích hợp, lồng ghép yếu tố thực tiễn theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán lớp 5 và đưa ra hướng dẫn sử dụng hệ thống bài tập đó.
+ Đã tổ chức thực nghiệm sư phạm để minh họa tính khả thi và tính hiệu quả của các bài toán mà khóa luận thiết kế.
2. Kiến nghị
Tăng cường đưa những bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy học ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng nhằm giúp các em HS được trải nghiệm nhiều với các tình huống, vấn đề của thực tiễn cần phải giải quyết bằng kiến thức toán học ngay trong các giờ học toán.
Có định hướng bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò của toán học trong thực tế cho GV và sinh viên ngành sư phạm.
Các nhà quản lí giáo dục, các nhà khoa học giáo dục, các GV, sinh viên sư phạm tiếp tục nghiên cứu PISA, vận dụng tính ưu việt của PISA vào cải cách giáo dục, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học.
Hiện nay, các tài liệu về PISA không nhiều, chủ yếu là bằng tiếng Anh. Vì vậy, nên có những tài liệu tham khảo chính thức về PISA giúp GV và HS biết, hiểu và có thể khai thác sử dụng PISA vào việc dạy và học môn Toán được thuận lợi hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu Hội thảo Xây dựng và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới – Những vấn đề đặt ra và giải pháp,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tổng kết PISA 2012 và triển khai PISA 2015, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Vũ Quốc Chung (2007), Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Đỗ Tiến Đạt (2010), Ôn luyện Toán 5, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 6. Đỗ Tiến Đạt (2011), Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA – môn Toán,
Kỷ yếu hội thảo quốc gia về giáo dục toán học ở trường phổ thông, tr 276 -287. 7. Trần Diên Hiển (2008), Giáo trình chuyên đề rèn kĩ năng giải toán tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Phương Hoa - Vũ Thị Kim Chi - Nguyễn Thùy Linh (2009),
Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA)(mục đích, tiến trình thực hiện, các kết quả chính), Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội số 25, tr209 - 217. 9. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2015), Sách giáo khoa Toán 5, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
10. Kơrutecxki V.A. (1973), Tâm lý năng lực toán học của học sinh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Trần Ngọc Lan (2000), Hệ thống trò chơi củng cố 5 mạch kiến thức Toán ở tiểu học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Từ Văn Mặc – Từ Thu Hằng (biên dịch 2010), Mười vạn câu hỏi vì sao toán học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
13. Từ Văn Mặc – Trần Thị Ái (biên dịch 1997), Chìa khoá vàng toán học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. PISA (Programme for International Student Assessment) (2009), Tài liệu Trung tâm nghiên cứu Giáo dục phổ thông, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
15. Pôlya (2010), Toán học và những suy luận có lý, (Hà Sỹ Hồ, Hoàng Chúng, Lê Đình Phi, Nguyễn Hữu Chương, Hồ Thuần dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc học, dạy, nghiên cứu toán học(tập II), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 17. V.M. Brađixơ – V.L.Minkôpxki – A.K. Khacxêva (1972), Những sai lầm trong các lý luận toán học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
PHỤ LỤC 1 HỆ THỐNG BÀI TẬP Bài toán 31: Sân trường
Một sân trường hình chữ nhật có nửa chu vi là 0,15km và chiều rộng bằng 2
3 chiều dài.
Câu hỏi 1: Diện tích sân trường với đơn vị đo là mét vuông là:
A. 540m2 B. 5400m2 C. 640m2 D. 6400m2
Yêu cầu: HS rèn luyện, vận dụng kỹ năng giải toán có liên quan đến số đo độ dài và diện tích của một hình.
Hướng dẫn cho điểm:
+ Được toàn bộ điểm khi lựa chọn đáp án B (5400m2)
+ Không được điểm nếu chọn đáp án khác hoặc không trả lời.
Câu hỏi 2: Diện tích sân trường bằng bao nhiêu héc – ta?
Đáp án: ………..ha
Yêu cầu: HS biết viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
Hướng dẫn cho điểm:
+ Được toàn bộ điểm khi có đáp án: 0,54ha
+ Không được điểm nếu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
Câu hỏi 3: Nhà trường muốn mở rộng sân trường thêm 150m2 nữa. Tính diện tích sân trường khi mở rộng thêm.
Diện tích sân trường = ………..ha
Yêu cầu: HS biết viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
Hướng dẫn cho điểm:
+ Được toàn bộ điểm khi có câu trả lời: Diện tích sân trường = 0,555ha + Không được điểm nếu trả lời khác hoặc không trả lời.
Câu hỏi 4: Có 4 tổ học sinh được phân công làm vệ sinh sân trường. Nếu chỉ
có tổ 1, tổ 2, tổ 3 cùng làm thì sau 12 phút sẽ xong. Nếu chỉ có tổ 2, tổ 3, tổ 4 cùng làm thì sau 15 phút sẽ xong. Nếu chỉ có tổ 1, tổ 4 cùng làm thì sau 20 phút sẽ xong. Hỏi nếu cả 4 tổ cùng làm thì sau bao lâu sẽ xong?
A. 12 phút B. 8 phút C. 10 phút D. 6 phút
Yêu cầu: HS có kỹ năng giải toán bằng phương pháp “khử”
Hướng dẫn cho điểm:
+ Được toàn bộ điểm khi lựa chọn đáp án C (10 phút)
+ Không được điểm nếu chọn đáp án khác hoặc không trả lời.
Bài toán 32: Kho chứa gạo
Có 3 kho dự trữ gạo của quốc gia: Người ta chuyển 40 tấn gạo từ kho 2 sang kho 3 rồi lại chuyển từ kho 3 sang kho 2 một số gạo gấp 3 lần số gạo còn lại ở kho 2. Tiếp tục chuyển thêm hai đợt như thế nữa thì cuối cùng ở kho 2 có 480 tấn gạo, kho 3 có 20 tấn. Còn kho dự trữ gạo số 1 hiện có 537, 25 tấn gạo. Người ta đã lấy ra 1
10 số gạo trong kho đem đi ủng hộ người dân miền Trung bị lũ lụt.
Câu hỏi 1: Người dân miền Trung sẽ nhận được bao nhiêu tấn gạo ủng hộ?
A. 5372,5 tấn B. 53,725 tấn C. 53,725 tấn D. 53,73 tấn
Yêu cầu: Học sinh biết và vận dụng được quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,…
Hướng dẫn cho điểm:
+ Được toàn bộ điểm nếu chọn đáp án B (53,725 tấn)
+ Không được điểm nếu chọn đáp án khác hoặc không trả lời
Câu hỏi 2: Sau khi ủng hộ miền Trung, trong kho số 1 còn bao nhiêu tấn
gạo?
Đáp án: ………..
Yêu cầu: Học sinh vận dụng quy tắc trừ hai số thập phân
Hướng dẫn cho điểm:
+ Được toàn bộ điểm nếu đưa ra đáp án: 483,525 tấn + Không được điểm nếu trả lời khác hoặc không trả lời
Câu hỏi 3: Lúc đầu kho dự trữ gạo số 3 có bao nhiêu tấn gạo?
A. 380 tấn B. 460 tấn C. 160 tấn D. 440 tấn
Hướng dẫn cho điểm:
+ Được toàn bộ điểm nếu chọn đáp án D (440 tấn)
+ Không được điểm nếu chọn đáp án khác hoặc không trả lời
Câu hỏi 4: Mỗi kho có bao nhiêu tấn gạo nếp? Biết kho số 1 và kho số 2 có
34,9 tấn gạo nếp, kho số 2 và số 3 có 31,7 tấn gạo nếp, kho số 1 và kho số 3 có 33,8 tấn gạo nếp.
Hãy tính toán rồi nối cột A với cột B cho thích hợp:
Cột A Cột B
a) Kho 1 16,4 tấn (1)
b) Kho 2 15,3 tấn (2)
c) Kho 3 18,5 tấn (3)
Yêu cầu: Học sinh rèn kĩ năng giải toán bằng phương pháp “khử”, kỹ năng thực hiện các phép tính với số thập phân
Hướng dẫn cho điểm:
+ Được toàn bộ điểm nếu có đáp án:
a) – (3) b) – (1) c) – (2)
+ Được 2
3 số điểm khi có 2 đáp án đúng + Được một phần điểm khi có 1
3 số đáp án đúng
+ Không được điểm nếu trả lời khác hoặc không thực hiện yêu cầu
Bài toán 33: Tỉ lệ bản đồ
Trên bản đồ tỉ lệ 1: 1 000 000, quãng đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến Phan Thiết đo được 19,8cm.
Câu hỏi 1: Tỉ lện bản đồ là 1: 1 000 000 cho ta biết độ dài 1cm trên bản đồ
tương ứng với bao nhiêu xăng – ti – mét trên thực địa?
A. 10 000cm B. 100 000cm
C. 1 000 000cm D. 10 000 000cm