6. Phương pháp nghiên cứu
2.2. Trình tự các việc cần thực hiện trong thiết kế một bài tập theo hướng tiếp
phải đảm bảo hướng đích hiệu quả đó là: đúng mục tiêu môn Toán lớp 5, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm lứa tuổi của HS; không đi chếch cấu trúc nội dung, yêu cầu về mức độ kiến thức, kỹ năng cần đạt của HS.
Mỗi bài toán theo tiếp cận PISA là một hệ thống các câu hỏi. Vì thế, các câu hỏi cần dự tính được các hoạt động của HS, dự tính kế hoạch sử dụng, dự tính tính vừa sức đối với HS. Các bài toán thiết kế phải đảm bảo có thể thực hiện được và sử dụng rộng rãi trong thực tiễn dạy học môn Toán lớp 5.
Ngoài ra, các câu hỏi cần mang tư tưởng, giá trị giáo dưỡng, giáo dục cao, có tiềm năng tạo nên sự thoải mái, tự tin cho người học, thuận lợi cho việc thực hiện. Đặc biệt, cần tính đến các điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất và con người phục vụ cho việc thực hiện dạy học môn Toán lớp 5 ở các trường Tiểu học hiện nay. Đây cũng là một yêu cầu quan trọng để có thể đảm bảo tính khả thi trong điều kiện dạy học hiện nay.
2.2. Trình tự các việc cần thực hiện trong thiết kế một bài tập theo hướng tiếp cận PISA tiếp cận PISA
2.2.1. Chọn chủ đề cho bài tập
Chủ đề có thể được chọn từ bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống (vật lý, sinh học, y học, kinh tế,…) tùy theo kinh nghiệm trải nghiệm bản thân qua thực tiễn của người xây dựng bài tập, miễn là tình huống rút ra từ lĩnh vực này đảm bảo được ý đồ khảo sát sự hiểu biết về các kiến thức Toán học trong một chủ đề nào đó và khả năng kết nối kiến thức Toán học đó với việc giải quyết tình huống của người học.
2.2.2. Chọn tình huống và phát biểu bài toán
Chọn ra một tình huống từ chủ đề (tình huống phải gần gũi với các hoạt động thực tiễn của HS hoặc có trong chương trình môn học khác trong phạm vi chương trình), xây dựng một bài toán thực tiễn từ tình huống trong đó có
cài đặt ý đồ sư phạm về việc sử dụng công cụ Toán học để giải quyết bài toán (qua câu hỏi 1).
2.2.3. Phát triển tình huống, xây dựng các bài toán mới
Phát triển rộng tình huống qua việc đặt tình huống vào các hoàn cảnh khác nhau nhằm khai thác các phản ánh khác nhau. Mỗi phản ánh từ tình huống có thể xây dựng một bài toán (phần, câu hỏi mới). Mỗi câu hỏi trong bài tập sẽ khảo sát HS về sự hiểu biết một mặt nào đó được khai thác xung quanh tình huống. Ngoài ra, các câu hỏi của bài tập nên được sắp xếp theo mức độ yêu cầu cao dần của các cấp độ năng lực Toán học.
2.2.4. Tập hợp các bài tập theo một chủ đề kiến thức để hình thành hệ thống bài tập theo các tuyến
Trong mỗi phần của bài toán được xây dựng, cần hướng dẫn cách cho điểm cụ thể. Ngoài ra bước 3 và bước 4 trong trình tự không nhất thiết phải thực hiện đối với tất cả các bài toán (nếu thực hiện bước 3 thì sẽ được các bài tập có ít nhất hai câu hỏi, nếu không thực hiện thì bài tập chỉ phản ánh một khía cạnh của tình huống; việc thực hiện bước 4 giúp xâu chuỗi được các bài tập thành hệ thống).