Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở một số quốc gia trên thế giớ

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 32 - 35)

- Tổ chức bộ máy quản lý đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản và đội ngũ quản lý đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở một số quốc gia trên thế giớ

gia trên thế giới

Đầu tư công là yếu tố quan trọng và là động lực chủ chốt cho sự tăng trưởng, phát triển của mỗi quốc gia. Với mục tiêu tạo ra lợi ích cho tương lai, đầu tư công thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư, chi tiêu của xã hội. Không ch riêng Việt Nam, một số quốc gia trên thế giới đều chú trọng triển khai có hiệu quả công tác quản lý, phân bổ và sử dụng ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản, cụ thể như:

1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Trung Quốc + Trung Quốc chú trọng công tác quy hoạch và đề xuất chủ trương đầu tư dự án: Tất cả các dự án đầu tư công đều phải nằm trong quy hoạch đã được duyệt mới được chuẩn bị đầu tư. Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định, tổng hợp, lập báo cáo thẩm định về các quy hoạch phát triển, các dự án xây dựng quan trọng, dự án có vốn đầu tư nước ngoài quan trọng trình Quốc Vụ viện phê duyệt; kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện các quy hoạch đã được duyệt. Các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào các quy hoạch phát triển đã được duyệt để đề xuất, xây dựng kế hoạch đầu tư và danh mục các dự án đầu tư.

+ Nâng cao công tác thẩm định dự án: Tại Trung Quốc, cấp có thẩm quyền của từng cấp ngân sách có toàn quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn từ ngân sách của cấp mình (Trung Quốc có 4 cấp ngân sách: Cấp trung ương, cấp t nh, cấp thành phố, cấp huyện và trấn). Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên phải lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan của ngân sách cấp trên trước khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Việc thẩm

định dự án đầu tư ở tất cả các bước đều thông qua Hội đồng thẩm định của từng cấp và lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cùng cấp và cấp trên nếu có sử dụng vốn hỗ trợ của ngân sách cấp trên…

+ Tăng cường công tác thanh tra, giám sát: Ở Trung Quốc, việc tổ chức giám sát các dự án đầu tư công được thực hiện thông qua nhiều cấp, nhiều vòng giám sát khác nhau. Mục đích giám sát đầu tư của cơ quan Chính phủ là đảm bảo đầu tư đúng mục đích, đúng dự án, đúng quy định và có hiệu quả. Cơ quan có dự án phải bố trí người thực hiện giám sát dự án thường xuyên theo quy định của pháp luật. Ủy ban Phát triển và Cải cách từng cấp chịu trách nhiệm tổ chức giám sát các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của cấp mình, có bộ phận giám sát đầu tư riêng. Khi cần thiết Ủy ban Phát triển và Cải cách có thể thành lập và chủ trì các tổ giám sát đầu tư liên ngành với sự tham gia của các cơ quan tài chính, chống tham nhũng, quản lý chuyên ngành cùng cấp và các cơ quan, địa phương có liên quan.

1.2.1.2. Tại Hàn Quốc

Để phân bổ, sử dụng ngân sách cho dự án đạt hiệu quả cao, ngoài công tác quản lý chặt chẽ theo các chính sách và luật định, Hàn Quốc còn triển khai quyết liệt các nội dung sau:

+ Sàng lọc tốt dự án đầu tư công: Trong hệ thống quản lý đầu tư công của Hàn Quốc, Trung tâm Quản lý đầu tư hạ tầng công - tư (PIMAC) thuộc Viện Phát triển Hàn Quốc với chức năng sàng lọc cho các dự án đầu tư công. PIMAC chịu trách nhiệm tiến hành lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với các dự án đầu tư công có quy mô lớn. PIMAC và Bộ Chiến lược và Tài chính chịu trách nhiệm thẩm định, thông qua và quyết định việc loại bỏ hoặc chuyển sang giai đoạn nghiên cứu khả thi các dự án này. Việc đánh giá nghiên cứu tiền khả thi đã làm tỷ lệ dự án được duyệt ch còn 60% so với đề xuất của các bộ chủ quản

+ Nâng cao vai trò giám sát của người dân trong hoạt động chi đầu tư công: Vai trò giám sát của người dân được đề cao thông qua quyền đề xuất các sáng kiến, giải pháp, kiến nghị với các cơ quan nhà nước trong việc sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả. Để thực hiện được điều này, Hàn Quốc có cơ chế khen thưởng rõ ràng đối với những giải pháp được chấp thuận, nhằm tạo động lực thúc đẩy triển khai hiệu quả việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo

chi đầu tư công liên tục được giám sát và đánh giá cẩn thận. Mức thưởng tối đa lên đến 26.000 USD (tương đương 600 triệu đồng) cho những giải pháp, sáng kiến tiết kiệm được chấp thuận là biện pháp Chính quyền thủ đô Seoul, Hàn Quốc dùng để khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia đề xuất các ý tưởng giúp cho việc quản lý, sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả [1.12].

1.2.1.3. Tại Nhật Bản

Nhằm tăng hiệu quả đầu tư công và giảm áp lực đối với ngân sách nhà nước, từ giữa năm 2010, Chính phủ Nhật Bản quyết định thực hiện chiến lược quản lý tài khóa, trong đó đề ra các mục tiêu củng cố tình hình tài khóa chặt chẽ. Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung quản lý chặt chẽ ngân sách trung ương và địa phương. Kết quả là đến năm 2015, tổng thâm hụt ngân sách của Chính phủ ở cấp Trung ương và địa phương được cắt giảm một nửa so với năm 2010 và dự kiến chuyển sang thặng dư ngân sách vào năm 2020.

Bên cạnh đó, chiến lược này cũng đề ra tỷ lệ dư nợ đến năm 2021 cũng phải giảm so với GDP. Đây chính là định hướng lớn nhằm tạo sự chuyển biến lớn cho hoạt động đầu tư công ở nước này, tạo thêm lợi ích kinh tế trong dài hạn. Mặt khác, các cơ quan chức năng Nhật Bản hiện sử dụng nhiều phương pháp phân tích chi phí - lợi ích để thẩm định hiệu quả của các dự án đầu tư công.

Về nguyên tắc, việc kết hợp kết quả theo các phương pháp khác nhau đối với cùng một công trình là khả thi. Tuy nhiên, việc so sánh kết quả thẩm định các dự án được cho là có tác động tương tự - sử dụng các phương pháp thẩm định khác nhau - là rất khó khăn do các công trình này không giống nhau.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng Nhật Bản đã công khai phương pháp thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Chẳng hạn, đối với các dự án đường bộ/đường nội đô, Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Nhật Bản trước đây đã thực hiện các phương pháp thẩm định khác nhau và không công bố chi tiết về các phương pháp.

Mặc dù vậy, do quy trình này bị ch trích về tính minh bạch và các dự án hoàn thành không mang lại kết quả như mong đợi, nên từ năm 1998, Nhật Bản đã phải chuẩn hóa và công khai hóa quy trình và phương pháp thẩm định, với việc ban hành “Hướng d n thẩm định khi phê duyệt dự án đầu tư công thuộc thẩm

quyền của Bộ Xây dựng” và “Hướng d n chi tiết việc thẩm định khi phê duyệt dự án đầu tư công trong lĩnh vực đường bộ và đường nội đô”. Theo đó, phương pháp thẩm định dự án đầu tư công cũng được ban hành thống nhất. Điều này giúp bảo đảm lựa chọn được các dự án tốt hơn, nhất là trong bối cảnh nguồn lực đầu tư công hạn chế và các dự án hạ tầng thường có quy mô lớn [1.13]

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở một số địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)