- Tổ chức bộ máy quản lý đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản và đội ngũ quản lý đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên tác động đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở Tp Việt Trì
Phú Thọ là một t nh trung du miền núi, cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, cách Hà Nội 80 km về phía Bắc, đồng thời phía Bắc giáp t nh Yên Bái và t nh Tuyên Quang; phía Đông giáp với t nh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội; Tây giáp t nh Sơn La; Nam giáp t nh Hoà Bình.
Phú Thọ có 353.294,93 ha diện tích tự nhiên và 1.313.926 nhân khẩu; 13 huyện, thành, thị gồm: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 11 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh; 277 đơn vị hành chính cấp xã.
Thành phố Việt Trì (còn có cái tên rất dễ nhớ là Thành phố Ngã Ba Sông) thuộc trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của t nh Phú Thọ, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và là đô thị động lực trong phát triển
kinh tế xã hội của t nh Phú Thọ và cả vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Thành phố Việt Trì có diện tích tự nhiên 11.175,11 ha, với 23 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm 13 phường nội thành và 10 xã ngoại thành, trong đó: 13 phường nội thành gồm: Bạch Hạc, Bến Gót, Dữu Lâu, Gia Cẩm, Minh Nông, Minh Phương, Nông Trang, Tân Dân, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Vân Cơ, Vân Phú và 10 xã ngoại thành là các xã: Chu Hóa, Hùng Lô, Hy Cương, Kim Đức, Phượng Lâu, Sông Lô, Tân Đức, Thanh Đình, Thụy Vân, Trưng Vương.
Thành phố Việt Trì nằm ở 21024’ vĩ độ Bắc, 1060
12’ kinh độ Đông, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 80km về phía Tây Bắc, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông giáp các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Vĩnh Tường (t nh Vĩnh Phúc).
- Phía Tây giáp thị trấn Lâm Thao và thị trấn Hùng Sơn, các xã Tiên Kiên, Thạch Sơn, huyện Lâm Thao - Phú Thọ.
- Phía Nam giáp các xã Cao Xá, Sơn Vi, huyện Lâm Thao (t nh Phú Thọ) và huyện Ba Vì, Hà Nội.
- Phía Bắc giáp xã Phù Ninh, xã Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh - Phú Thọ. Là một vùng đất nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang địa hình đồng bằng, đ nh của tam giác châu thổ Sông Hồng. Từ trung tâm thành phố nhìn về phía Tây Nam là núi Ba Vì, phía Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo, phía Tây-Tây Bắc là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có Đền thờ Vua Hùng.
Về địa chất, đất đai Việt Trì thuộc về đất cổ có niên đại cách đây từ 50-200 triệu năm. Khoảng 4.000 năm trước, Vua Hùng đã chọn nơi này để đóng đô của nhà nước Văn Lang, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất Việt Trì đã nhiều thay đổi ranh giới hành chính và sự phân cấp quản lý hành chính cho đến ngày nay.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điểm nổi bật là mùa đông khô, lượng mưa ít, hướng gió là gió mùa Đông Bắc, mùa hè nắng, nóng, mưa nhiều, chủ yếu là gió mùa Đông Nam. Nhiệt độ bình quân 23 độ C, tổng lượng mưa trung bình từ 1.600 - 1.800mm/năm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm 80 - 85%.
người, dân số nông thôn là 84.847 người. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm 2,0%, trong đó tăng tự nhiên 1,5%, tăng cơ học 0,59%.
Thành phố Việt Trì vừa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của t nh, vừa là trung tâm của liên t nh phía Bắc, được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư để trở thành một trong 19 đô thị lớn nhất Việt Nam.Trên địa bàn thành phố Việt Trì hiện có tổng cộng 111 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể (theo số liệu kiểm kê năm 2015), 53 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 14 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 39 di tích xếp hạng cấp t nh. Khu di tích lịch sử Đền Hùng là di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia. Ngày 10/3 âm lịch hàng năm, vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương, hàng triệu người dân từ khắp cả nước nô nức về núi Nghĩa Lĩnh nằm tại địa phận thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - Việt Trì để thăm viếng Tổ tiên.
Việt Trì ngày nay được biết đến là “Thành phố hai di sản” (Tín ngưỡng thời cúng Hùng Vương đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa đại diện của nhân loại và Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp). Bảo tồn, giữ gìn, khơi dậy và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là 2 di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” và “Hát Xoan Phú Thọ”, các giá trị di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch, dịch vụ. Quản lý tốt các Lễ hội, hoạt động văn hóa; nâng cao nhận thức và vai trò của cộng đồng trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
Các nhóm ngành công nghiệp với nhiều sản phẩm đa dạng, phát triển đúng định hướng quy hoạch được duyệt và duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Cơ cấu vốn đầu tư có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài. Dịch vụ tiện ích viễn thông phát triển, hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn nhà hàng được mở rộng, nâng cấp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân và du khách. Công tác xúc tiến thương mại được tăng cường, công tác kiểm soát giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thực hiện tốt. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực, có 03 xã đạt chuẩn NTM.
Ngày 12 tháng 12 năm 2011, Hội đồng nhân dân t nh Phú Thọ ra Nghị quyết số 41/2011/NQ-HĐND về “Quy hoạch xây dựng thành phố Việt Trì trở thành Thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam giai đoạn 2011-2020
và tầm nhìn đến 2030”.
Ngày 04 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 528/QĐ-TTg công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc t nh Phú Thọ. Là những cơ hội và cũng là những thách thức đối với thành phố Việt Trì, thành phố Ngã Ba Sông.
Với những đặc điểm tự nhiên “trời phú”, núi, sông liên kết hài hòa, khí hậu cũng khá lý tưởng, 23oC bình quân hàng năm, Việt Trì ngày nay đã trở thành trung tâm thu hút sự chú ý không những ch ở trong nước mà còn cả quốc tế, là điểm du lịch đáng đến, đáng nhớ của nhiều du khách trong và ngoài nước. Đây cũng là lợi thế để Đảng bộ, nhân dân thành phố khai thác, phát triển.
2.1.2. Các đặc điểm kinh tế - xã hội tác động đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở Tp. Việt Trì