3. Ý nghĩa của đề tài
3.2. Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư của ha
3.2.3. Đánh giá công tác bồi thường GPMB của hai dự án
Bảng 3.5: Kết quả điều tra ý kiến của người dân về công tác GPMB
TT Nội dung Dự án 1 Dự án 2 Số phiếu % Số phiếu % Tổng số phiếu 60 100,00 30 100,00 1
Chưa thỏa đáng với mức bồi
thường về đất 0 0,00 2 6,67
2
Chưa thỏa đáng với mức bồi
thường về tài sản trên đất 12 20,00 3 10,00 3 Chính sách hỗ trợ chưa hợp lý 15 25,00 3 10,00
4 Đồng ý di chuyển 55 91,67 30 100,00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra và phỏng vấn các hộ) 3.2.3.1. Những kết quả đạt được
Nhìn chung, qua bảng tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra có thể nhận thấy, phần lớn các hộ dân bị thu hồi đất đều đồng ý di chuyển, điều đó cho thấy công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của hai dự án đã được triển khai thực hiện rất tốt, cụ thể:
- Với phương án bồi thường của hai dự án trên đây, Nhà nước đã thu hồi được một diện tích đất đáng kể phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện Yên Định nói riêng và của toàn tỉnh Thanh Hóa nói chung. Tổng diện tích thu hồi theo quyết định được phê duyệt của hai dự án là 280,472 ha, trong đó chủ yếu là thu hồi đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản) và đất công ích do UBND xã quản lý.
Đến nay, dự án Trang trại chăn nuôi bò sữa Vinamilk Organic đã cơ bản chi trả xong tiền đền bù, giải phóng mặt bằng; còn dự án Nhà máy điện mặt trời Yên Thái đã hoàn chỉnh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, Doanh nghiệp đã thi công xong, chuẩn bị đưa vào vận hành, tạo sản phẩm.
- Công tác triển khai quy trình các bước thực hiện giải phóng mặt bằng 2 dự án được cơ quan chức năng của huyện thực hiện nghiêm túc: từ việc công bố, công khai dự án, công tác kiểm kê thực tế, lấy ý kiến người dân; giải quyết các kiến nghị của nhân dân,...
- Công tác tuyên truyền cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng hiểu được tầm quan trọng của các dự án được các cấp, các cơ quan ban, ngành của địa phương chú trọng, tạo được sự đồng thuận của người dân bị ảnh hưởng.
3.2.3.2. Những tồn tại, vướng mắc
Qua thực tế công tác đền bù, giải phóng mặt bằng 2 dự án và qua tổng hợp phiếu điều tra cho thấy, vẫn còn 6,67% hộ gia đình, cá nhân trong Dự án 2 chưa đồng ý với mức giá bồi thường đối với đất; 20% - Dự án 1 và 10% - Dự án 2 không đồng ý với mức giá bồi thường tài sản trên đất; 25% - Dự án 1 và 10% - Dự án 2 không đồng ý với chính sách hỗ trợ; đặc biệt còn 5% hộ gia đình, cá nhân ở Dự án 1 không đồng ý di chuyển, nguyên nhân như sau:
- Đối với đất bị thu hồi ở dự án 2, một số hộ dân có diện tích đất ở vị trí thuận tiện giao thông, thủy lợi, đang triển khai sản xuất rau, quả cung cấp cho thị trường với hiệu quả kinh tế cao; ngoài ra, một số hộ dân so sánh với mức giá đền bù đất nông nghiệp cùng loại ở các địa phương khác cao hơn nên có nhiều ý kiến kiến nghị.
- Đơn giá áp dụng để tính giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc trên đất được quy định tại Quyết định số 3162/2014/QĐ-UBND ngày 26/9/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa, đến nay đã khác rất xa thực tế, nên không đáp ứng được nguyện vọng của người dân.
- Đối với dự án 1, Doanh nghiệp thống nhất không hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho người dân bị thu hồi đất mà tự thỏa thuận, bố trí việc làm mới trong doanh nghiệp hoặc cấp đất mới cho người dân có nhu cầu, tuy nhiên nhiều hộ gia đình, cá nhân băn khoăn, do một số người là công nhân công ty nhưng tuổi đã cao, trình độ có hạn, một số là hưu trí,.. việc chuyển đổi sang công việc khác theo bố trí của doanh nghiệp là khó khăn và không khả thi.
- Một số hộ dân lo lắng, dự án Trang trại chăn nuôi bò sữa là dự án chăn nuôi lớn, tuy đã áp dung công nghệ cao (cam kết của công ty) những ít nhiều vẫn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh; những hộ dân tại phố Sao Đỏ, thị trấn Thống Nhất đang bị dự án bao quanh kiến nghị Nhà nước và Công ty thực hiện tái định cư cho các hộ chuyển sang khu vực mới, xa khu vực trang trại.