3. Ý nghĩa của đề tài
3.2. Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư của ha
3.2.2. Kết quả bồi thường, hỗ trợ của 2 dự án nghiên cứu
Hội đồng Bồi thường, giải phóng mặt bằng của 02 dự án đã bồi thường cho 183 hộ gia đình và tổ chức với tổng diện tích đất thu hồi là 280,472 ha, tổng kinh phí bồi thường là 125.696.691 nghìn đồng, cụ thể như sau:
3.2.2.1. Kết quả bồi thường về đất của 2 dự án
- Đối với dự án Trang trại chăn nuôi bò sữa Vinamilk Oganic Thanh Hóa. Căn cứ Quyết định số 3639/QĐ-UBND, ngày 16/10/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt phương án thành lập Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa, thì Công ty TNHH Một thành viên Thống Nhất Thanh Hóa (Chủ sở hữu là UBND tỉnh Thanh Hóa) chuyển giao quyền và nghĩa vụ về đất đai sang cho Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất, Thanh Hóa. Đối tượng quản lý và sử dụng đất là Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa.
Như vậy, thực chất công tác đền bù giải phóng mặt bằng dự án là việc Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa thực hiện thanh lý, chấm dứt hợp đồng giao khoán đất đối với các hộ sản xuất; Nhà nước là đơn vị đứng ra thực hiện các thủ tục bồi thường, hỗ trợ theo quy định; những hộ nhận giao khoán sau khi thanh lý, chấm dứt hợp đồng giao khoán không được bồi thường về đất. Vì vậy, dự án này không có số liệu bồi thường về đất.
- Đối với Dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời Yên Thái, với tổng diện tích thu hồi của dự án là 658.719,58m2, trong đó đất hộ gia đình quản lý sử dụng là 44.579,35m2, đất ngân sách xã là 614.204,1m2.
Căn cứ Quyết định số 4545/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2015-2019, thì giá áp dụng để đền bù khi nhà nước thu hồi đất đối với đất trồng lúa, vị trí 1 của dự án là 40.000 đồng/m2.
Kết quả cụ thể giá trị bồi thường về đất của dự án được thể hiện tại Bảng 3.2.
Bảng 3.2: Giá trị bồi thường về đất của dự án Nhà máy điện mặt trời tại xã Yên Thái, huyện Yên Định
ĐVT: đồng TT Loại đất Giá đất do UBND tỉnh quy định Giá đất cụ thể bồi thường Diện tích (m2) Tiền bồi thường (triệu đồng) 1 Đất nông nghiệp 40.000 40.000 44.579,35 1.783.174.000 2 Đất công ích và đất khác 40.000 40.000 614.204,1 16.372.574.540 Cộng 18.155.748.540
(Nguồn: Ban QLDA huyện)
Qua bảng kết quả bồi thường, tổng kinh phí bồi thường đối với dự án Nhà máy điện mặt trời Yên Thái là 18.155.748.540 đồng, trong đó: Bồi thường đất sản xuất nông nghiệp cho 28 hộ gia đình, cá nhân với số tiền là 1.783.174.000 đồng; hỗ trợ đất công ích do UBND xã Yên Thái quản lý (bằng 70% giá đất cùng loại) với số tiền là 16.372.574.540 đồng.
3.2.2.2. Đánh giá công tác bồi thường về tài sản gắn liền với đất
Quá trình bồi thường các loại đất luôn liên quan tới các tài sản trên đất, vì vậy khi Nhà nước thu hồi đất thì phải bồi thường những tài sản gắn liền trên đất cũng như công sức mà người dân bỏ ra để cải tạo đất đem lại thu nhập cao cho họ và làm cho diện tích đất đó ngày càng tốt hơn.
a. Bồi thường cây cối, hoa màu, nuôi trồng thủy sản
- Đơn giá bồi thường về cây cối hoa màu, mặt nước nuôi trồng thủy sản được áp dụng theo bộ đơn giá bồi thường được ban hành kèm theo Quyết định số 4437/2016/QĐ-UBND ngày 14/11/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa;
Hội đồng bồi thường đã xem xét kỹ, chi tiết, cụ thể đơn giá bồi thường cho từng loại cây dựa vào tuổi cây, kích thước cây. Nhìn chung công tác bồi thường cây cối, hoa màu đã được Hội đồng bồi thường thực hiện tốt, phân
thường cho từng loại cây đúng như bảng giá UBND tỉnh quy định. Kết quả bồi thường cây cối, hoa màu của 2 dự án được thể hiện qua bảng 3.3
b. Bồi thường tài sản, công trình, vật kiến trúc
- Đơn giá bồi thường, hỗ trợ về tài sản vật kiến trúc áp dụng theo bộ đơn giá được ban hành kèm theo Quyết định số 3162/2014/QĐ-UBND ngày 26/9/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Kết quả bồi thường tài sản, công trình, vật kiến trúc của 2 dự án được thể hiện qua bảng 3.3.
Bảng 3.3: Giá trị bồi thường thiệt hại về các tài sản trên đất của 2 dự án
ĐVT: Đồng
TT Tên tài sản Tiền bồi thường Dự án trang trại chăn nuôi bò sữa Vinamilk Oganic
1 Nhà cửa, vật kiến trúc 7.363.979.000
2 Cây cối, hoa màu 35.345.752.000
3 Nuôi trồng thủy sản 3.752.290.000
TỔNG 46.462.021.000
Dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời Yên Thái
1 Nhà cửa, vật kiến trúc 7.054.412.013
2 Cây cối, hoa màu 1.044.858.176
3 Nuôi trồng thủy sản 69.747.444
TỔNG 8.169.017.633
(Nguồn: Ban QLDA huyện)
Qua số liệu tổng hợp ta thấy, tổng số tiền bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất của Dự án Trang trại Bò sữa Vinamilk Organic là 46.462.021.000 đồng, trong đó: chủ yếu là bồi thường cây cối, hoa màu trên đất với 35.345.752.000 đồng (đây là khu vực trọng điểm sản xuất rứa và mía), bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc là 7.363.979.000 đồng, bồi thường, hỗ trợ mặt nước, công đào đắp nuôi trồng thủy sản là 3.752.290.000 đồng.
Tổng số tiền bồi thường dự án Nhà máy điện mặt trời Yên Thái là 8.169.017.633 đồng, trong đó: bồi thường về cây cối, hoa màu trên đất là 1.044.858.176 chủ yếu là hỗ trợ lúa, ngô, ớt; hỗ trợ nhà, cửa, vật kiến trúc là 7.054.412.013 đồng, chủ yếu là các hộ gia đình làm trang trại; hỗ trợ nuôi chồng thủy sản là 69.747.444 đồng.
3.2.2.3. Kết quả hỗ trợ của 2 dự án
a. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất
Khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân thì được hỗ trợ kinh phí để ổn định đời sống và sản xuất theo Quy định tại Điều 12, Quyết định số 3162/2014/QĐ-UBND, ngày 26/9/2014, cụ thể:
- Đối với dự án 1. Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp của Nông trường Thống Nhất trước đây (nay là Công ty TNHH Bò Sữa Thống Nhất, Thanh Hóa), nên mức hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất bằng 70% giá đất nông nghiệp cùng loại theo bảng giá đất do UBND tỉnh quy định (theo đó đất trồng lây hàng năm là 28.000 đ/m2; đất trồng cây lâu năm là 15.400đ/m2, đất lâm nghiệp là 7.000đ/m2).
- Đối với dự án 2: Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa mức hỗ trợ: 360.000 đồng/tháng/khẩu.
b. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm
Những hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất mà bị thu đất thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp được quy định tại Điều 13, Quyết định số 3162/2014/QĐ-UBND, ngày 26/9/2014, cụ thể:
- Đối với dự án 1: Đây là dự án doanh nghiệp thực hiện thanh lý hợp đồng giao khoán đất sản xuất đối với người dân (không phải là dự án Nhà nước thu hồi đất), doanh nghiệp không thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm. Đối với 59 hộ là công nhân của Công ty, sau khi thanh lý
hợp đồng giao khoán Công ty sẽ sắp xếp, bố trí, thỏa thuận việc làm với các hộ. Đối với các hộ khác, Công ty tự thỏa thuận đổi đất nếu các hộ có nhu cầu.
- Đối với dự án 2: Quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm với mức bằng 1,5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương, cụ thể mức hỗ trợ là 60.000 đ/m2 (giá đất trồng cây hàng năm, vị trí 1 trên địa bàn huyện Yên Định có giá 40.000 đ/m2).
Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ của 2 dự án được thể hiện ở bảng 3.4
Bảng 3.4: Các khoản hỗ trợ thực hiện tại 2 dự án
ĐVT: Đồng TT Loại hỗ trợ Mức hỗ trợ dự án 1 Mức hỗ trợ dự án 2 1
Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc
làm 2.674.761.000
2 Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất 47.368.832.000 401.670.000
3 Hỗ trợ khác
TỔNG 47.368.832.000 3.076.431.000
(Nguồn: Ban QLDA huyện)
Qua thực tế hỗ trợ của 2 dự án, có các vấn đề như sau: Đối với dự án Trang trại Bò sữa Organic, phần đông người dân bị thu hồi đất là những công nhân lâu năm, hoặc hưu trí, nên việc chuyển đổi nghề nghiệp gặp nhiều khó khăn; Công ty có thỏa thuận bố trí công việc mới, hoặc khu sản xuất mới để sản xuất, nhưng những hộ mất đất sản xuất còn nhiều băn khoăn, lo lắng. Tuy nhiên sau khi đối thoại với Công ty, được lãnh đạo Công ty cam kết tạo điều kiện về việc làm phù hợp, hoặc kinh doanh dịch vụ,.. nên các hộ gia đình cơ bản thống nhất.
Đối với dự án Nhà máy năng lượng mặt trời Yên Thái, người nông dân mất đất sản xuất chỉ kiến nghị nhà máy tạo điều kiện nhận con, em những hộ dân mất đất và dân địa phương vào làm việc phù hợp.