Hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa​ (Trang 81 - 83)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.4. Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong bồi thường,

3.4.1. Hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai

Pháp luật đất đai đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước, là nhân tố không thể thiếu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật đất đai nói riêng là đòi hỏi bắt buộc của Nhà nước pháp quyền. Đồng thời, để đảm bảo đạt hiệu quả trong việc bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi thực hiện GPMB, pháp luật cần tập trung một số vấn đề sau:

- Về thay thế giá đất theo quy định cho phù hợp với thực tế:

Giá các loại đất, phương pháp xác định hiện nay còn mang nặng tính chủ quan, chưa phản ánh đúng thực chất giá trị quyền sử dụng đất. Giá đất không được xác định chính xác làm thiệt hại cho Nhà nước khi khai thác các nguồn tài chính về đất đai (các khoản thuế). Như vậy, cần có nghiên cứu, khảo sát một cách toàn diện để có đủ thông tin, sử dụng phương pháp xác định giá đất một cách công khai, căn cứ theo từng loại đất, hạng đất, từng vùng và mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu vực cần định giá. Việc giao

cho UBND tỉnh thực hiện việc quy định và công bố giá các loại đất vào ngày 01 tháng 01 hàng năm theo Luật Đất đai năm 2013 đã tạo cho các hộ bị thu hồi đất có ý thức chờ đợi, trì hoãn việc làm các thủ tục lập hồ sơ bồi thường để chờ được bồi thường theo giá mới quy định vào năm sau. Do vậy trong điều kiện giá đất UBND tỉnh quy định vẫn phù hợp với thực tế địa phương, đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi ñất thì đề nghị giữ ổn định, không nhất thiết phải công bố giá đất hàng năm để tránh hình thức, lãng phí, tạo thuận lợi cho các Hội đồng bồi thường triển khai công tác giải phóng mặt bằng của các dự án.

- Theo quy định tại Điều 73, Luật Đất đai 2013, Các trường hợp không thuộc diện Nhà nước thu hồi đất thì nhà đầu tư tự thỏa thuận để nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án. Cơ chế tự thỏa thuận này đã tạo điều kiện cho nhà đầu tư chủ động quỹ đất thực hiện dự án, rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng, hạn chế khiếu kiện, đồng thời giảm tải cho các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc thu hồi đất. Tuy nhiên, cơ chế tự thỏa thuận này khiến nhiều dự án gặp nhiều khó khăn, do nhà đầu tư không thỏa thuận được giá đền bù với người dân, tạo ra nhiều mâu thuẩn, đồng thời còn phát sinh nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến an ninh xã hội. Chính vì vậy cần thiết phải điều chỉnh, cụ thể theo 2 hướng:

Thứ nhất, có cần thiết duy trì cơ chế tự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người dân.

Thứ hai, nếu vẫn duy trì thì đề nghị cơ quan Trung ương cần có văn bản quy định cụ thể hơn, tạo khung pháp lý cần thiết để doanh nghiệp, nhà nước và người dân thực hiện, ví dụ: Quy định mức trần giá đền bù về đất (tránh tình trạng một số doanh nghiệp phá giá thị trường, đền bù quá cao so với giá quy định của Nhà nước, ảnh hưởng đến các dự án khác liền kề); quy định về thời gian tự thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người dân (tránh tình trạng

thỏa thuận kéo dài); trách nhiệm của Nhà nước khi không thực hiện được thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người dân. Ủy ban nhân dân tỉnh cần ban hành quy chế phối hợp giữa nhà đầu tư tự thỏa thuận với người sử dụng đất để thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa​ (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)