3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; hiện trạng quản lý, sử dụng đất
3.1.2. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất huyện Yên Định
3.1.2.1. Tình hình quản lý đất đai
Công tác quản lý đất đai luôn được UBND huyện Yên Định chú trọng và đã đi vào nề nếp, công tác quản lý ngày càng tốt hơn, hệ thống quản lý đất đai từ huyện đến các xã, thị trấn đảm bảo việc quản lý đất đai theo các nội dung quy định.
a. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đồ
Sau khi Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có hiệu lực, Uỷ ban nhân dân huyện Yên Định đã tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, tìm hiểu về Luật Đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng nhiều hình thức phong phú nhằm giúp người dân hiểu và thực hiện luật đất đai, uốn nắn kịp thời những trường hợp vi phạm trong công tác quản lý đất đai trên địa
bàn, tổ chức công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để người dân biết và góp ý trong quá trình tổ chức thực hiện.
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai của chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, của UBND tỉnh và các sở ban ngành. Phòng Tài nguyên Môi trường đã tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện triển khai thực hiện tốt các nội dung quy định của Luật Đất Đai.
b. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa chính
Thực hiện Chỉ thị 364/CT-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đến nay huyện đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới hành chính trên cơ sở tài liệu bản đồ cũ, có chỉnh lý và bổ sung, xây dựng nên bản đồ hành chính của huyện. Bản đồ nền có địa giới theo Chỉ thị 364/CT-HĐBT đã được xây dựng, đồng thời công bố diện tích tự nhiên của các cấp hành chính. Hồ sơ được lập, lưu trữ và quản lý theo đúng quy định của pháp luật.
c. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất
Công tác điều tra khảo sát, đánh giá được huyện quan tâm nhằm phục vụ cho các dự án phát triển nông nghiệp, các vùng chuyên canh, các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tiến hành theo định kỳ, có bổ sung, chỉnh lý hàng năm. Đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2015 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Định đến năm 2020.
Nhìn chung, trong những năm qua công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính được tiến hành đã giúp huyện, các xã nắm chắc quỹ đất, tăng cường một bước công tác quản lý nhà nước về đất đai, phục vụ kịp thời việc giao đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác này đã được tiến hành từ năm 1994, đến nay đã cơ bản hoàn thành. Hầu hết diện tích
đất của huyện Yên Định (trừ thị trấn Thống Nhất), đã được đo đạc địa chính, lập bản đồ địa chính chính quy.
d. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Do nhận thức đây là công tác quan trọng để quản lý đất đai theo luật định, định hướng cho người sử dụng đất đúng mục đích có hiệu quả. UBND huyện Yên Định đã giao nhiệm vụ cho cơ quan quản lý đất đai của huyện phối hợp với các cơ quan Trung ương, tỉnh xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1993, 2003, 2013 cụ thể:
- Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Định đến năm 2020 được phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm của cấp xã, thị trấn và huyện đã được phê duyệt.
e. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được tiến hành thường xuyên và theo đúng quy định của pháp luật. Quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất chưa được chặt chẽ, về cơ bản chỉ thực hiện được ở những dự án đã được phê duyệt.
f. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện Yên Định đã thực hiện nghiêm túc các chính sách pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn phát sinh nhiều phức tạp.
g. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
Trong những năm qua, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được UBND huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện và đã đạt được kết qủa quan trọng. Việc đăng ký, lập hồ sơ địa chính đã cơ bản hoàn thành, hệ thống sổ sách, hồ
sơ địa chính như sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai, sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được hoàn thiện theo đúng quy định.
Do đã được đo đạc bản đồ địa chính nên việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức tương đối thuận lợi. Kết quả đạt được như sau:
Công tác thẩm định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện đảm bảo; đến hết năm 2018, huyện Yên Định đạt tỷ lệ cấp giấy chứng nhận QSD đất đạt 97,89%, trong đó trong 3 năm từ 2016-2018, toàn huyện đã cấp được 904 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở lần đầu cho các hộ dân.
Đánh giá chung: Cơ bản diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, phi nông nghiệp thuộc các hộ gia đình, cá nhân quản lý sử dụng đã được cấp giấy CNQSDĐ, công tác quản lý nhà nước về đất đai dần đi vào nề nếp theo quy định của pháp luật, nhân dân yên tâm đầu tư khai thác tiềm năng đất đai góp phần ổn định an ninh, trật tự toàn xã hội, phát triển kinh tế.
h. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến hành thường xuyên đúng theo quy định pháp luật.
Công tác thống kê biến động đất đai hàng năm được duy trì, được tiến hành ở 2 cấp huyện, xã. Kết quả đạt 100% số đơn vị thực hiện đúng luật.
Công tác kiểm kê thực hiện theo Chỉ thị số 21/2014/CT-Ttg ngày 1/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê đất đai, Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
i. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất
Nhìn chung công tác quản lý tài chính về đất đai của huyện được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. UBND huyện đã tổ chức việc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất trên cơ sở hệ thống các văn bản đã ban hành theo quy định.
k. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Thi hành các quy định về pháp luật đất đai hiện nay, huyện đã quan tâm bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày càng đầy đủ và tốt hơn. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện các quyền theo quy định và chủ động trong sản xuất kinh doanh, sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả.
Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được UBND huyện quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất góp phần đảm bản quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên, do còn những hạn chế nhất định trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên phần nào đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác này.
l. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn huyện được quan tâm và thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức. Các vi phạm thường là thực hiện không đúng quy hoạch, giao đất trái thẩm quyền, sử dụng đất sai mục đích, cho thuê lại, chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật, lấn chiếm, bỏ hoang đất trong thời gian dài. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người sử dụng đất, đưa đất đai vào sử dụng đúng mục đích, bền vững, có hiệu quả.
m. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
Tại huyện Yên Định công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng thông qua tổ chức hội nghị, tọa đàm, hội thi, cấp phát tài liệu, tủ sách pháp luật, hòa giải, tiếp công dân... Bên cạnh đó, UBND huyện, các xã, thị trấn thường xuyên chỉ đạo cán bộ,
trương, quy định mới của Đảng, Nhà nước về pháp luật đất đai. Trong quá trình tiếp công dân, cần chú trọng tuyên truyền, giải thích, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới người dân nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong việc chấp hành và tuân thủ pháp luật.
n. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
Để giải quyết được dứt điểm các vụ tranh chấp ngay từ cơ sở, đối với cấp huyện trong những năm vừa qua đã sắp xếp, bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Việc tuyển chọn cán bộ công chức địa chính xã, thị trấn được thực hiện nghiêm túc, lựa chọn người có trình độ chuyên môn; đồng thời thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ địa chính thống nhất có trình độ nghiệp vụ và nắm chắc các nguyên tắc, nội dung cơ bản trong việc quản lý tài nguyên đất đai, tham mưu cho các cấp chính quyền giải quyết tốt vấn đề tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai để tránh những sai phạm gây lãng phí đất trong việc quản lý và sử dụng đất ở cơ sở. Cần tiếp tục phát huy trong những năm tới.
o. Quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai
Hiện tại huyện chưa thành lập các đơn vị dịch vụ công về đất đai nhưng các hoạt động vẫn được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quản lý sử dụng đất thông qua Văn phòng Đăng ký QSDĐ của huyện. Do vậy việc thực hiện đăng ký sử dụng đất, đăng ký biến động về đất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất chưa theo kịp diễn biến sử dụng đất đai thực tế.
3.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên 22.882,89 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp: 14.788,92 ha chiếm 64,63% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất phi nông nghiệp: 7.235,08 ha chiếm 31,62% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất chưa sử dụng: 858,89 ha chiếm 3,75 % diện tích đất tự nhiên.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Định năm 2018
STT Loại đất Ký hiệu Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
TỔNG DIỆN TÍCH 18.492,61 100,00
1 Đất nông nghiệp NNP 14.779,21 64,63
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 13.305,87 56,97
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 12.516,46 54,70
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 10.026,83 43,82
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.489,62 10,88
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 519,42 2,27
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 732,40 3,20 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 732,40 3,20 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 0,00 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 605,12 2,64 1.4 Đất làm muối LMU 0,00 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 415,52 1,82
2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.235,08 31,62
2.1 Đất ở OCT 2.573,12 11,24
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 2.482,40 10,85
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 90,72 0,40
2.2 Đất chuyên dùng CDG 3.369,05 14,72
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 22,68 0,10
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 5,37 0,02
2.2.3 Đất an ninh CAN 277,96 1,21
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 125,60 0,55
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp CSK 355,17 1,55
2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 2.582,27 11,28
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 4,05 0,02
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 12,84 0,06
2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa,
nhà tang lễ, NHT NTD 199,30 0,87
2.6 Đất sông ngòi, kênh, rạch SON 809,02 3,54
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 267,71 1,17
2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,00
3 Đất chưa sử dụng CSD 858,89 3,75
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 212,43 0,93
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 40,98 0,18
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 605,48 2,65
a. Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp có diện tích 14.788,92 ha trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 13.035,87 ha chiếm 56,97% diện tích đất tự nhiên (đất trồng cây hàng năm: 12.516,46 ha chiếm 54,7% diện tích đất tự nhiên; đất trồng cây lâu năm là 519,42 ha chiếm 2,27% đất tự nhiên); đất lâm nghiệp: 732,40 ha chiếm 3,20% diện tích đất tự nhiên là đất rừng sản xuất đã giao cho các hộ gia đình, theo Nghị định số 02/CP; đất nuôi trồng thủy sản: 605,12 ha chiếm 2,64% diện tích tự nhiên; đất nông nghiệp khác: 415,52 ha chiếm 1,82% diện tích đất tự nhiên.
b. Đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp có 7.235,08 ha trong đó đất ở là 2.573,12 ha chiếm 11,24% diện tích đất tự nhiên (đất ở nông thôn: 2.482,4 ha; đất ở đô thị là 90,72 ha); đất chuyên dùng có 3.369,05 ha chiếm 14,72% diện tích tự nhiên; đất cơ sở tôn giáo có 4,05 ha chiếm 0,02 % diện tích đất tự nhiên; đất cơ sở tín ngưỡng có 12,84 ha chiếm 0,06% diện tích đất tự nhiên; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng có 199,3 ha chiếm 0,87% diện tích đất tự nhiên; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối là 809,02 ha chiếm 3,54% diện tích đất tự nhiên; đất có mặt nước chuyên dùng là 267,71 ha chiếm 1,17% diện tích đất tự nhiên.
c. Đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng còn 858,89 ha chiếm 3,75% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất bằng chưa sử dụng: 212,43 ha chiếm 0,93% diện tích đất tự nhiên; đất đồi núi chưa sử dụng: 40,98 ha chiếm 0,18% diện tích đất tự nhiên; Núi đá không có rừng cây: 605,48 ha chiếm 2,65% diện tích đất tự nhiên.
3.1.2.4. Tình hình thu hồi đất và giải phóng mặt bằng
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một trong những khâu quan trọng khi thực hiện dự án, đồng thời là vấn đề nhạy cảm vì nó tác động đến nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt đối với người bị thu hồi đất nên việc thành lập một cơ quan chuyên trách về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là rất cần thiết trên địa bàn huyện với phương châm dân chủ - công khai - công bằng - đúng pháp luật trong công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC.
Trong giai đoạn 2015-2017, toàn huyện có 162 dự án được tỉnh chấp