Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa​ (Trang 36 - 40)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.4. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng ở Việt Nam

1.4.1. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà

thu hồi đất tại Việt Nam

Theo Báo cáo Tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai 2013 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai của Bộ Tài nguyên & Môi trường cho thấy, sau khi Luật có hiệu lực, bên cạnh việc hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Bộ đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Đặc biệt là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án trọng điểm.

Tại các địa phương, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng luôn được quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện công khai, dân chủ; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Nhất là, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân có đất bị thu hồi được đảm bảo, đã góp phần đẩy nhanh tiến độ

thực hiện các dự án nhất là các dự án trọng điểm như: Quốc lộ 1A, dự án đường Hồ Chí Minh, góp phần ổn định kinh tế - xã hội.

Theo số liệu tổng hợp từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo về Bộ TN&MT, sau khi Luật có hiệu lực đến nay, các địa phương đã triển khai thực hiện 2.194 công trình, dự án (địa phương triển khai nhiều công trình, dự án là: Quảng Nam (294 dự án), Lào Cai (211 dự án), Bắc Giang (162 dự án), Phú Yên (146 dự án), với tổng diện tích đất đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng là 7.882 ha (đất nông nghiệp 6.810 ha; đất ở 165 ha; đất khác 930 ha). Số tổ chức, hộ gia đình cá nhân có đất thu hồi là 80.893 trường hợp (tổ chức 1.155 trường hợp; hộ gia đình, cá nhân 79.738 trường hợp). (Tuyết Nhi, 2017)

Diện tích đất được thu hồi đã đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương; các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từng bước được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế thị trường, đảm bảo tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi đất.

Đồng thời, việc tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Trung tâm Phát triển quỹ đất bước đầu đã phát huy hiệu quả tốt, góp phần đáp ứng nhu cầu "đất sạch" để thực hiện các dự án đầu tư nhất là các dự án đầu tư nhằm mục đích công cộng.

Tuy vậy, bên cạnh các kết quả đã đạt được công tác này vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể, việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số địa phương vẫn còn chậm, nhất là các dự án thực hiện thu hồi đất, bồi thường trong giai đoạn thay đổi cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Còn một số dự án lớn thực hiện kéo dài đã nhiều năm chưa hoàn thành, vừa ảnh hưởng đến tiến độ của dự án đầu tư, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, vừa tác động không tốt đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do một số quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, nhất là quy định xử lý giai đoạn chuyển tiếp của Luật Đất đai còn chưa đầy đủ, cụ thể.

Việc chuẩn bị phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức, nhất là phương án giải quyết tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề cho người có đất nông nghiệp bị thu hồi. Một số địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật hoặc né tránh, thiếu cương quyết, không giải quyết dứt điểm, làm cho việc giải phóng mặt bằng bị kéo dài nhiều năm.

Năng lực của một bộ phận đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn hạn chế và thiếu chuyên nghiệp, đặc biệt là cán bộ ở các vùng cao. Việc thực hiện thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn còn một số trường hợp chưa thực hiện đúng quy định như: Một số dự án chưa có quy hoạch, kế hoạch xây dựng các khu đất tái định cư hoặc chưa hoàn thành xây dựng khu tái định cư đã quyết định thu hồi đất.

Một số địa phương hiểu và thực hiện quy định về ủy quyền thu hồi đất của cấp tỉnh cho cấp huyện thực hiện chưa thống nhất, việc xác định trách nhiệm của các cấp trong việc phê duyệt phương án bồi thường còn chưa chặt chẽ. Có địa phương cấp huyện được ủy quyền quyết định thu hồi đất đồng thời phê duyệt phương án bồi thường như tại Thừa Thiên - Huế; có địa phương chỉ ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất, còn phương án bồi thường vẫn do cấp tỉnh thực hiện; có địa phương UBND tỉnh chỉ ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất đối với các dự án liên quan đến nhiều huyện. (Tuyết Nhi, 2017)

1.4.2. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Thanh Hóa

với nhiều yêu cầu tiến độ thời gian hoàn thành đối với các dự án trọng điểm, đã được UBND tỉnh quán triệt chỉ đạo, đề ra các giải pháp cụ thể và giao nhiệm vụ để các Sở, Ban, Ngành và UBND các huyện triển khai thực hiện, trong đó đã tổ chức Hội nghị tổng kết, trao đổi, thảo luận về các nội dung điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giữa lãnh đạo tỉnh với lãnh đạo các Huyện, lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, đoàn thể chính trị của tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất đang được thực hiện theo các quy định tại Quyết định 4545/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời kỳ năm 2015- 2019; Quyết định số 4437/2016/QĐ-UBND ngày 14/11/2016 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây, hoa màu trên đất trong bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 4925/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc ban hành bộ đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Việc cải cách hành chính trong công tác GPMB của tỉnh tiếp tục được các Sở, Ban, Ngành, các huyện quan tâm thực hiện, thể hiện ở các nội dung như: sự phối kết hợp giữa các Sở, Ngành, trong việc tham mưu, đề xuất UBND tỉnh giải quyết các đề xuất, kiến nghị của UBND cấp huyện khi có các vướng mắc phát sinh, tiếp tục được phát huy và đạt hiệu quả cải cách hành chính cao, rút ngắn thời gian chỉ đạo, giải quyết các vướng mắc của tỉnh hay như việc thẩm định, phê duyệt phương án của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số huyện đã đi vào nề nếp, rút ngắn nhiều thời gian so với cách làm cũ.

Việc kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ và giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện công tác GPMB

tại các dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án dân sinh bức xúc tiếp tục được tỉnh quan tâm, giải quyết kịp thời để UBND các huyện và các chủ đầu tư triển khai thực hiện.

Việc tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác GPMB tại các Ban quản lý dự án, các Trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện và 01 số chủ đầu tư tiếp tục được Ban Chỉ đạo GPMB tỉnh quan tâm thực hiện, cùng với đó là việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức các buổi trao đổi, tọa đàm về các cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của tỉnh, qua đó góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Đồng thời luôn coi trọng việc truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các cơ quan thông tấn báo chí người dân ngày càng hiểu rõ hơn về cơ chế chính sách của Nhà nước, về quy trình GPMB, về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm... từ đó ủng hộ, chấp hành quyết định thu hồi đất, tạo sự đồng thuận trong toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa​ (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)