Kết quả điều tra ý kiến của người dân về công tác GPMB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa​ (Trang 70)

TT Nội dung Dự án 1 Dự án 2 Số phiếu % Số phiếu % Tổng số phiếu 60 100,00 30 100,00 1

Chưa thỏa đáng với mức bồi

thường về đất 0 0,00 2 6,67

2

Chưa thỏa đáng với mức bồi

thường về tài sản trên đất 12 20,00 3 10,00 3 Chính sách hỗ trợ chưa hợp lý 15 25,00 3 10,00

4 Đồng ý di chuyển 55 91,67 30 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra và phỏng vấn các hộ) 3.2.3.1. Những kết quả đạt được

Nhìn chung, qua bảng tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra có thể nhận thấy, phần lớn các hộ dân bị thu hồi đất đều đồng ý di chuyển, điều đó cho thấy công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của hai dự án đã được triển khai thực hiện rất tốt, cụ thể:

- Với phương án bồi thường của hai dự án trên đây, Nhà nước đã thu hồi được một diện tích đất đáng kể phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện Yên Định nói riêng và của toàn tỉnh Thanh Hóa nói chung. Tổng diện tích thu hồi theo quyết định được phê duyệt của hai dự án là 280,472 ha, trong đó chủ yếu là thu hồi đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản) và đất công ích do UBND xã quản lý.

Đến nay, dự án Trang trại chăn nuôi bò sữa Vinamilk Organic đã cơ bản chi trả xong tiền đền bù, giải phóng mặt bằng; còn dự án Nhà máy điện mặt trời Yên Thái đã hoàn chỉnh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, Doanh nghiệp đã thi công xong, chuẩn bị đưa vào vận hành, tạo sản phẩm.

- Công tác triển khai quy trình các bước thực hiện giải phóng mặt bằng 2 dự án được cơ quan chức năng của huyện thực hiện nghiêm túc: từ việc công bố, công khai dự án, công tác kiểm kê thực tế, lấy ý kiến người dân; giải quyết các kiến nghị của nhân dân,...

- Công tác tuyên truyền cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng hiểu được tầm quan trọng của các dự án được các cấp, các cơ quan ban, ngành của địa phương chú trọng, tạo được sự đồng thuận của người dân bị ảnh hưởng.

3.2.3.2. Những tồn tại, vướng mắc

Qua thực tế công tác đền bù, giải phóng mặt bằng 2 dự án và qua tổng hợp phiếu điều tra cho thấy, vẫn còn 6,67% hộ gia đình, cá nhân trong Dự án 2 chưa đồng ý với mức giá bồi thường đối với đất; 20% - Dự án 1 và 10% - Dự án 2 không đồng ý với mức giá bồi thường tài sản trên đất; 25% - Dự án 1 và 10% - Dự án 2 không đồng ý với chính sách hỗ trợ; đặc biệt còn 5% hộ gia đình, cá nhân ở Dự án 1 không đồng ý di chuyển, nguyên nhân như sau:

- Đối với đất bị thu hồi ở dự án 2, một số hộ dân có diện tích đất ở vị trí thuận tiện giao thông, thủy lợi, đang triển khai sản xuất rau, quả cung cấp cho thị trường với hiệu quả kinh tế cao; ngoài ra, một số hộ dân so sánh với mức giá đền bù đất nông nghiệp cùng loại ở các địa phương khác cao hơn nên có nhiều ý kiến kiến nghị.

- Đơn giá áp dụng để tính giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc trên đất được quy định tại Quyết định số 3162/2014/QĐ-UBND ngày 26/9/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa, đến nay đã khác rất xa thực tế, nên không đáp ứng được nguyện vọng của người dân.

- Đối với dự án 1, Doanh nghiệp thống nhất không hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho người dân bị thu hồi đất mà tự thỏa thuận, bố trí việc làm mới trong doanh nghiệp hoặc cấp đất mới cho người dân có nhu cầu, tuy nhiên nhiều hộ gia đình, cá nhân băn khoăn, do một số người là công nhân công ty nhưng tuổi đã cao, trình độ có hạn, một số là hưu trí,.. việc chuyển đổi sang công việc khác theo bố trí của doanh nghiệp là khó khăn và không khả thi.

- Một số hộ dân lo lắng, dự án Trang trại chăn nuôi bò sữa là dự án chăn nuôi lớn, tuy đã áp dung công nghệ cao (cam kết của công ty) những ít nhiều vẫn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh; những hộ dân tại phố Sao Đỏ, thị trấn Thống Nhất đang bị dự án bao quanh kiến nghị Nhà nước và Công ty thực hiện tái định cư cho các hộ chuyển sang khu vực mới, xa khu vực trang trại.

3.2.4. Đánh giá chung công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Yên Định bàn huyện Yên Định

Qua thực tế công tác đền bù, giải phóng mặt bằng 2 dự án nghiên cứu, đồng thời qua phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với các đồng chí lãnh đạo huyện, lãnh đạo phòng tài nguyên - môi trường, cán bộ Ban Quản lý dự án huyện và qua nghiên cứu các báo cáo của huyện về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn huyện những năm qua, bản thân rút ra những đánh giá chung như sau:

3.2.4.1. Kết quả đạt được

- Việc thực hiện các nội dung xung quanh việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất cơ bản đã được thực hiện theo đúng Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP và các Quyết định của UBND tỉnh. Các văn bản hướng dẫn thi hành của tỉnh mang tính đồng bộ. Việc xác định đối tượng và điều kiện bồi thường được Ban bồi thường xem xét kỹ hồ sơ pháp lý, xác định một cách cẩn thận; xem xét kỹ các trường hợp được bồi thường cũng

như các tài sản có trên đất khác như cây cối, hoa màu được xác định theo từng loại cây, tuổi cây.

- Quy trình, thủ tục triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng được các cấp có thẩm quyền, các cơ quan chuyên môn thực hiện đồng bộ, công khai, dân chủ.

- Công tác tuyên truyền, vận động đến người dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thu hồi, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư; mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và cả tỉnh nói chung; các quy định của Luật có liên quan,... được cấp ủy, chính quyền, cả hệ thống chính trị triển khai đồng bộ, sâu rộng đến người dân.

- Hoàn thành được một khối lượng công việc tương đối lớn, thể hiện chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân của cấp uỷ chính quyền các cấp từ tỉnh, huyện đến xã, thị trấn về đầu tư xây dựng, góp phần đưa công trình vào sử dụng, đạt kế hoạch đề ra.

- Quá trình bồi thường, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại được thực hiện dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo nhất quán, kiên trì của cấp uỷ chính quyền các cấp.

- Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng có thêm kinh nghiệm và trưởng thành trong công việc được giao.

3.2.4.2. Những khó khăn, tồn tại

Tuy đã tiến hành được một khối lượng công việc nhất định song công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC đối với một số dự án trên trên địa bàn còn chậm, kéo dài và chưa được dứt điểm. Tình trạng kiến nghị của các hộ gia đình bị thu hồi đất để thực hiện dự án vẫn còn diến biến phức tạp.

* Về chính sách

- Cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư thường xuyên có sự điều chỉnh bổ sung nhưng lại thiếu đồng bộ.

Việc bồi thường thiệt hại về đất ở theo quy định của UBND tỉnh thấp hơn so với giá thị trường nên người dân bị mất đất phải chịu thiệt. Mặt khác,

ở cùng một khu đất, điều kiện như nhau, tuy nhiên giá đền bù rất khác nhau giữa dự án thu hồi đất phục vụ sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp, nhà đầu tư tự thỏa thuận với người có đất bị thu hồi - đưa ra giá đền bù cao, phá vỡ mặt bằng chung) so với dự án Nhà nước đứng ra đền bù, giải phóng mặt bằng. Việc bồi thường, hỗ trợ gặp khó khăn do chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC thay đổi theo hướng ngày càng có lợi cho người dân, dẫn đến người nhận tiền bồi thường sau thường có lợi hơn người nhận bồi thường trước. Đó cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến tiến độ bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án.

- Hệ thống tài liệu pháp lý về quyền sử dụng đất chưa đầy đủ, chưa có sự thống nhất giữa các nội dung trong hệ thống pháp luật.

- Chưa tạo được việc làm cho người có đất bị thu hồi chủ yếu bồi thường bằng tiền gây khó khăn cho người lao động bị thu hồi đất trong độ tuổi lao động, người dân bị thu hồi đất nông nghiệp và bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở bị mất một thời gian dài mới ổn định sản xuất.

* Về công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư

- Công tác công bố, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết đối với một số dự án còn chậm dẫn đến lúng túng khi triển khai thực hiện dự án.

- Vẫn còn tình trạng dự án treo, trong đó có dự án đã hoàn thành kiểm kê, có phương án bồi thường được phê duyệt nhưng chưa được thực hiện do không có kinh phí chi trả bồi thường, gây bức xúc trong nhân dân và gây ảnh hưởng trong công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC.

* Về công tác tổ chức thực hiện

- Sự phối kết hợp giữa chủ đầu tư, chính quyền địa phương, nhà thầu thi công nhiều khi chưa được hài hoà.

- Năng lực của một số nhà thầu yếu, gây dư luận không tốt trong nhân dân, xã hội.

thường, hỗ trợ, TĐC đôi khi chưa chú trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước trong bồi thường, hỗ trợ, TĐC.

- Công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến chính sách bồi thường thiệt hại GPMB chưa được kịp thời, dứt điểm, dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài gây bất bình trong nhân dân.

3.2.4.3. Nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại

- Một số hộ dân do ảnh hưởng đến quyền lợi của mình đã hiểu không đúng hoặc cố tình hiểu sai các cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được UBND tỉnh ban hành trong công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC nên không nhận tiền bồi thường, phát sinh kiến nghị, khiếu nại vượt cấp.

- Việc bố trí các khu tái định cư tập trung ngay từ đầu không được phê duyệt; phương án chính là tái định cư phân tán gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng.

- Sự phối hợp giữa chủ đầu tư, chính quyền, các cơ quan hữu quan và Ban giải phóng mặt bằng huyện chưa được tốt trong khâu tổ chức thực hiện bồi thường dẫn đến sự chậm trễ, khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC nhất là thủ tục thu hồi và giao đất.

- Nhân lực, trình độ, năng lực của cán bộ Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện còn thiếu, không đồng đều, chưa thực sự năng động trong công việc.

- Công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục của chính quyền, đoàn thể địa phương đối với các dự án được đầu tư trên địa bàn về công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC chưa được quan tâm và nâng cao.

- Công tác hồ sơ quản lý đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều bất cập ảnh hưởng không nhỏ đến xác định, phân loại đất làm cơ sở cho lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ liên tục có sự thay đổi ảnh hưởng đến tiến độ dự án cũng như quyền lợi của người bị thu hồi đất gây mất ổn định xã hội.

- Quy trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, đặc biệt là thủ tục hành chính mất nhiều thời gian, trong khi văn bản cho phép khảo sát địa điểm lập dự án đầu tư chỉ có hiệu lực trong 9 tháng hoặc 12 tháng để thực hiện dự án, rất khó để chủ đầu tư hoàn thành.

- Phương pháp tính giá bồi thường về hoa màu, đặc biệt là đối với các loại rau màu còn tính gộp, chưa cụ thể cho từng cây trồng, nhiều loại cây chỉ tính mức hỗ trợ di chuyển, khai thác, trong khi người bị thu hồi đất không còn đất khác để đưa về sản xuất.

- Việc hỗ trợ đối với đất bị thu hồi chủ yếu là bằng tiền, công tác đào tạo nghề chưa được quan tâm cụ thể. Mặc dù khi thu hồi đất các doanh nghiệp đều cam kết sẽ sử dụng lao động của địa phương nhưng khi đi vào sản xuất thì họ lại không quan tâm đến việc đào tạo nghề cho lao động của địa phương. Hầu hết người dân khi bị thu hồi đất đều phải tự học nghề để chuyển đổi nghề và liên hệ với doanh nghiệp để tìm kiếm việc làm.

3.3. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống của người dân và kế hoạch sử dụng tiền bồi thường khi được nhận hoạch sử dụng tiền bồi thường khi được nhận

3.3.1. Tình hình thu nhập, lao động và việc làm của người dân

Sau khi được Nhà nước và Doanh nghiệp đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng:

- Trước hết người dân có được một khoản thu nhập khá lớn từ tiền bồi thường, hỗ trợ do diện tích đất bị thu hồi;

- Tiền được bồi thường, hỗ trợ các hộ có điều kiện mua sắm các công cụ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh từ đó tạo cơ sở cho việc cụ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh từ đó tạo cơ sở cho việc tiếp tục tăng nguồn thu nhập và cải thiện đời sống;

- Các hộ gia đình cũng có thể dành ra một phần tiền trong số tiền bồi thường để đầu tư cho con cái học tập, nhằm tạo cơ sở để sau này có thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Đây cũng là khoản đầu tư hợp lý, phù hợp với mục đích bồi thường của Nhà nước;

- Cũng từ tiền bồi thường, các hộ có điều kiện để trang bị cho gia đình các thiết bị hiện đại phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như các phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn, giường, tủ, máy điều hoà v.v…Trước mắt, đời sống của các hộ được nâng lên;

- Mặt khác cũng không tránh khỏi một số hộ gia đình đã sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ không hiệu quả, không biết tính toán trong chi tiêu, khi nhận được tiền bồi thường, hỗ trợ thì không đầu tư mà tiêu xài hoang phí, thậm chí còn cờ bạc, nghiện hút v.v… và vì vậy, chẳng mấy chốc số tiền nhận được đã hết, họ trở thành trắng tay, không nhà cửa, không việc làm, không thu nhập. Họ không hiểu rằng, tiền bồi thường, hỗ trợ là nhằm giúp họ có điều kiện tạo lập nghề nghiệp mới ổn định thay cho nghề nghiệp cũ.

Thực tế hiện nay Nước ta nói chung và huyện Yên Định nói riêng việc bồi thường khi nhà Nước thu hồi đất chủ yếu là bồi thường bằng tiền mặt. Số tiền được chi trả trên thực tế người dân chưa sử dụng đúng mục đích dẫn tới việc người dân bị thu hồi đất gặp nhiều khó khăn sau khi diện tích đất sản xuất bị thu hồi, đặc biệt là người nông dân. Để thể hiện rõ được sự ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến người dân tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 90 hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất tại dự án cụ thể như sau:

Bảng 3.6: Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất của 2 dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa​ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)