Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống của người dân và kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa​ (Trang 76 - 79)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống của người dân và kế

hoạch sử dụng tiền bồi thường khi được nhận

3.3.1. Tình hình thu nhập, lao động và việc làm của người dân

Sau khi được Nhà nước và Doanh nghiệp đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng:

- Trước hết người dân có được một khoản thu nhập khá lớn từ tiền bồi thường, hỗ trợ do diện tích đất bị thu hồi;

- Tiền được bồi thường, hỗ trợ các hộ có điều kiện mua sắm các công cụ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh từ đó tạo cơ sở cho việc cụ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh từ đó tạo cơ sở cho việc tiếp tục tăng nguồn thu nhập và cải thiện đời sống;

- Các hộ gia đình cũng có thể dành ra một phần tiền trong số tiền bồi thường để đầu tư cho con cái học tập, nhằm tạo cơ sở để sau này có thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Đây cũng là khoản đầu tư hợp lý, phù hợp với mục đích bồi thường của Nhà nước;

- Cũng từ tiền bồi thường, các hộ có điều kiện để trang bị cho gia đình các thiết bị hiện đại phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như các phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn, giường, tủ, máy điều hoà v.v…Trước mắt, đời sống của các hộ được nâng lên;

- Mặt khác cũng không tránh khỏi một số hộ gia đình đã sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ không hiệu quả, không biết tính toán trong chi tiêu, khi nhận được tiền bồi thường, hỗ trợ thì không đầu tư mà tiêu xài hoang phí, thậm chí còn cờ bạc, nghiện hút v.v… và vì vậy, chẳng mấy chốc số tiền nhận được đã hết, họ trở thành trắng tay, không nhà cửa, không việc làm, không thu nhập. Họ không hiểu rằng, tiền bồi thường, hỗ trợ là nhằm giúp họ có điều kiện tạo lập nghề nghiệp mới ổn định thay cho nghề nghiệp cũ.

Thực tế hiện nay Nước ta nói chung và huyện Yên Định nói riêng việc bồi thường khi nhà Nước thu hồi đất chủ yếu là bồi thường bằng tiền mặt. Số tiền được chi trả trên thực tế người dân chưa sử dụng đúng mục đích dẫn tới việc người dân bị thu hồi đất gặp nhiều khó khăn sau khi diện tích đất sản xuất bị thu hồi, đặc biệt là người nông dân. Để thể hiện rõ được sự ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến người dân tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 90 hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất tại dự án cụ thể như sau:

Bảng 3.6: Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất của 2 dự án nghiên cứu

TT Chỉ tiêu Dự án 1 Dự án 2

Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ %

TỔNG SỐ 60 100,00 30 100,00

1 Số hộ có thu nhập cao hơn 35 58,33 15 50,00 2 Số hộ có thu nhập không đổi 17 28,33 10 33,33 3 Số hộ có thu nhập kém đi 8 13,33 5 16,67

Qua tổng hợp từ phiếu điều tra có thể thấy, phần đông các hộ sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ đều đã có phương án chuyển đổi nghề nghiệp, hoặc là vào làm công nhân của nhà máy, hoặc chuyển sang kinh doanh buôn bán nhỏ tại hộ gia đình, nên có đến trên 50% số hộ có thu nhập cao hơn; một bộ phận hộ dân tiếp tục đầu tư sản xuất nông nghiệp ở khu vực khác nên gặp nhiều khó khăn.

3.3.2. Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ

Bảng 3.7: Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ dân thuộc 2 dự án TT Nội dung Dự án 1 Dự án 2 Số hộ cấu Cơ (%) Số hộ cấu Cơ (%) Tổng số 60 30

1 Đầu tư sản xuất kinh doanh 18 30,00 5 16,67 2 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 15 25,00 7 23,33

3 Mua sắm đồ dùng 60 100,00 30 100,00

4 Học nghề, cho con học hành 35 58,33 15 50,00

5 Mục đích khác 10 16,67 2 6,67

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Qua tổng hợp số liệu điều tra, sau khi nhận được tiền đền bù, giải phóng mặt bằng của dự án, có 30% số hộ tại Dự án 1 và 16,67% số hộ tại Dự án 2 đầu tư chuyển đổi hình thức sản xuất sang kinh doanh, buôn bán, dịch vụ; 25% - Dự án 1 và 23,33% - Dự án 2 các hộ phải tiến hành sửa chữa nhà cửa, ổn định nơi ở mới (đây là những hộ trang trại); 100% số hộ được hỏi sẽ trích một phần kinh phí bồi thường để mua sắm trang thiết bị thiết yếu cho gia đình; 58,33 – Dự án 1 và 50% - Dự án 2, các hộ gia đình sẽ đầu tư cho con cái học hành và để học một nghề mới, tạo lập cuộc sống. Nhìn chung, suy nghĩ

kiện đất nước ta đang phát triển, tri thức đóng vai trò rất quan trọng, khi đất là tư liệu sản xuất đã mất, người nông dân có thể “trắng tay” nếu cứ sử dụng khoản tiền bồi thường một cách không có kế hoạch, mua sắm hoặc tiêu xài hoang phí. Nếu muốn cải thiện cuộc sống, thoát khỏi sự lạc hậu, không còn cách nào khác là phải học tập, học văn hoá, học nghề…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa​ (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)