Tổ chức công tác báo cáo kế toán hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Kế toán hàng tồn kho tại công ty TNHH quang phúc (Trang 42 - 47)

B. NỘI DUNG

1.2. Tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp

1.2.5 Tổ chức công tác báo cáo kế toán hàng tồn kho

Báo cáo là phƣơng pháp đƣợc kế toán sử dụng để trình bày các nội dung thông tin đƣợc cung cấp từ hệ thống thông tin kế toán. Các thông tin kế toán đƣợc phân loại, phân tích, tổng hợp và trình bày trên các báo cáo, giúp ngƣời sử dụng có đƣợc các thông tin cần thiết trong quá trình ra quyết định.

Để đáp ứng các yêu cầu khác nhau của các đối tƣợng sử dụng báo cáo kế toán, báo cáo kế toán đƣợc chia thành hai loại khác nhau: Báo cáo kế toán phục vụ công tác kế toán tài chính (báo cáo tài chính), báo cáo kế toán phục vụ công tác kế toán quản trị (báo cáo quản trị hay báo cáo nội bộ).

1.2.5.1 Báo cáo phục vụ công tác kế toán tài chính

Theo Điều 3 Luật Kế toán 2017: “Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán” [3,02].

buộc và có giá trị pháp lý cao. Đây là các báo cáo DN phải lập theo quy định trong chế độ báo cáo kế toán, lập theo các mẫu quy định, lập, nộp theo địa chỉ và thời hạn quy định nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho quản lý vĩ mô, cho công tác thống kê và thông tin kinh tế, cũng nhƣ phục vụ cho việc phân tích hoạt động kinh tế, tài chính ở các đơn vị. Báo cáo kế toán phục vụ cho công tác kế toán tài chình bao gồm:

- Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Bảng cân đối tài khoản

- Thuyết minh báo cáo tài chính (không bắt buộc).

Trình bày hàng tồn kho trên báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán gồm: - “Hàng tồn kho” – mã số 141: Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá tri của hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, đƣợc luân chuyển trong một chu kì kinh doanh thông thƣờng tại thời điểm báo cáo.

- “Dự phòng giảm giá HTK” – mã số 149: Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng giảm giá các loại hàng tồn kho tại thời điểm báo cáo sau khi trừ số dự phòng giảm giá đã lập cho các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn.

- “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn” – mã số 241: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn là các chi phí dự định để sản xuất hàng tồn kho nhƣng việc sản xuất bị chậm trễ, gián đoạn, tạm ngừng, vƣợt quá một chu kỳ kinh doanh thông thƣờng của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này thƣờng dùng để trình bày các dự án dở dang của các chủ đầu tƣ xây dựng bất động sản để bán nhƣng chậm triển khai, chậm tiến độ.

- “Thiết bị,VT,PT thay thế…” – mã số 263: Chỉ tiêu này phản ánh giá trị thuần (sau khi đã trừ dự phòng giảm giá) của thiết bị, vật tƣ, phụ tùng dùng để dự trữ, thay thế, phòng ngừa hƣ hỏng của tài sản nhƣng không đủ tiêu chuẩn để phân loại là tài sản cố định và có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thƣờng nên không đƣợc phân loại là hàng tồn kho. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đƣợc căn cứ vào số dƣ chi tiết tài khoản

1534 – “Thiết bị, phụ tùng thay thế” (chi tiết số phụ tùng, thiết bị thay thế dự trữ dài hạn) và số dƣ Có chi tiết của tài khoản 2294 - “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”.

Thuyết minh báo cáo tài chính gồm : Chính sách kế toán HTK, mức dự phòng trích và hoàn nhập

Đối với hàng tồn kho, Báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn kho có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lí phục vụ công tác kế toán tài chính.

1.2.5.2 Báo cáo phục vụ công tác kế toán quản trị hàng tồn kho

Báo cáo kế toán quản trị là báo cáo kế toán không mang tính thống nhất, bắt buộc. Việc lập báo cáo quản trị nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ ngành, nội bộ đơn vị. Do vậy, nội dung, hình thức trình bày, kỳ báo cáo đƣợc quy định tùy theo yêu cầu quản trị trong từng DN cụ thể. Chế độ quy định về loại báo cáo này (nếu có) chỉ mang tính chất hƣớng dẫn.

Kế toán quản trị hàng tồn kho là một bộ phận của kế toán quản trị, cung cấp các thông tin cần thiết, cụ thể, kịp thời, thích hợp cho các hoạt động quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp.

Kế toán quản trị hàng tồn kho không chỉ cung cấp thông tin quá khứ mà còn cung cấp những thông tin định hƣớng, nhằm giúp cho nhà quản trị dễ dàng phân tích, đánh giá và ra các quyết định thích hợp kế toán quản trị hàng tồn kho trong DN không chỉ thu nhận, xử lý, cung cấp các thông tin quá khứ về tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho một cách kịp thời, chi tiết theo yêu cầu quản lý mà còn thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin mang tính chất dự báo tƣơng lai, dự báo về lƣợng hàng tiêu thụ, phục vụ cho mục đích ra quyết định của nhà quản trị, từ đó phục vụ việc xây dựng kế hoạch đặt hàng cụ thể cũng nhƣ việc lựa chọn nhà cung cấp uy tín có thể hợp tác lâu dài.

Nói cách khác, nhờ thông tin của kế toán quản trị hàng tồn kho, nhà quản trị có thể lập kế hoạch xác định nhu cầu hàng hóa cần cho tiêu thụ là bao nhiêu, mua vào thời điểm nào với lƣợng mua mỗi lần là bao nhiêu sẽ đạt hiệu quả cao nhất trong quản lý, tiêu thụ sản phẩm.

Thông qua các báo cáo về hàng tồn kho nhƣ: Báo cáo tình hình nhập xuất hàng, báo cáo lƣợng đặt hàng tối ƣu, báo cáo tình hình dự trữ vật tƣ theo tiến độ sản xuất: Báo cáo tăng giảm tài sản cố định, Báo cáo chi phí, giá thành từng loại sản phẩm...sẽ cung cấp, phân tích, chứng minh cho các quyết định của nhà quản trị.

1.2.5.3 Nội dung phân tích một số chỉ tiêu về hàng tồn kho Chỉ số vòng quay hàng tồn kho

Nội dung chỉ số: Số vòng quay hàng tồn kho (hay Hệ số quay vòng của hàng tồn kho) là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiêp.

Công thức:

Trong đó:

Ý nghĩa của vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh mối quan hệ của hàng hóa đã bán và hàng hóa dự trữ trong kho. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì nhƣ thế có nghĩa là lƣợng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trƣờng tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ kinh doanh đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng.

Chỉ số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho;

Nội dung chỉ số: Chỉ số này phụ thuộc vào chỉ số vòng quay hàng tồn kho và phản ánh số ngày trung bình của vòng quay hàng tồn kho.

= Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho trung bình 2 Vòng quay hàng tồn kho Hàng tồn kho trung bình =

Công thức:

Ý nghĩa của số ngày bình quân của một vòng quay kho: Phản ánh độ dài thời gian dự trữ hàng hóa và sự cung ứng hàng dữ trữ co số ngày ấy. Nếu thời hạn hàng tồn kho bình quân tăng thì rủi ro về tài chính cũng tăng. Đó là do: Hàng tồn kho luân chuyển chậm nên khả năng sinh lời giảm. Mặt khác, thời hạn hàng tồn kho bình quân tăng sẽ làm tăng chi phí bảo quản, tăng chi phí tài chính nếu nhƣ hàng tồn kho đƣợc tài trợ bằng vốn vay. Tuy nhiên trong trƣờng hợp hệ số quay vòng hàng tồn kho giảm, thời hạn hàng tồn kho bình quân tăng cũng cần xem xét đến nguyên nhân của nó.

Số ngày dự trữ hàng tồn kho:

Ngoài ra, khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho còn đƣợc thể hiện qua số ngày dự trữ và sự cung ứng hàng tồn kho. Số ngày dự trữ hàng tồn kho cho biết độ dài của thời gian dự trữ và sự cung ứng hàng tồn kho trong thời gian đó, đồng thời qua đó cho biết doanh nghiệp có dự trữ thừa hay thiếu. Công thức:

Số ngày dự trữ Số ngày trong kỳ hàng tồn kho Số ngày trung bình hàng tồn kho = 365 Vòng quay hàng tồn kho = Số vòng quay hàng tồn kho

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH QUANG PHÚC

Một phần của tài liệu Kế toán hàng tồn kho tại công ty TNHH quang phúc (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)