.Đa dạng hóa danh mục tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về hoạt động bảo đảm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh hải phòng​ (Trang 87 - 89)

4.2 .Giải pháp hoàn thiện

4.2.2 .Đa dạng hóa danh mục tài sản bảo đảm

Hiện nay,nhiều tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp bị ngân hàng từ chối hoặc hạn chế dùng làm TSĐB nhƣ: các khoản phải thu, cho vay có bảo đảm bằng L/C xuất khẩu, cho vay bằng quyền tài sản,cầm cố tài sản trang thiết bị…

Đây là hình thức cho vay còn ít đƣợc áp dụng trong thực tế. Các khoản phải thu hiện tại hoặc hình thành trong tƣơng lai đều là tài sản của doanh nghiệp. Đó là khi doanh nghiệp đã giao hàng cho khách hàng nhƣng chƣa thu tiền ngay do thoả thuận giữa doanh nghiệp và khách hàng nhƣ: mua trả chậm, trả góp... Doanh nghiệp rất dễ rơi vào tình trạng thiếu vốn lƣu động tạm thời trong thời gian này. Vì vậy, ngân hàng cầnđánh giámột các tổng quát các khoản phải thu này để ra quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không. Điều đó phụ thuộc vào độ rủi ro của các khoản phải thu này, uy tín của khách hàng cũng nhƣ ngƣời mua hàng trả chậm, trả góp…

- Cho vay bảo đảm bằng L/C xuất khẩu:

Trong thời gian giao hàng theo các hợp đồng xuất khẩu đã ký, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng thiếu vốn lƣu động tạm thời do chƣa nhận đƣợc tiền thanh toán của đối tác nƣớc ngoài. Mặt khác, nếu việc giao hàng diễn ra lâu do khoảng cách địa lý hay thủ tục xuất nhập khẩu có thể gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp. Vì thế đây là một hình thức cần quan tâm hiện nay.

- Cho vay bảo đảm bằng quyền tài sản:

Quyền tài sản ở đây có thể hiểu là các tài sản phi vật chất nhƣng nó có thể tạo ra lợi ích to lớn nhƣng độ trễ về thời gian làm cho ngƣời chủ sở hữu không thể khai thác ngay nó. Chẳng hạn, đó là quyền mua, quyền bán cổ phiếu hay có thể gọi chung là quyền thƣơng mại, quyền sở hữu trí tuệ, và nhiều quyền tài sản khác. Tuy nhiên do tính chất đặc thù của loại hình tài sản này mà cần có một cơ quan chuyên môn phù hợp đánh giá giá trị để cho vay.

- Cho vay bảo đảm bằng tài sản cầm cố:

Việc cho vay cầm cố của chi nhánh ở mức hạn chế chủ yếu là các giấy tờ có giá có thể thấy chi nhánh đã bỏ qua một số lƣợng khác lớn các loại tài

sản khác. Điều này là do việc thẩm định đối với các loại tài sản chuyên dùng, tài sản vận hành,… cũng nhƣ điều kiện kho bãi còn nhiều hạn chế. Chính vì thế trong thời gian tới nếu chi nhánh có thể cải thiện đƣợc tình trạng này thì mức độ khoản vay càng đƣợc bảo đảm hơn bằng tài sản. Ngoài ra việc tiến hành thuê bên thứ 3 trông giữ tài sản cũng là một biện pháp giải quyết trƣớc mắt việc thiếu kho tàng quản lý tài sản nhƣ hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về hoạt động bảo đảm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh hải phòng​ (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)