Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về hoạt động bảo đảm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh hải phòng​ (Trang 34 - 37)

1.2. Một số vấn đề lý luận quản lý về hoạt độngbảo đảm tín dụng ngân hàng

1.2.5.2. Nhân tố khách quan

Thứ nhất, những nhân tố xuất phát từ khách hàng

- Năng lực của khách hàng

Không một khách hàng nào đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu quả. Nhƣng nhiều khi do năng lực có hạn, họ không thực hiện đƣợc các mục

tiêu của mình và làm ảnh hƣởng đến sự an toàn của khoản tín dụng mà họ đã nhận từ ngân hàng. Doanh nghiệp làm ăn tốt là điều kiện để họ bù đắp chi phí kinh doanh và trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi đúng hạn, qua đó giảm rủi ro và nâng cao chất lƣợng tín dụng. Trình độ năng lực của doanh nghiệp là điều kiện quan trọng và phải đƣợc ngân hàng xem xét kĩ trƣớc khi cấp tín dụng.

- Mục đích vay vốn không đúng với phƣơng án sản xuất kinh doanh Nhiều khách hàng dùng tiền vay đƣợc đầu tƣ vào những kế hoạch sản xuất có rủi ro cao nhằm tìm kiếm lợi nhuận, sử dụng vốn của ngân hàng không đúng mục đích vay ban đầu hoặc dùng vốn vay ngắn hạn của ngân hàng đầu tƣ vào các khoản đầu tƣ dài hạn nhƣ mua sắm tài sản cố định, kinh doanh bất động sản… dẫn đến nguồn vốn quay vòng không về kịp và không trả đƣợc nợ đúng hạn cho ngân hàng. Trong thực tế, hoạt động thẩm định đã xuất hiện nhiều trƣờng hợp khách hàng lập phƣơng án kinh doanh (thực chất là phƣơng án kinh doanh giả, thậm chí nhờ tƣ vấn lập phƣơng án kinh doanh chỉ để rút đƣợc tiền của ngân hàng) có vẻ rất hiệu quả, ký kết hợp đồng kinh tế chứng minh đầu vào, đầu ra rất khả thi, tài sản thế chấp rất cụ thể nhƣng đến khi vay đƣợc vốn ngân hàng lại không kinh doanh hoặc cho vay lại hoặc bỏ trốn để chiếm số tiền vay, vật tƣ hàng hóa thế chấp là hàng chậm luân chuyển, hàng tồn kho khó tiêu thụ hoặc bất động sản khó thanh khoản, rất chậm để chuyển thành tiền để trả nợ cho ngân hàng.

- Tƣ cách đạo đức của khách hàng

Việc đánh giá tính trung thực hợp lý của các giấy tờ liên quan đến hồ sơ pháp lý của khách hàng, đảm bảo cho thiện chí trả nợ và trách nhiệm của khách hàng đối với khoản vay. Ngoài ra cần đánh giá tổng thể khách hàng trong mối liên hệ với các bên liên quan nhằm có những đánh giá phù hợp về uy tín của khách hàng.

Không những tác động đến khoản vay mà tình hình tài chính suy giảm còn tác động nghiêm trọng đến mức độ an toàn của công tác BĐTD đặc biệt khi ngân hàng không phải là bên quản lý TSĐB. Những nguy cơ làm giảm sút giá trị tài sản do khách hàng không đủ tài chính cho công tác bảo quản tài sản, nguy cơ mất tài sản do việc tẩu tán tài sản của khách hàng là những vấn đề cần quan tâm.

- Mức độ an toàn của các tài sản bảo đảm:

Các tài sản của khách hàng có mức độ an toàn cao thì sẽ dễ đƣợc ngân hàng chấp nhận hơn để bảo đảm cho khoản vay vì khi đó ngân hàng có nguy cơ rủi ro thấp hơn và nhƣ thế hiệu quả của BĐTD sẽ cao hơn.

Thứ hai, những nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô

- Môi trƣờng chính trị - xã hội:

Môi trƣờng chính trị xã hội ổn định là một điều kiện vô cùng quan trọng trong việc tạo lòng tin đối với các nhà đầu tƣ, đặc biệt là các nhà đầu tƣ dài hạn. Một môi trƣờng chính trị xã hội ổn định sẽ là cơ hội tốt cho những dự án đầu tƣ lớn, khi đó nguồn vốn tín dụng của ngân hàng sẽ trở nên quan trọng. Ngƣợc lại, sự mất ổn định về chính trị xã hội sẽ ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động của các doanh nghiệp và nếu doanh nghiệp đang vay vốn ngân hàng thì rõ ràng việc thu hồi nợ của ngân hàng cũng gặp khó khăn, việc bảo đảm an toàn tín dụng của ngân hàng cũng bị ảnh hƣởng.

- Môi trƣờng kinh tế:

Đây là nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tài chính của ngƣời vay, nếu môi trƣờng kinh tế xấu làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn thì sẽ ảnh hƣởng đến thời gian trả nợ và khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng, từ đó ảnh hƣởng đến sự an toàn của khoản tín dụng đó. Về tổng thể, nền kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bảo đảm tín dụng. Khi đó các quá trình sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng sẽ phát triển lành mạnh, chất lƣợng tín

dụng đƣợc nâng cao. Ngƣợc lại, một khi môi trƣờng kinh tế không ổn định, môi trƣờng kinh doanh biến động sẽ gây khó khăn cho hoạt động của các

doanh nghiệp và ảnh hƣởng tới chất lƣợngan toàn tín dụng. - Thị trƣờng của các tài sản bảo đảm:

Thị trƣờng của các tài sản bảo đảm càng phát triển thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác BĐTD của ngân hàng. Ngân hàng phải luôn chú trọng tới thị trƣờng của các tài sản để thuận lợi khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm.

- Môi trƣờng pháp lý:

Hàng năm có hàng nghìn văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ban, ngành đƣợc ban hành. Tuy nhiên không phải văn bản nào cũng đáp ứng đƣợc những thay đổi chóng mặt của nền kinh tế. Sự chồng chéo, thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ của các văn bản là điều khó tránh khỏi. Trong khi đó ngân hàng là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến hầu hết các văn bản pháp luật. Nếu môi trƣờng pháp lý không ổn định sẽ gây khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng và các chủ thể kinh tế khác trong xã hội. Có thể tạo ra những khe hở pháp luật cho những đối tƣợng xấu lợi dụng gây ảnh hƣởngkhông tốt cho nền kinh tế.

- Môi trƣờng thông tin tín dụng:

Thông tin tín dụng là những thông tin về khách hàng, môi trƣờng kinh doanh của khách hàng, rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải… Môi trƣờng thông tin càng đầy đủ, nhanh nhạy, minh bạch, chính xác bao nhiêu thì khả năng phòng ngừa rủi ro của ngân hàng càng lớn, chất lƣợng tín dụng ngày càng đƣợc nâng cao. Mặt khác, một ngân hàng với lƣợng thông tin phong phú có thể đƣa ra những tƣ vấn hữu ích cho khách hàng. Đây chính là yếu tố để nâng cao chất lƣợng tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về hoạt động bảo đảm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh hải phòng​ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)