3.1.3 .Kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng của chi nhánh
3.2. Phân tích thực trạng quản lý về hoạt độngbảo đảm tín dụng tạiTPB Hả
3.2.2. Tổ chức thực hiện quản lý hoạt độngbảo đảm tín dụng
3.2.2.1. Đảm bảo cơ cấu cho vay có/không có tài sản đảm bảo
Trong 3 năm trở lại đây, dƣ nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản của chi nhánh liên tục tăng với tốc độ cao. So với thời điểm 31/12/2017, dƣ nợ cho vay có TSĐB thời điểm 31/12/2019 đã tăng gần 2 lần, đạt 381,7 tỷ đồng, chiếm 95,7% tổng dƣ nợ. So với thời điểm 31/12/2017, tỷ lệ này là 97,3% tức là giảm đôi chút song không đáng kể, hơn nữa nguyên nhân chủ yếu do quan hệ của chi nhánh với các tổ chức kinh tế-xã hội trên địa bàn không ngừng phát triển nên tỷ lệ cho vay tín chấp đã tăng lên.
Nói chung mức độ an toàn của các khoản vay của chi nhánh là khá tốt, cùng với mức tăng trƣởng tốt của cho vay có bảo đảm trong tổng dƣ nợ.
Bảng 3.8.Tốc độ tăng trưởng cho vay
(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 Số dƣ Số dƣ (+)/(-) so với 31/12/2017 Số dƣ (+)/(-) so với 31/12/2018 Tuyệt
đối % Tuyệt đối % Tổng dƣ nợ 204,4 245,5 41,1 20,1 398,9 153,4 62,5 Dƣ nợ cho vay có
TSBĐ 198,8 241,4 42,6 21,4 381,7 140,3 58,1 Dƣ nợ cho vay không
có TSBĐ 5,6 4,1 -1,5 -26,8 17,2 13,1 319,
5 Dƣ nợ cho vay không
có TSBĐ/Tổng dƣ nợ 2,74% 1,67% 4,31%
(Nguồn: Báo cáo Phân loại nợ và dự phòng rủi ro cácnăm 2017-2019)
Có thể thấy tỷ lệ cho vay không có bảo đảm chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu tổng dƣ nợ của chi nhánh. Nếu vào thời điểm 31/12/2017, dƣ nợ không có bảo đảm bằng tài sản chiếm 2,74% trong tổng dƣ nợ, đến 31/12/2018 tỷ lệ này giảm xuống còn 1,67%, và đến 31/12/2019 tỷ lệ này là 4,3%. Tỷ lệ này
nằm trong mức độ an toàn mà Ngân hàng Nhà nƣớ khuyến cáo là tỷ lệ dƣ nợ có tài sản đảm bảo phải trên 80% tổng dƣ nợ. Nguyên nhân của tỷ lệ dƣ nợ cho vay không có TSĐB thấp bao gồm:
- Ngân hàng hạn chế cho vay không có TSĐB, chỉ áp dụng loại hình này với những khách hàng có uy tín cao nhằm giảm thiểu xuống mức thấp nhất rủi ro tín dụng.
- Thời gian TPB Hải Phòng hiện diện tại địa bàn thành phố chƣa nhiều so với mặt bằng chung, nên số khách hàng thân quen, có uy tín cao để đƣợc cấp tín dụng loại này chƣa lớn.
Tăng cƣờng độ an toàn cho các khoản vay, đồng thời cơ cấu lại những khoản vay không có tài sản bảo đảm là hƣớng đi đúng nhằm tránh rủi ro cho các khoản vay. Tuy nhiên, trong tƣơng lai, TPB Hải Phòng có thể tăng tỷ lệ cho vay không có TSĐB lên mức cao hơn và duy trì ở mức hợp lý loại cho vay này. Chi nhánh vừa có thể đảm bảo an toàn, vừa đáp ứng linh hoạt các khoản vay với các khách hàng có độ tín nhiệm cao khi họ không thể đáp ứng ngay các yêu cầu về tài sản bảo đảm tín dụng.
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ dư nợ không có TSĐB/Tổng dư nợ
(Nguồn: Báo cáo Phân loại nợ và dự phòng rủi ro các năm 2017-2019)
Đối với các khoản vay có đảm bảo bằng tài sản, TPB Hải Phòng cũng đã tích cực đang dạng hóa, linh hoạt trong hoạt động cho vay.
- Bảo đảm bằng tài sản của khách hàng vay:
Trong các khoản vay có TSĐB, tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm khoảng 80-85% trên tổng dƣ nợ theo hình thức bảo đảm bằng tài sản. Kế đến là thế chấp bằng máy móc thiết bị và thế chấp bằng ô tô, tàu thuyền nhƣng hai loại tài sản này chiếm tỷ trọng thấp.Trong các khoản vay bảo đảm bằng tài sản, TPB Hải Phòng đã bắt đầu áp dụng hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay:
- Chi nhánh thƣờng áp dụng biện pháp này với các khách hàng có uy tín, làm ăn lâu dài hoặc trƣớc đây đã có những khoản vay tại chi nhánh có áp dụng hình thức cầm cố hay thế chấp. Chính vì vậy mà tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay tại chi nhánh chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên tổng dƣ nợ. Cụ thể năm 2017 chỉ đạt 5,4 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,9% trên
Tỷ lệ dƣ nợ không có TSĐB (%) 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Dƣ nợ không có TSĐB
tổng dƣ nợ có bảo đảm bằng tài sản, đến năm 2018 tăng lên 7,1 tỷ đồng chiếm 3,1% trên tổng dƣ nợ có bảo đảm bằng tài sản và đến năm 2019 là còn 8,6 tỷ đồng chiếm 2,4% trên tổng dƣ nợ bảo đảm bằng tài sản tại Chi nhánh. Dƣ nợ theo hình thức này chiếm tỷ trọng nhỏ, lại chỉ áp dụng với các khách hàng có uy tín, làm ăn lâu dài nên Chi nhánh không phát sinh nợ xấu đối với loại hình cho vay này.
- Bảo lãnh: Trong các năm 2017-2019, cùng với sự tăng trƣởng của dƣ
nợ cho vay có bảo đảm trong tổng dƣ nợ, chi nhánh luôn thận trọng trong bảo đảm bằng bảo lãnh. Dƣ nợ của các khoản vay bảo đảm bằng bảo lãnh tại tời điểm 31/12/2017 là 12,5 tỷ đồng chiếm 6,3% tổng dƣ nợ có TSĐB, song đến 31/12/2018 tỷ lệ này tụt xuống còn 5,47% và đến 31/12/2019 chỉ còn 4,64%.
Tỷ lệ cho vay bằng bảo lãnh thấp là tất yếu với một chi nhánh chƣa có hiện diện lâu dài tại địa phƣơng nhƣ TPB Hải Phòng, bởi chi nhánh chƣa tạo dựng đƣợc nhiều mối quan hệ lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp có uy tín trên địa bàn. Trong thời gian tới, khi quan hệ với các doanh nghiệp, cá nhân tại địa phƣơng gắn kết hơn, TPB Hải Phòng có thể tăng tỷ lệ cho vay bằng bảo lãnh để vừa đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, vừa giảm áp lực phải quản lý tài sản bảo đảm của khoản vay.
Bảng 3.9.Cơ cấu trong cho vay có bảo đảm
(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 Số dƣ Số dƣ (+)/(-) so với 31/12/2017 Số dƣ (+)/(-) so với 31/12/2018 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Dƣ nợ cho vay có TSBĐ 198,8 241,4 42,6 21,4 381,7 140,3 58,1 Bảo đảm bằng TS của KH vay 186,3 228,2 41,9 22,5 364 135,8 59,5 Bảo đảm bằng bảo lãnh 12,5 13,2 0,7 5,6 17,7 4,5 33,8
Nguồn: báo cáo Phân loại nợ và dự phòng rủi ro các năm 2017-2019 3.2.2.2. Bù đắp rủi ro của tài sản đảm bảo
Vào thời điểm 31/12/2017, tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm lên đến 80,5%, điều này là do chi nhánh đã tạo điều kiện tối đa cho khách hàng khi cho vay gần nhƣ mức tối đa trên tài sản bảo đảm. Nhƣng đến 31/12/2018, tỷ lệ này giảm xuống còn 78,4% và đến 31/12/2019 chỉ còn 70,98%. Điều đó thể hiệntrong bối cảnh dƣ nợ tăng nhanh, chi nhánh cũng thắt chặt hơn điều kiện và mức cho vay để đảm bảo an toàn, trong khi vẫn khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả tiếp tục đầu tƣ.
So với mức trung bình ngành tại Việt Nam, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo của chi nhánh đang đƣợc duy trì ở mức khá hợp lý (~70%).
Bảng 3.10. Mức cho vay trên giá trị tài sản đảmbảo
(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 Số dƣ Số dƣ (+)/(-) so với 31/12/2017 Số dƣ (+)/(-) so với 31/12/2018 Tuyệt
đối % Tuyệt đối % Dƣ nợ CV có
TSĐB 198,8 241,4 42,6 21,4 381,7 140,3 58,1 Giá trị TSĐB 246,9 307,9 61 24,7 537,7 229,8 74,6 Tỷ lệ cho vay/
Giá trị TSĐB 80,5% 78,4% 70,98%
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ và Dự phòng rủi ro các năm 2017-2019)
Trong những tháng đầu 2019, thực hiện chủ trƣơng của Chính phủ về kiềm chế lạm phát và phát triển doanh nghiệp, chi nhánh đã chủ trƣơng giảm những khoản cho vay tiêu dùng, bất động sản… Điều này sẽ tiếp tục đẩy tỷ lệ cho vay /Giá trị TSĐB giảm, từ đó làm giảm rủi ro cho TPB Hải Phòng
3.2.2.3.Cơ cấu tài sản đảm bảo
Xu hƣớng chung là các NHTM ƣa chuộng tài sản đảm bảo là bất động sản và giấy tờ có giá. Tuy nhiên tại TPBank nói chung, tỉ trọng thế chấp của các loại nhƣ bất động sản, động sản, chứng từ có giá hay tài sản khác lại không có sự chênh lệch quá lớn. Đặc biệt, TPBank có tỉ trọng động sản thế chấp khá cao so với những ngân hàng khác. Điều này có thể đƣợc lí giải khi
TPBank là ngân hàng tập trung cho vay mạnh vào mảng cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe ô tô mua. Thực tế ở TPB Hải Phòng cũng nhƣ vậy. Qua bảng số liệu về cơ cấu TSĐB có thể thấy tỷ lệ bất động sản trong cơ cấu TSBĐ có xu hƣớng tăng qua các năm (từ 38,3% năm 2017 tăng lên 39,6% năm 2018 và 47,9% vào năm 2019). Ngƣợc lại, động sản có xu hƣớng tăng qua các năm. Thay vào đó là sự giảm về cơ cấu tài sản là giấy tờ có giá. Điều này có thể lý giải do đặc thù địa bàn thành phố: phần lớn khách hàng của chi nhánh là các doanh nghiệp và hộ kinh doanh vừa và nhỏ, tài sản bảo đảm phần lớn là bất động sản và động sản. Số lƣợng các khách hàng nắm giữ giấy tờ có giá và sử dụng làm tài sản thế chấp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.
Tại ngân hàng TPB Hải Phòng, giấy tờ có giá chủ yếu đƣợc sử dụng để cho vay cầm cố nhƣ: Sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu và cổ phiếu. Hình thức này thƣờng thích hợp với những khoản vay ngắn hạn, vay thƣơng mại và áp dụng cho khách hàng là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vốn lƣu động.
Bảng 3.11. Cơ cấu tài sản đảmbảo
(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 Số dƣ Số dƣ (+)/(-) so với 31/12/2017 Số dƣ (+)/(-) so với 31/12/2018 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Giá trị TSBĐ 246,9 307,9 61 24,7 537,7 229,8 74,6 Bất động sản 94,6 122,04 27,44 29 257,68 135,64 111,14 Động sản 136,3 165,04 28,74 21,09 253,59 88,55 53,65 GTCG 13,5 17,65 4,15 30,74 20,64 2,99 16,94 Tài sản khác 2,5 3,17 0,67 26,8 5,79 2,62 81,7
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ và Dự phòng rủi ro các năm 2017-2019)
Việc cho vay cầm cố giấy tờ có giá có nhiều điểm thuận lợi, cho vay cầm cố dễ dàng xác định giá trị hơn cho vay thế chấp động sản hoặc bất động sản. Trong tƣơng lai, TSĐB là bất động sản của khách hàng sẽ ngày càng bị hạn chế, trong khi nguồn vốn của các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp kinh
doanh lại nằm ở vốn lƣu động. Sẽ khó khăn cho doanh nghiệp khi phải thuyết phục ngân hàng dùng loại tài sản này làm TSĐB. Do vậy chi nhánh cần chú trọng đến việc nâng cao trình độ thẩm định TSĐB là GTCG và tài sản khác.
Biểu đồ 3.5. Cơ cấu tài sản đảmbảo
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ và Dự phòng rủi ro các năm 2017-2019) 3.2.2.4.Nợ xấu trong dư nợ có tài sản đảm bảo
Bảng 3.12. Nợ xấu trong dư nợ có tài sản đảm bảo
(Đơn vị: tỷ đồng) Thời điểm Tổng dƣ nợ Dƣ nợ có TSĐB Dƣ nợ không có TSĐB Số tiền Nợ xấu Số tiền Nợ xấu Số tiền Nợ xấu Số tiền Nợ xấu/ Tổng dƣ nợ (%) Số tiền Nợ xấu/ DN có TSBĐ (%) Số tiền Nợ xấu/ DN không TSBĐ (%) 31/12/2017 204,4 2,7 1,32 198,8 2,7 1,36 5,6 0 0 31/12/2018 245,5 2,8 1,14 241,4 2,8 1,16 4,1 0 0 31/12/2019 398,9 2,5 0,63 381,7 2,5 0,65 17,2 0 0
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ và Dự phòng rủi ro cácnăm 2017-2019)
Dễ thấy tất cả nợ xấu của chi nhánh đều rơi vào dƣ nợ có TSĐB. Điều này cho thấy, các khoản nợ xấu đƣợc đƣợc đảm bảo bằng tài sản, chi nhánh
Tỷ lệ cơ cấu TSĐB (%) 0 10 20 30 40 50 60 Bất động sản Động sản GTCG Tài sản khác Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
có thể thu hồi đƣợc số nợ dù khách hàng không có khả năng thanh toán. Tuy nhiên, việc thu hồi này sẽ kéo dài do xử lý TSĐB là không hề đơn giản đặc biệt là đối với quyền sử dụng đất (có thể mất đến 2 năm).
Tất cả nợ xấu của chi nhánh đều tập trung vào 3 khách hàng cá nhân đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Chi nhánh đã có những biện pháp tích cực để trợ giúp và thu hồi nợ, các khách hàng này hiện vẫn đang tiếp tục trả một phần lãi suất hàng tháng, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục trả nợ gốc đúng hạn khi điều kiện kinh doanh tốt hơn.
Chi nhánh chƣa phát sinh nợ xấu với nhóm cho vay Bảo lãnh bởi tất cả các khách hàng đƣợc cấp tín dụng dạng này đều có uy tín cao và tiềm lực tài chính mạnh và có thể dễ dàng trả nợ, hoặc dƣ nợ cho vay bảo lãnh vẫn chƣa tới hạn. Trong tƣơng lai tất yếu sẽ phát sinh nợ xấu thuộc nhóm này, chi nhánh cần chủ động đề ra các biện pháp phòng ngừa cũng nhƣ xử lý nợ xấu thuộc nhóm này.
Trong năm 2020, với việc một số khách hàng có dấu hiệu xấu trong sản xuất - kinh doanh, chi nhánh cần có những biện pháp quyết liệt nhằm hạn chế tối đa nợ xấu, tránh rủi ro cho chi nhánh.