.Tăng cường các mối quan hệ với các cơ quan hữu quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về hoạt động bảo đảm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh hải phòng​ (Trang 99 - 104)

4.2 .Giải pháp hoàn thiện

4.2.8 .Tăng cường các mối quan hệ với các cơ quan hữu quan

Chi nhánh cần chủ động hơn trong việc củng cố và tạo lập mối quan hệ vững chắc với các cơ quan hữu quan nhằm nắm bắt những cơ chế chính sách mới của nhà nƣớc. Thƣờng xuyên tiếp xúc với các chuyên gia, các tổ chức kiểm toán độc lập và tổ chức kiểm toán Nhà nƣớc nhằm nắm bắt đƣợc kịp thời những thông tin hay có những sự giúp đỡ cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định, đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng hƣớng, phù hợp với sự thay đổi các quy định của pháp luật.

Đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cho tòa án, các công ty xử lý nợ để đảm bảo việc xử ký nợ tiến hành nhanh chóng, chi phí thấp, tránh đƣợc

những khó dễ hay cản trở trong quá trình xử lý tài sản để thu hồi nợ. Ngoài ra cần đảm bảo sự hài hòa trong lợi ích của các bên liên quan đến hoạt động đánh giá lại, bán tài sản, thu hồi giá trị diễn ra nhanh chóng thuận lợi, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho công tácbảo đảm tín dụng.

Việc tạo tập mối liên kết này còn tạo điều kiện cho ngân hàng có thể gửi các kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền để tƣ vấn việc ban hành các chính sách mới phù hợp với các điều kiện thực tế, điều kiện hội nhập hiện nay. Đảm bảo quyền và lợi ích của các bên.

4.2.9. Các giải pháp khác

- Tăng cường cập nhật văn bản pháp luật về BĐTD

Luật dân sự năm 2015 có hiệu lực vào ngày 01/01/2018, kèm theo đó là một loạt những quy định, hƣớng dẫn thay đổi trong các Nghị định, Thông tƣ liên quan. Để đảm bảo hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động bảo đảm tín dụng nói riêng đạt hiệu quả, trong thời gian tới Ngân hàng TMCP Tiên Phong cần chỉ đạo quyết liệt hơn nữa với các phòng ban chức năng để cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới, giúp hoạt động BĐTD đạt hiệu quả cao hơn.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong cần phổ biến kịp thời những văn bản quy phạm pháp luật mới nhất tới các cán bộ. Trong đó, Ngân hàng cần thực sự quan tâm đến hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp. Công cụ quản lý tín dụng này hết sức tiên tiến và hiệu quả.

- Xây dựng bộ phận chuyên trách về BĐTD

Đối tƣợng khách hàng chủ yếu của hệ thống Ngân hàng TMCP Tiên Phongchủ yếu là các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì thế mà mang tính nhỏ lẻ, chi phí thẩm định cao và số lƣợng khá nhiều. Đó là một áp lực không nhỏ đối với các cán bộ thẩm định. Vì thế cần xây dựng một bộ

phân chuyên trách về BĐTD tại mỗi chi nhánh vừa góp phần giảm bớt áp lực công việc vừa tạo tính chuyên môn hóa, nâng cao tính chính xác, hiệu quả trong công tác BĐTD.

Phòng kiểm tra và kiểm soát nội bộ cần tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát đối với công tác thẩm định, khách hàng vay, và tình trạng của TSBĐ.

- Có chính sách nhân sự hợp lý

Ngoài việc tiếp tục mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho bán bộ các chi nhánh đáp ứng những điều kiện thực tế hiện nay, cũng cần quan tâm đúng mức hơn nữa đến việc bồi dƣỡng phẩm chất đạo đức cho cán bộ. Ngoài ra phòng tổ chức cán bộ cần tham mƣu cho ban lãnh đạo sắp xếp cán bộ cho phù hợp với khả năng. Tăng cƣờng tuyển dụng cán bộ có chuyên môn vào các vị trí thích hợp để bộ máy hoạt động hiệu quả hơn.

Ngoài ra, ngân hàng cần có chƣơng trình kiểm tra kiến thức thƣờng xuyên đối với cán bộ. Tạo điều kiện cho cán bộ trao đổi kiến thức, kinh nghiệm đủ khả năng đáp ứng yêu cầu về hiện đại hóa ngân hàng. Chi nhánh nên mời các giảng viên các trƣờng, cơ sở đào tạo, Hội sở chính để tổ chức các khoá đào tạo trang bị và nâng cao kiến thức marketing, phân tích tài chính, thẩm định dự án, các nghiệp vụ có thể cung cấp đến khách hàng, cũng nhƣ kĩ năng kết hợp sao cho hiệu quả khi đối diện thƣơng thảo với khách hàng.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng và xếp loại chi nhánh

Ngân hàng TMCP Tiên Phong cần nghiên cứu và hoàn thiện công tác chấm điểm, xếp hạng và xếp loại đối với các chi nhánh hàng năm. Xếp hạng chi nhánh nhằm đáng giá quy mô chi nhánh, từ đó cho phép chi nhánh có mức phán quyết hợp lý với quy mô và kinh nghiệm hoạt động. Xếp loại chi nhánh nhằm đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong năm tài chính, qua đó có mức lƣơng, thƣởng xứng đáng với kết quả hoạt động của chi

nhánh, qua đó khuyến khích tinh thần làm việc của cán bộ, nhân viên chi nhánh.

- Khai thác tối đa các nguồn thông tin tín dụng

Trong hoạt động tín dụng, thông tin có ý nghĩa quan trọng số một. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Chi nhánh rất cần bổ sung và khai thác triệt để hơn các nguồn thông tin. Các nguồn thông tin không chỉ bao gồm nguồn thông tin trong nội bộ mà bao gồm cả các nguồn thông tin từ các Bộ ngành, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc, các Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc, các TCTD khác, từ khách hàng và các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là Internet... Việc khai thác thông tin không chỉ dừng ở các số liệu hiện có mà cần thiết phải bao gồm cả các thông tin định tính, có phân tích đánh giá triển vọng trong tƣơng lai.

- Đẩy mạnh áp dụng quy trình Basel II nhằm phát triển và sử dụng các kỹ thuật quản trị rủi ro tốt hơn trong công tác giám sát và quản trị rủi ro

Năm 2004, Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng đã công bố “Đồng thuận quốc tế về Đo lƣờng vốn và Tiêu chuẩn vốn” (“International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards” -ICCMCS) hay còn gọi là “Basel II”. Hiệp ƣớc về vốn Basel II đƣợc trình bày nhƣ một tập hợp các quy định đƣợc đề xuất mà có thể sẽ mang đến một loạt các quy định về tuân thủ cho các ngân hàng.

Ngày 17/3/2014, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN) đã ban hành công văn số 1601/NHNN-TTGSNH về việc triển khai thực hiện quy định an toàn vốn theo Basel II. Theo đó NHNN yêu cầu các ngân hàng triển khai Basel II ở mức độ tiêu chuẩn trừ 10 ngân hàng (trong đó Ngân hàng TMCP Tiên phong) ở mức độ cao hơn (lộ trình đi vào thực hiện đến năm 2019). Các ngân hàng sẽ phải thực hiện phân tích mức độ chênh lệch (Gap Analysis) và

xây dựng kế hoạch triển khai tổng thể (Master Plan) để đảm bảo thực hiện quy định an toàn vốn Basel II trong các năm tới.

Thực hiện Basel II đƣợc coi là giải pháp tái cơ cấu có tính đột phá, phân bổ vốn hợp lý theo rủi ro, tạo ra giá trị cốt lõi và sự phát triển bền vững trong tƣơng lai cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong; tạo nền tảng cho sự an toàn, phát triển lành mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trong xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Trong quá trình triển khai, NHNN sẽ có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện đối với Ngân hàng TMCP Tiên Phong, thông qua các hình thức nhƣ: hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, cơ sở dữ liệu, hỗ trợ kỹ thuật và phối hợp xử lý các khó khăn, vƣớng mắc của từng NHTM. Trong khuôn khổ các dự án hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế cho việc triển khai Basel II, NHNN sẽ tạo điều kiện để Ngân hàng TMCP Tiên Phong đƣợc tham gia những dự án này.

Tinh thần của Hiệp ƣớc Basel II là khuyến khích tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin. Theo đó, Ngân hàng TMCP Tiên Phong có thể tự chọn cách thức tính toán, đo lƣờng rủi ro cho mình, thiết lập chƣơng trình quản trị rủi ro riêng (dựa trên một số phƣơng pháp hiện đại, đƣợc dùng rộng rãi nhƣng “vừa sức” với khả năng ứng dụng của ngân hàng cũng nhƣ khả năng giám sát của NHNN), rồi gửi bản đề xuất ấy cho NHNN. NHNN sẽ xem xét, có các điều chỉnh cần thiết, rồi xem đó là một bản hợp đồng ghi nhớ mà ngân hàng thƣơng mại phải tuân thủ, NHNN sẽ định kỳ yêu cầu báo cáo, kiểm tra giám sát việc tuân thủ bản hợp đồng ấy.

Triển khai thực hiện Basel II là một nội dung quan trọng của Đề án tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng đã đƣợc Chính phủ phê duyệt. Việc áp dụng Basel II đang có những điều kiện thuận lợi, nhƣng cũng khiến Ngân hàng TMCP Tiên Phongđối mặt với không ít khó khăn, thách thức do: khuôn khổ pháp lý liên quan (kế toán, tài sản bảo đảm...) còn bất cập; nguồn nhân lực và

năng lực tài chính còn hạn chế; cơ sở dữ liệu không đầy đủ và hệ thống công nghệ thông tin chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu của công tác quản lý rủi ro theo thông lệ tốt nhất; mức độ cạnh tranh ngày càng cao do tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Các trụ cột của Basel II có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên việc áp dụng các qui định của Basel II về quản lý rủi ro hoạt động cần đƣợc tiến hành trong mối liên hệ với những trụ cột khác, nhất là yêu cầu về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, về thanh tra giám sát, tuân thủ nguyên tắc thị trƣờng và công khai tài chính. Điều này đòi hỏi phải có nỗ lực chung của ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Tiên Phongvà kiểm soát vĩ mô từ Ngân hàng Nhà nƣớc, tập trung vào việc nâng cao quản trị kinh doanh và kiểm soát nội bộ của Ngân hàng TMCP Tiên Phongcũng nhƣ năng lực thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc.

Trong hoạt động kinh doanh của mình, các Chi nhánh nói chung và TPB Hải Phòng nói riêng rất cần nhận đƣợc sự hỗ trợ của Hội sở chính về vốn, lãi suất do việc huy động vốn trên địa bàn chƣa thể sớm cân đối đƣợc nhu cầu đầu tƣ - cho vay, lãi suất huy động trên địa bàn có sự cạnh tranh rất cao và do Chi nhánh thành lập chƣa lâu, mạng lƣới huy động vốn của chi nhánh đang còn hạn hẹp. Ngoài ra cần hỗ trợ cán bộ Chi nhánh về chuyên môn, nghiệp vụ đặc biệt việc triển khai các văn bản, chính sách mới do Chi nhánh có nhiều cán bộ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về hoạt động bảo đảm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh hải phòng​ (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)