3.1.3 .Kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng của chi nhánh
3.3. Đánh giá chung về quản lý hoạt độngbảo đảm tín dụng
3.3.1. Những kết quả đạt được
- Chi nhánh luôn đánh giá đúng mức vai trò của bảo đảm tín dụng trong hoạt động tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong 03 năm qua luôn đƣợc duy trì ở mức dƣới 2% tổng dƣ nợ.
Đồng thời nợ xấu trong dƣ nợ có bảo đảm đƣợc khống chế ở mức hợp lý. Điều này làm tăng tính an toàn cho các khoản vay tại chi nhánh. Giảm thiểu đến mức thấp nhất việc xử lý tài sản để thu hồi nợ.
- Trình độ cán bộ ngày càng đƣợc nâng cao dần đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển ngân hàng hiện đại hiện nay. Tỷ lệ các TSBĐ là bất động sản có xu hƣớng giảm, tài sản là động sản và các giấy tờ khác có xu hƣớng tăng cho thấy khả năng thẩm định của cán bộ ngày càng đƣợc cải thiện, Chi nhánh đang dần phát triển đa dạng hóa đƣợc các loại hình TSBĐ mới chứ không bó hẹp trong các loại tài sản truyền thống nhƣ bất động sản.
- Việc bảo đảm tín dụng đã thực hiện theo một quy trình chuẩn và thống nhất, các bƣớc đƣợc thiết lập một cách chi tiết cụ thể.Từ đó nhân viên tín dụng có thể thực hiện tốt và mang tính chuyên nghiệp cũng nhƣ giảm bớt các công việc trùng lặp, giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động, giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh.
- Có những chính sách phù hợp với sự thay đổi của thị trƣờng. Đó là việc nới rộng điều kiện cấp tín dụng, tăng tỷ lệ giá trị khoản vay trên tổng giá trị tài sản tăng đối với những khách hàng có uy tín. Mặc dù việc này khiến việc cho vay ngân hàng gặp rủi ro hơn nhƣng đây là xu hƣớng tất yếu trong thời kỳ hiện nay khi để tăng cƣờng khả năng cho vay của chi nhánh.
- Chi nhánh đã có bƣớc đi mang tính chiến lƣợc, đúng đắn trong việc phát triển quan hệ giao dịch với các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế
- Chi nhánh tiến hành phân công nhiệm vụ, chức năng các phòng ban rất rõ ràng, bảo đảm đúng ngƣời đúng việc, nhằm phát huy năng lực của từng cá nhân cũng nhƣ khả năng làm việc theo nhóm.
3.3.2. Một số hạn chế
Chi nhánh đã phát sinh một số khó khăn và trở ngại dẫn đến hiệu quả của công tác BĐTD chƣa cao, các biện pháp BĐTD chƣa thực sự phát huy hết hiệu quả:
- Tuân thủ quy trình về hoạt động BĐTD ở từng khâu chƣa thật tốt, công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình chƣa thực sự đƣợc chú trọng thƣờng xuyên.
- Chƣa quan tâm đúng mức tới đặc thù của đối tƣợng khách hàng, nhất là các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu để vận dụng hợp lý, hiệu quả tài sản cầm cố, thế chấp.
- Trình độ và kinh nghiệm thẩm định TSBĐ là GTCG và tài sản khác của nhân viên tại chi nhánh chƣa cao, cán bộ chuyên trách về BĐTD vừa thiếu, vừa yếu trong khi cho vay cầm cố bằng GTCG sẽ ngày càng trở nên phổ biến trong tƣơng lai.
- Việc cho vay cầm cố giấy tờ có giá có nhiều điểm thuận lợi, song chiếm tỷ lệ thấp trong tổng cho vay của chi nhánh (năm 2019, tỷ lệ cho vay cầm cố giấy tờ có giá chỉ chiếm chƣa đến 4% tổng mức cho vay).
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động BĐTD còn yếu, thu thập thông tin về hoạt động của khách hàng cũng nhƣ biến động về tài sản bảo đảm chƣa tốt.
- Chƣa chuẩn bị tốt hệ thống kho tàng giữ tài sản cầm cố để đáp ứng cả về số lƣợng và chất lƣợng tài sản.
- Tuy đã đƣợc hạn chế tối đa, song chi nhánh vẫn để xảy ra nợ xấu (năm 2017 là 1,32%, năm 2018 là 1,14% và năm 2019 là 0,63%).
- Việc xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng có nợ xấu gặp khó khăn, việc bán tài sản để thu hồi khoản vay còn gặp nhiều khó khăn.
Tuy đã có những bƣớc tiến tích cực trong việc đa dạng hóa TSBĐ. Tuy nhiên tỷ trọng TSBĐ truyền thống nhƣ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất còn cao, các loại tài sản khác nhƣ quyền sở hữu tài sản, quyền mua, quyền bán, quyền sở hữu trí tuệ… chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi.