3.1.3 .Kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng của chi nhánh
3.2. Phân tích thực trạng quản lý về hoạt độngbảo đảm tín dụng tạiTPB Hả
3.2.3. Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng
Để đảm bảo rằng các hoạt động tín dụng của TPBank Hải Phòng tuân thủ các chính sách và thủ tục của bảo đảm tín dụng và trong khuôn khổ hƣớng dẫn, TPBank Hải Phòng đã bố trí cán bộ phụ trách kiểm tra, theo dõi việc tuân thủ các yêu cầu về tác nghiệp tín dụng, bảo đảm tín dụng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh do vi phạm các chính sách, thủ tục và giới hạn. Bên cạnh đó, TPBank Hải Phòng chủ động kiểm soát rủi ro trƣớc khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay.
- Kiểm soát trƣớc khi cho vay bao gồm : kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay, kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, bộ phận thẩm định thực hiện đối chiếu với quy định để kiểm tra
tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán TSĐB và thẩm định trên hồ sơ tín dụng ; kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan để tìm hiểu quan điểm của cán bộ quan hệ khách hàng, ý kiến của quản lý bộ phận quan hệ khách hàng, xét duyệt của ban lãnh đạo và trình duyệt đối với trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền phán quyết.
- Kiểm soát trong khi cho vay : kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng ; kiểm tra quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng để từ đó phát hiện các trƣờng hợp vay hộ; lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống tài sản đảm bảo; cán bộ quan hệ khách hàng thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thƣờng xuyên khoản vay.
Kiểm soát sau khi cho vay: kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng.
Kiểm soát rủi ro BĐTD nói riêng và rủi ro tín dụng nói chung bao gồm kiểm soát đơn (kiểm soát độc lập của ngân hàng) và kiểm soát kép. Kiểm soát kép là quá trình kiểm soát có sự tham gia của nhiều tổ chức nhƣ: cơ quan Thanh tra NHNN và bộ phận kiểm soát của ngân hàng (bao gồm kiểm toán nội bộ của chi nhánh và Hội sở), ngoài ra cần có sự tham gia của các cơ chế giám sát bên ngoài nhƣ các cơ quan kiểm toánđộc lập và đặc biệt là sự giám sát của thị trƣờng.