CHƯƠNG 1 : TỔNG QUANVỀ CHUỖI CUNG ỨNG XANH
2.2. Cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanhtrong ngành thủy
TRONG NGÀNH THỦY SẢN LẠI VIỆT NAM
2.2.1. Cơ hội
Thứ nhất, nhờ vào những chính sách và phương châm chống dịch hiệu quả của Chính phủ Việt Nam, đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư đối với VN nói chung và với thủy sản VN nói riêng, sản lượng đơn hàng gia tăng đáng kể sau đại dịch Covid-19. Cùng với đó, các quốc gia như Ản Độ, Ecuador - đối thủ cạnh tranh trực tiếp ngành thủy sản với Việt Nam thường xuyên phải thực hiện cách ly, phong tỏ a để chống dịch dẫn đến lượng sản xuất và xuất khẩu của họ giảm đáng kể khoảng 50%. Tương tự, do đại dịch Covid liên tục bùng phát mà các quốc gia láng giềng của VN như: Indonesia, Philippines và Thái Lan cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ , sản lượng xuất khẩu thủy sản giảm khoảng 30%. Vì vậy, những quốc gia này sẽ mất một thời gian lâu hơn so với VN để phục hồi lại sản xuất. Đây sẽ là cơ hội lớn cho thuỷ sản Việt Nam tận dụng.
Thứ hai, các doanh nghiệp sản xuất thủy sản ngày càng tập trung vào việc cải thiện hình ảnh, nâng cao thương hiệu của mình và chú trọng phát triển chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính của người tiêu dùng. Để tạo được bước đột phá, các hộ nuôi trồng và các doanh nghiệp XK cần tập trung xây dựng dòng sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng, tạo sự phong phú trong các mặt hàng thủy sản và tập trung vào phát triển các sản phẩm mang lại giá trị cao. Cá tra là mặt hàng có giá trị gia tăng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu tập trung cao để phát triển sản phẩm này, đồng thời luôn tạo ra sự khác biệt giữa cá tra và một số loài cá thịt trắng giúp tăng tính cạnh tranh và khiến khách hàng lựa chọn sản phẩm cá tra thay vì các sản phẩm khác.
Thứ ba, theo nhận định của các chuyên gia, có thể sẽ xảy ra sự dịch chuyển các cơ sở, nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 cường quốc lớn là Trung Quốc và Hoa kỳ, thêm vào đó Vũ Hán, Trung Quốc còn là nơi mà đại dịch Covid-19 bùng phát. Bởi vậy, dự báo nhu cầu nguồn nguyên liệu qua sơ chế từ Việt Nam sẽ tăng. Các sản phẩm thủy sản tiện lợi, đã qua chế biến đóng gói có xu hướng được nhiều khách hàng trên khắp thế giới tiêu dùng. Tại Việt Nam, các ngành hàng phụ trợ như sản xuất thuốc, hóa chất thủy sản;
bao bì, vật tư, trang thiết bị cho nuôi trồng và đánh bắt, máy móc cho sản xuất - chế biến... có cơ hội phát triển, qua đó giúp các doanh nghiệp sản xuất thủy sản nước ta chủ động hơn.
Thứ tư, các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực và được đưa vào thực thi đã tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu của nước ta trong năm 2020. Đặc biệt, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu có hiệu lực vào tháng 8 năm 2020 đã giúp thủy sản nước ta tăng trưởng liên tục. Từ tháng 9, XK các sản phẩm thủy sản sang thị trường EU hồi phục nhanh chóng từ tháng 9 với mức tăng từ 19% đến 30%. Đưa tổng xuất khẩu thủy sản sang các nước Liên minh châu Âu trong năm 2020 đạt 958 triệu USD. Mặc dù giá trị này so với năm 2019 đã có sự sụt giảm, tuy nhiên trong bối cảnh mà tất cả các nền kinh tế và hoạt động thương mại quốc tế đều chịu thiệt hại từ dịch Covid thì đây lại là một kết quả được đánh giá khá khả quan.
2.2.2. Thách thức
Việt Nam là nước có mức lạm dụng rất cao về dùng hóa chất và chất kháng sinh, thường cao hơn mức cần thiết 20-25%, thêm vào đó ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh và kỹ thuật còn thấp. Vậy nên, tỷ lệ hàng Việt Nam bị trả lại bởi các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản vào loại cao nhất. Các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn trên thế giới đều có những yêu cầu khắt khe về truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng, đặc biệt là EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn. Chính vì thế trong những năm gần đây, công nghệ truy xuất nguồn gốc, xuất xứ nổi lên rất nhiều, hàng trăm nhà cung cấp riêng lẻ hệ thống này. Điều nay đã gây khó khăn cho hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam vì phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nhà nhập khẩu.
Nuôi trồng thủy sản đang làm ô nhiễm nguồn nước ngày một nghiêm trọng. Trong khai thác đánh bắt, chúng ta gia tăng sản lượng rất mạnh, làm tăng nguy cơ cạn kiệt nguồn hải sản tự nhiên. Trong khi sản lượng đánh bắt của thế giới, kể cả Trung Quốc, cơ bản không tăng thì Việt Nam tăng trên 60% trong 10 năm qua.
Theo VASEP, đại dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chung mà nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng chịu ảnh hưởng không hề nhỏ , đặc biệt là trong hoạt động sản xuất và XK thủy sản trong 2 quý đầu năm 2020. Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2020, XK thủy sản của Việt Nam đạt gần 2,23 tỷ USD, giảm -8% so
42
với cùng kỳ năm trước. Ảnh hưởng từ dịch Covid khiến cho chuỗi cung ứng nguyên liệu và cung ứng thành phẩm bị gián đoạn, lưu chuyển hàng hóa trong bối cảnh này thường xuyên bị ứ đọng, các doanh nghiệp không lưu động được dòng tiền, đồng thời còn chịu áp lực trong trách nhiệm với xã hội, với đội ngũ nhân lực khiến cho doanh nghiệp phải chịu nhiều thách thức. Những thị trường lớn nhập khẩu bị tác động giảm nhiều nhất gồm Trung Quốc (-11%), EU (-18%), Hàn Quốc (-8%) và ASEAN (- 10%). Trong đó, cá tra là mặt hàng xuất khẩu chịu nhiều ảnh hướng nhất giảm lên tới trên - 27%, mực-bạch tuộc giảm -20%, cá ngừ giảm - 16% trong khi tôm xuất khẩu cũng tụt giảm mạnh, xuống mức tăng chỉ còn xấp xỉ 2,9%...
Dịch bệnh Covid-19 xảy ra đã chỉ ra một khuyết điểm rất lớn không chỉ đối với ngành thủy sản mà cả ngành nông sản cũng vậy, đó là việc sau khi thu hoạch thì giải quyết các quá trình tiếp theo như thế nào, bởi không phải chỉ cần thu hoạch là kết thúc chuỗi cung ứng. Do tình hình dịch bệnh mà hàng hóa không thể XNK được, không thể di chuyển chỉ có thể chờ đến lượt thông quan, tuy nhiên thủy sản là mặt hàng cần được giữ ở nhiệt độ thích hợp mà tại đó thiếu các kho lưu trữ, bảo quản để hỗ trợ. Các cơ chế, chính sách hiện có chưa tạo điều kiện thúc đẩy DN đầu tư vào lĩnh vực này. Dịch Covid bùng phát, lây lan trên diện rộng gây tác động không nh đến thị trường tiêu thụ và giá cả sản phẩm thủy sản. Ở trong nước, người dân cũng hạn chế tiêu thụ, ở các thị trường khác, đặc biệt là Trung Quốc - nơi bắt đầu bùng phát dịch bệnh, Chính phủ các nước này cũng giảm bớt nhập khẩu hàng hóa để phòng ngừa sự lây lan từ dịch bệnh. Cung tăng cầu giảm dẫn đến so với trước đây, giá của mặt hàng thủy sản giảm, hoạt động đánh bắt khai thác nguồn lợi thủy sản cũng gặp không ít khó khăn.
Người dân nuôi trồng và đánh bắt thủy sản chưa có nhận thức cao về việc bảo vệ nguồn lợi, cũng như bảo vệ hệ sinh thái biển. Ngư dân vẫn tiếp tục đánh bắt cá bằng các dụng cụ không có tính bền vững như các chất gây kích nổ, chích điện, lưới mắt nhỏ , “lọc nước lấy cá”, đánh bắt các đàn cá con, đánh bắt ở vùng biển ven bờ, thủy nội, trong các khu bảo tồn biển.