CHƯƠNG 1 : TỔNG QUANVỀ CHUỖI CUNG ỨNG XANH
1.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng xanh
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng và vai trò của quản lý chuỗi cung ứng xanh
Chuỗi cung ứng xanh về cơ bản là chuỗi sản phẩm đảm bảo được hai phương châm và ba tiêu chí hay được gọi tắt là Mô hình 2E-3R Trong đó, hai phương châm là: Hiệu quả (Efficiency): Giảm đầu vào (tiết kiệm tài nguyên đầu vào và tiết kiệm năng lượng); Thân thiện môi trường trong cả chuỗi sản phẩm (Environment-friendly chain). Ba tiêu chí là: Thực hiện sử dụng lại phế phẩm (Reuse) trong sản xuất và lưu thông phân phối; Tái chế rác thải trong sản xuất và lưu thông phân phối (Recycling); Giảm phát thải khí nhà kính và giảm ô nhiễm môi trường (Reduction) trong sản xuất và lưu thông phân phối. Một số các yếu tố có thể ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng xanh. Tùy thuộc vào từng trường hợp, các yếu tố này có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực ở các mức độ khác nhau đến sự hình thành và phát triển của chuỗi cung ứng xanh. Các yếu tố đó bao gồm:
Yếu tố tài chính: Công nghệ thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng đòi hỏi lượng đầu tư khá lớn, vì thế không phải doanh nghiệp nào cũng đủ vốn nên nếu các doanh nghiệp sản xuất không có đủ vốn hoặc không thể tiếp cận đến vốn từ các nguồn bên ngoài thì DN rất khó chuyển đổi sang công nghệ thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng mặc dù họ nhận thức được rằng các công nghệ mới sẽ đem lại lợi ích về lâu dài cho họ.
Các yếu tố thể chế, các quy định của cơ quan chức năng: các quy định và giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện chuyển đổi sản xuất sang chuỗi cung ứng xanh đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ như nhà nước ban hành các quy định liên quan đến tiêu chuẩn môi trường trong hoạt động sản xuất, dán nhãn sinh thái đối với sản phẩm,... Tuy nhiên, việc ban hành các quy định vẫn chưa thể dạt được hiệu quả tốt nếu không có sự giám sát. Trên thực tế không thiếu những trường hợp quy định về đảm bảo môi trường và tiết kiệm năng lượng được đưa ra nhưng lại không có phương tiện giám sát và các biện pháp chế tài hợp lý, vì thế các công ty sản xuất không có động lực để giảm thiểu ô nhiễm môi trường hay tiết kiệm năng lượng bằng các cải tiến công nghệ, trang thiết bị sản xuất phù hợp.
Quy mô thị trường: Khi một doanh nghiệp sản xuất có thị phần lớn, chi phí đầu tư vào cải tiến trang thiết bị máy móc thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng sẽ được dàn trải đều cho số lượng sản phẩm cung ứng, vì thế chi phí trung bình sẽ giảm và doanh nghiệp có động lực để đầu tư vào trang thiết bị hay qui trình sản xuất mới. Ngược lại, khi thị phần của một công ty hạn chế, chi phí đầu tư nhằm nâng cấp hay đổi mới trang thiết bị, máy móc, qui trình sản xuất sẽ trở nên tốn kém do đó doanh nghiệp sẽ giảm động lực để thay đổi công nghệ thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng.
Nguồn nhân lực: Muốn đổi mới hay cải tiến công nghệ nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng xanh, thì công nghệ mới đó phải phù hợp với trình độ của nhân viên công ty. Nếu trình độ của họ hạn chế thì việc cải tiến công nghệ nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường hay tiết kiệm năng lượng sẽ vượt quá năng lực của doanh nghiệp. Như vậy, khả năng chuyển đổi lên chuỗi cung ứng xanh phụ thuộc rất lớn vào trình độ và tay nghề của các kỹ sư và công nhân của doanh nghiệp.
Công nghệ: Để thực hiện được chuỗi cung ứng xanh theo hai phương châm và ba tiêu chí của mô hình 2E - 3R, yếu tố công nghệ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Chỉ có công nghệ theo hướng xanh, tiết kiệm tài nguyên và thân thiện môi trường mới đáp ứng được yêu cầu của mô hình này. Trong đó công nghệ tái chế làm giảm phát thải khí nhà kính và công nghệ xử lý chất thải rắn là công nghệ ở đẳng cấp cao, đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính đủ và phải có đội ngũ kỹ sư có thể vận hành các máy móc thiết bị. Tuy có những chuỗi sản phẩm không bao gồm đủ tất cả các tiêu chí trên vẫn có thể tạo nên các chuỗi được gọi là xanh, nhưng dù thế nào đi nữa, đảm bảo yếu tố về công nghệ gần như là điều kiện tiên quyết để thực hiện được chuỗi cung ứng xanh. Kèm với đó là năng lực trình độ của nguồn nhân lực để điều khiển và sử dụng công nghệ đó cũng như năng lực quản trị hệ thống có sự hiện diện của các công nghệ đó.
Quản trị: Thực hiện chuỗi cung ứng sản phẩm xanh là thực hiện một cách tiếp cận mới trong sản xuất và phân phối sản phẩm. Các nhà quản trị phải tìm cách để cân bằng giữa lợi nhuận với việc đảm bảo các yêu cầu về giảm khí thải, giảm tiêu hao năng lượng cũng như đảm bảo các yêu cầu về môi trường mới có vị trí ưu tiên. Vì vậy đòi hỏi trình độ quản trị của các nhà lãnh đạo các doanh nghiệp phải cao và phải có tầm nhìn phải xa hơn, hướng tới sự phát triển bền vững. Chuỗi cung ứng
23
xanh cũng đặt ra các vấn đề mới trong quản trị nhà nước. Giờ đây, các biện pháp quản lý, giám sát, đánh giá các dự án và doanh nghiệp sản xuất và phân phối sẽ phải được bổ sung nhiều khía cạnh hơn là thuần tuý các vấn đề kinh doanh và xã hội. Các khía cạnh về môi trường và văn hoá phải được chú ý nhiều hơn.
Hội nhập: Toàn cầu hóa ngày càng phát triển, vì vậy các chuẩn mực xanh hóa trong quy trình sản xuất và các sản phẩm của thị trường bên ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao năng lực công nghệ và năng lực quản trị của mình để có thể đáp ứng được yêu cầu của bên ngoài. Hội nhập tạo nên một giá trị văn hoá quốc tế trong doanh nghiệp, đặt ra yêu cầu cho doanh nghiệp muốn vươn ra thị trường thế giới phải tự nâng tầm doanh nghiệp lên đẳng cấp khu vực và quốc tế trong nội dung xanh hoá hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Thông tin - tuyên truyền: Chuỗi cung ứng xanh bao gồm rất nhiều công đoạn từ khâu thiết kế, lựa chọn nguyên vật liệu, sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ. Cùng với đó, chuỗi cung ứng xanh tác động đến rất nhiều tác nhân trong nền kinh tế như người dân, nhà sản xuất khác. Vì thế, việc thực hiện công tác thông tin - tuyên truyền để các nhà sản xuất, người dân và các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường và lãng phí năng lượng sẽ thay đổi động lực của các nhà sản xuất trong việc thay đổi, đổi mới hay cải tiến công nghệ.
Bởi vì những yêu cầu khắt khe, mà vai trò của chuỗi cung ứng xanh mang lại cũng không hề nh ỏ. Lý do rõ ràng nhất khiến quản lý chuỗi cung ứng quan trọng là môi trường. Cắt giảm lượng khí thải carbon và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên là vấn đề đối với tất cả mọi người. Bên cạnh những lợi ích về bảo vệ môi trường, quản lý chuỗi cung ứng xanh có thể cung cấp:
Giảm lãng phí: Hàng triệu tấn thực phẩm bị lãng phí trong chuỗi cung ứng
mỗi năm. Bằng cách nỗ lực giảm thiểu lãng phí đó thông qua cải tiến quản lý quy trình và áp dụng các chính sách tinh gọn, các nhà quản lý có thể loại b ỏ những tổn thất tốn kém làm giảm lợi nhuận ròng của họ.
Giảm chi phí vận chuyển: Các công ty thường cố gắng giảm trọng lượng
của các lô hàng cũng như rút ngắn các chuyến đi khi họ đang cố gắng giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Điều này dẫn đến chi phí vận tải thấp hơn, vì các chuyến đi sử dụng ít nhiên liệu hơn và xe tải giảm thiểu hao mòn.
Nâng cao tầm ảnh hưởng: 81% người tiêu dùng trên khắp thế giới tin rằng
các doanh nghiệp cần giúp cải thiện môi trường. Niềm tin này ảnh hưởng đến quyết định mua hàng và có thể gây tổn hại cho các công ty không áp dụng các thông lệ bền vững. Nó cũng ảnh hưởng đến ngay cả các doanh nghiệp không bán trực tiếp cho người tiêu dùng, vì các doanh nghiệp đang tìm cách giảm tác động đến môi trường của họ sẽ xem xét các chính sách của nhà cung cấp về các hoạt động kinh doanh bền vững.
Quản lý chuỗi cung ứng xanh mang lại nhiều lợi ích hơn so với tên gọi của nó, vì các nhà quản lý cũng thu được lợi nhuận từ việc cải thiện năng suất và giảm chi phí lợi nhuận. Cải thiện hiệu suất tài chính: Một điều có thể bị b ỏ qua khi nghĩ về các dịch vụ chuỗi cung ứng bền vững là chúng phần lớn được kết nối với việc giảm thiểu sự kém hiệu quả. Tiết kiệm vật liệu đóng gói, chi phí vận chuyển và thu lại giá trị từ các sản phẩm bị trả lại đều mang lại lợi ích rất rõ ràng cho lợi nhuận của doanh nghiệp. Hầu hết thời gian, sự khác biệt duy nhất trong sáng kiến xanh và tiết kiệm chi phí là chỉ số mà doanh nghiệp đo được. Việc giảm chi phí đóng gói thường dẫn đến việc tăng các loại bao bì có thể tái tạo. Nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp: Chủ động cho các chiến lược chuỗi cung ứng xanh sẽ kiếm được cổ tức trong cơ sở khách hàng của doanh nghiệp. Người tiêu dùng hiện đại ngày nay cũng là những người có ý thức về môi trường. Họ sẽ phản hồi tốt khi biết rằng một công ty đang nỗ lực để trở nên xanh và làm phần việc của mình để giúp đỡ môi trường. Công ty có thể thử và bán góc này bằng cách đưa ra các báo cáo về lượng nguyên liệu hoặc nhiên liệu đã được tiết kiệm hoặc lượng khí thải đã được giảm. Nếu doanh nghiệp biết cách đối thủ cạnh tranh của mình xử lý các hoạt động của họ, thậm chí có thể đưa ra các so sánh trực tiếp.
25
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Qua tìm hiểu và phân tích chương 1, ta thấy được một cách tổng quát về khái niệm chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng xanh, các thành phần của một chuỗi cung ứng đơn giản và đặc biệt hiểu rõ được mô hình chuỗi cung ứng xanh. Bên cạnh đó, ta thấy được ý nghĩa, vai trò quan trọng của chuỗi cung ứng xanh đối với nền kinh tế đang ngày càng phát triển, với môi trường xanh nói chung và với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Từ lý thuyết tổng quan đưa ra, có thể làm cơ sở để phân tích, làm rõ hơn về thực trạng trong ngành thủy sản tại Việt Nam khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh ở chương 2 trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là khi đại dịch Covid ngày càng diễn biến phức tạp.
Nước XK Năm 2019 (tỷ usd) Năm 2020 (tỷ usd) Tăng/ giảm (%) Trung Quốc 199 183 -8% Na Uy 117 108 -8% Việt Nam 858 841 -2% CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHUỖI CUNG ỨNG XANH TRONG NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM