Kiến nghị đối với chính phủ

Một phần của tài liệu 091 chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 87)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUANVỀ CHUỖI CUNG ỨNG XANH

3.4. Kiến nghị đối với chính phủ

Thủy sản là một ngành mang lại lợi nhuận cao cho quốc gia, tuy nhiên hoạt động của thị trường thủy sản vẫn chưa liên kết theo một chuỗi thống nhất, giá thành sản phẩm lên xuống thất thường, và đặc biệt trên nhiều thị trường tiêu dùng chất lượng sản phẩm thủy sản của Việt Nam không tạo được sự tin tưởng cho khách hàng tiêu dùng. Bởi số lượng thủy sản XK của Việt Nam bị trả về khá nhiều trong các năm trở lại đây, đặc biệt là thị trường EU do khai thác bất hợp pháp và không cung cấp được nguồn gốc thủy sản. Do vậy, chính phủ, các cơ quan quản lý ban ngành cần có những biện pháp khắc phục để hạn chế tình hình này:

Chính Phủ nên tiếp tục tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng xanh hóa, phát triển bền vững: Tùy theo từng vùng, từng địa phương mà có phương án tái cơ cấu khác nhau, phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường nước. Tái cơ cấu ngành thủy sản phải gắn với sản xuất theo chuỗi giá trị từ cung cấp đầu vào như giống, thức ăn thủy sản đến nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu, tiêu thụ nhằm tối thiểu chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Thay vì khai thác, nuôi trồng theo thói quen, truyền thống thì chuyển sang nuôi trồng, khai thác áp dụng công nghệ hiện đại. Cùng với việc tái cấu trúc ngành thủy sản, cũng phải đảm bảo gắn liền với bảo vệ hệ sinh thái biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, hiện đại hóa tàu thuyền, trang thiết bị, bảo đảm nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản.

Các Bộ ban ngành, các địa phương cần lên chiến lược thực hiện quy hoạch cho từng năm và kế hoạch 5 năm. Nhận định rõ cơ cấu nguồn vốn cần có để đầu tư thực hiện các quy hoạch. Cùng với đó cũng xác định nhiệm vụ nào ưu tiên thực hiện trước, dự án nào cần được ưu tiên để đầu tư vốn phát triển nhất. Các dự án đầu tư cơ

sở hạ tầng cấp thiết (cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh bão lũ...) thì nên ưu tiên vốn ngân sách NN xấy dựng trước, và đặc biệt là tập trung cho khu vực thủy sản phát triển như ĐBSCL, Nam bộ và duyên hải.. Nhà nước cần có các cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức tập trung vào phát triển lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu. Giúp đỡ một phần chi phí đảm bảo các hoạt động của các thành viên tham gia vào chuỗi cung ứng thủy sản.

Rà soát xem cần sửa đổi, bổ sung, xây dựng chính sách mới để hỗ trợ phát triển ngành thủy sản. Cần có những chủ trương phát triển, hỗ trợ các hộ nuôi về chi phí, kỹ thuật, lên kế hoạch đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Đa dạng hóa sản phẩm là yếu tố cơ bản để DN có thể giảm thiểu rủi ro, tiếp tục thâm nhập sâu hơn vào các thị trường xuất khẩu và kinh doanh bền vững. Thực hiện theo quyết định mới nhất của Chính phủ quyết định 339/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản theo định hướng thị trường, thân thiện môi trường, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, an sinh xã hội. Phát triển thủy sản gắn với nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, xây dựng nông thôn mới; kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên các vùng biển đảo của Tổ quốc.”

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm mở rộng thị trường cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam; mặc dù EVFTA đã bắt đầu có hiệu lực, tuy nhiên nhu cầu và sở thích của khách hàng tiêu dùng trên thị trường toàn cầu luôn luôn thay đổi, vì vậy Chính phủ cũng cần phải có các giải pháp cụ thể để ứng phó với sự thay đổi của thị trường như quy định của Liên minh châu Âu. Đồng thời trong việc phân định vùng biển, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và hợp tác đánh cá với các quốc gia trong khu vực và các vùng đại dương. Huy động nguồn lực để trang bị hợp tác khoa học cho các hoạt động tập trung lĩnh vực thủy sản.

Cần giải quyết dứt điểm tình trạng đánh bắt cá trái phép. Hiện nay vẫn còn tình trạng ở các địa phương có tàu cá của ngư dân vi phạm, bị nước ngoài bắt giữ về việc đánh bắt cá trái phép tại ở vùng biển không thuộc địa phận của nước ta.

62

Đầu tư hơn cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất giống, công nghệ nuôi, bảo quản, chế biến. Chính phủ cần tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm và đảm bảo vệ sinh môi trường trên toàn bộ chuỗi cung ứng từ con giống, thức ăn, chăn nuôi, đến khâu chế biến và xuất khẩu. Việc áp dụng tem truy suất nguồn gốc, tem chống giả trên các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường là rất cần thiết, vậy nên cần phải kiểm soát chặt chẽ vấn đề này để không có nhiều hàng hóa bị trả về, nâng cao cũng như kéo dài chuỗi giá trị sản xuất, tạo thành được chuỗi giá trị khép kín. Các cơ quan, ban ngành cũng cần tăng cường kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh trong sản phẩm trên cơ sở chủ động sẽ giúp hạn chế được sự thay đổi các quy định đến hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng thủy sản.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Ở chương 3 này, tác giả đưa ra những định hướng phát triển chuỗi cung xanh theo Quyết định 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và đánh giá tiềm năng của ngành khi áp dụng xanh hóa thủy sản đối với các hộ nuôi trồng, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Đồng thời, đưa ra những kiến nghị đối với chính phủ, các đề xuất về giải pháp đối với các doanh nghiệp giúp ngành thủy sản Việt Nam hoạt động lâu dài, phát triển lớn mạnh trên các thị trường quốc tế.

64 KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu tìm hiểu và phân tích đề tài “Chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, em đã rút ra được các kết luận sau:

Đầu tiên, có thể khẳng định rằng ngành thủy sản của nước ta đang ngày càng phát triển và là ngành kinh tế trọng điểm đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, hoạt động khai thác, đánh bắt và nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam còn đang vướng nhiều thách thức về đảm bảo chất lượng của tiêu chuẩn ở một số thị trường như EU, Mỹ, Úc... Đây cũng là lúc mà ngành thủy sản VN cần chuyển đổi cơ cấu hoạt động sang chuỗi cung ứng xanh, bền vững thay vì chỉ đơn giản là một quy trình chuỗi cung ứng thông thường.

Tiếp theo, trong bài nghiên cứu của mình, em đã làm rõ được tình hình khai thác, nuôi trồng và xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 đến hết tháng 2 năm 2021. Bên cạnh đó, trong bối cảnh đặc biệt là dịch bệnh Covid đang diễn biến phức tạp thì xuất khẩu thủy sản sang các thị trường cũng gặp không ít những khó khăn khi hàng tồn không xuất đi được và thiếu hệ thống kho lạnh để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có những biện pháp ứng phó kịp thời và giải pháp mà tác giả đề xuất đối với việc phát triển bền vững lâu dài ở đây là xây dựng một chuỗi cung ứng lạnh, có sự liên kết kín giữa các thành phần tham gia trong chuỗi bắt đầu từ khâu cung cấp giống đầu vào cho đến khâu cuối cùng là đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

Cuối cùng, dựa trên thực trạng phân tích chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại Việt Nam, định hướng phát triển thủy sản bền vững, thân thiện với môi trường của Đảng và nhà nước theo quyết định 339, tác giả đánh giá được tiềm năng khi áp dụng xanh hóa chuỗi cung ứng thủy sản. Qua đó, đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, đề xuất các giải pháp đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để đảm bảo phát triển thủy sản theo hướng xanh bền vững, đáp ứng với yêu cầu đang ngày một cao của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, đây là một đề tài rộng và còn nhiều mối quan tâm phức tạp chưa thể khai thác hết được như vấn đề thực trạng áp dụng xanh hóa chuỗi cung ứng tại các tổ

chức chưa có tính định lượng, dịch Covid có thể còn kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến các DN nên việc chuyển đổi mô hình sẽ còn gặp nhiều khó khăn không thể dự đoán trước được.

66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TIẾNG ANH

1. Noor Aslinda Abu Seman, Norhayati Zakuan, Ahmad Jusoh and Mohd Shoki Md Arif (2012), Green supply chain management: A review and research direction, Universiti Tun Hussein Onn Malaysia, Malaysia

2. Bahareh Abbasi , Hasan Farsijani và Abbas Raad (2016), Investigating the Effect of Supply Chain Management on Sustainable Perfprmance Focusing on Environmental Collaboration, Abbas Raad, Department of industrial management, faculty of management and accounting, Shahid Beheshti University, Tehran, Iran. Published by Canadian Center of Science and Education 3. Sasan Torabzadeh Khorasani (2017), The development of a green supply chain dual-objective facility by considering different levels of uncertainty, Texas A&M University-Commerce, US

4. Bulent Sezen, Sibel Yildiz Cankaya (2016), Green Supply Chain Management Theory and Practices, Operations and Service Management (pp.92-114)

B. TIẾNG VIỆT

1. Mai Diệu Linh (2015), Chuỗi cung ứng xanh của Walmart và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp, Thương mại quốc tế - Trường Đại học Ngoại Thương

2. Nguyễn Thị Yến (2016), Chuỗi cung ứng xanh thủy sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế và hội nhập ngày 25/8/2016, trang 35-44

3. Vũ Bích Hường (2018), Cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp, Khoa Kinh doanh quốc tế, Học viện ngân hàng

4. Nguyễn Thị Thu Uyên (2019), Phát triển xuất khẩu thủy sản của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, khóa luận tốt nghiệp, Khoa kinh doanh quốc tế, HVNH 5. Khoa Quản trị kinh doanh, Học viện Ngân hàng, Slide bài học Quản trị chuỗi cung ứng quốc tế

6. Khoa kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàng (2016), Giáo trình Chính sách thương mại quốc tế

7. Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định 339/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

C. CÁC WEBSITE

1. Bộ Công thương, Bản tin thị trường Nông, lâm, thủy sản số ra ngày 31/12/2020, truy cập ngày 10/4

https://www.moit.gov.vn/

2. VASEP, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Covid - 19: Cơ hội và thách thức cho ngành thủy sản Việt Nam, truy cập ngày 10/4

http://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/tin-tong-hop/xuat-nhap-khau/covid- 19-co-hoi-va-thach-thuc-cho-nganh-thuy-san-viet-nam-10080.html

3. VASEP, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam, truy cập ngày 13/4

http://vasep.com.vn/gioi-thieu/tong-quan-nganh

4. VASEP, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản năm 2020, truy cập ngày 17/4

http://vasep.com.vn/tieu-diem/5-su-kien-noi-bat-cua-nganh-thuy-san-viet-nam- nam-2020-20996.html

5. FAO, Tổ chức Nông Nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc, The State of World Fisheries and Aquaculture 2020, truy cập ngày 20/4

http://www.fao.org/state-of-fisheries-aquaculture

6. Tạp chí Tài chính, Tác động của chuỗi cung ứng xanh đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, truy cập ngày 25/4

https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tac-dong-cua-chuoi-cung-ung- xanh-den-ket-qua-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep-nho-va-vua-o-viet-nam- 330870.html

7. Tạp chí tài chính, Phát triển bền vững thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, truy cập ngày 25/4

https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/phat-trien-ben-vung-thuy-san- xuat-khau-cua-viet-nam-129833.html

8. Báo đầu tư, Thủy sản Việt Nam chưa có chiến lược phát triển dài hạn mang tính bền vững, truy cập ngày 27/4

68

https://baodautu.vn/thuy-san-viet-nam-chua-co-chien-luoc-phat-trien-dai-han- mang-tinh-ben-vung-d135271.html

Tổng cục Thủy sản (https://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/) 10. Tổng cục thống kê (https://www.gso.gov.vn/)

Turnitin Báo cáo Độc sáng

Đã xử lý vào: 23-thg 5-2021 01:26 +07ID: 1582913364 Dem Chữ: 18232

Tương đong theo Nguon

Check KLTN Bởi Ngô Hằng Chỉ số Tương

đồng Internet Sources: 22%

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Hà Nội, ngày.. ..tháng.. .năm 2021 Giảng viên hướng dẫn GS.TS Nguyễn Văn Tiến

21% Ấn phẩm xuất bản: 24% Bài của Học Sinh: 13%

2% match (Internet từ 01-thg 12-2020)

https://www.ctu.edu.vn/images/upload/TT36/2020/Bieu 18 E.pdf 1% match (ấn phẩm)

VNUA

1% match (bài của học sinh từ 09-thg 5-2019) Submitted to Banking Academy on 2019-05-09 1% match (Internet từ 15-thg 5-2021)

https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/co-hoi-va-thach-thuc-cua-chuoi- cung- ung -thuy-san-viet-nam-trong-boi-canh-dai-dich-covid19-333106.html 1% match (Internet từ 11-thg 3-2021)

https://congthuong.vn/xuat-khau-thuy-san-dong-luc-lon-tu-evfta-147630.html 1% match (Submitted to Thuong Mai University)

Submitted to Thuong Mai University 1% match (Internet từ 03-thg 8-2019)

http://vietnamexport.com/dien-bien-thi-truong-thuy-san-the-gioi/vn2530425.html 1% match (Internet từ 30-thg 7-2014)

http://tongcucthuysan.gov.vn/du-thao-van-ban-phap-luat/lay-y-kien-gop-y-du-thao- quy-hoach-tong-the-phat-trien-nganh-thuy-san-111en-nam-2020-tam-nhin-

2030/at download/attachment file 1% match (Internet từ 20-thg 11-2020) http://vasep.com.vn/1192/OneContent/tong-quan- nganh.htm 1% match (Internet từ 05-thg 2-2021) https://finance.vietstock.vn/downloadedoc/7566 1% match (Internet từ 03-thg 6-2014) http://probity.com.vn/news/detail/-12-.html < 1% match (ấn phẩm) VNUA

Nội dung đã chỉnh sửa của sinh viên

Ghi chú (ghi rõ vị trí chỉnh

sửa: dòng, mục, _________trang)_________

Vai trò của chuỗi cung ứng thay vì vai trò quản lý chuỗi cung ứng_______________

Đôi tên đề mục 1.1.4 thành Vai trò của chuỗi cung ứng

Dòng 10, mục 1.1.4, trang 13

Thay đôi vị trí 2.2 cơ hội thách thức, 2.3 thực trạng, 2.4 đánh giá thực trạng_________ Đôi vị trí mục 2.2 và 2.3 cho nhau Dòng 3, mục 2.2 trang 40 Dòng 27, mục 2.3 trang 42

3.3 Giải pháp cho Doanh nghiệp

Đôi tên mục 3.3 thành Giải pháp

cho Doanh nghiệp phát triển ngành thủy sản tại Việt Nam_____________________

Dòng 26, mục 3.3 trang 55

3.4 Kiến nghị với chính phủ: Phải ghi rõ từng giải pháp có cơ sở là gì và nội

dung gp ra sao_______________

Bô sung mục 3.4 Kiến nghị

đối với Chính phủ Mục 3.4 trang 59

Bô sung nguồn của các bảng biểu còn bị sót

Bô sung nguồn của hình 1.1, 1.2, 2.1, 3.1 Hình 1.1 trang 9; Hình 1.2 trang 17 mục 1.1 Hình 2.1 trang 32 mục 2.1.2 Hình 3.1 trang 59 mục 3.3 71 < 1% match (ấn phẩm) VNUA < 1% match (ấn phẩm) https://www.turnitin.com/newreport_printview.asp?eq=1&eb=1&esm=30&oid=1582913364&sid=0&n=0&m=2&svr=48&r=26.47 9783140776526&lang=vi 1/23 72

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1. Họ và tên sinh viên: Ngô Thị Hằng

2. Mã sinh viên: 20A4050116

3. Lớp: K20KDQTB Ngành: Kinh doanh quốc tế 4. Tên đề tài: Chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại Việt Nam -

Thực trạng và giải pháp

5. Các nội dung đã hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng:

6. Kiến nghị khác (nếu có):

Hà Nội, ngày.... tháng .... năm

Giảng viên hướng dẫn (Ký

ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên)Sinh viên

Một phần của tài liệu 091 chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w